8. Kết cấu luận văn:
3.2.5.2. Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay
Agribank Ninh Thuận với mục tiêu hoạt động cho “tam nông”, Chi nhánh tiếp tục phát huy những sản phẩm thuộc thế mạnh của mình như cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân, cho vay theo hạn mức tín dụng đối với cá nhân sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ, cho vay theo Nghị định 55,… và chú trọng hơn nữa các sản phẩm phục vụ mục đích tiêu dùng.
Hiện nay các sản phẩm cho vay KHCN phục vụ mục đích tiêu dùng như cho vay mua nhà, xây, sửa chữa nhà; mua phương tiện đi lại, mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình; phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, thấu chi hiện đang chiếm tỷ lệ thấp trong tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN của Chi nhánh, chưa tương xứng với tiềm năng thị trường và quy mô mạng lưới của Chi nhánh. Do một số hạn chế nhất định, cụ thể như sản phẩm cho vay mua phương tiện đi lại (ô tô) cũng là một sản phẩm rất phù hợp trong giai đoạn hiện nay, Agribank Ninh Thuận nên nới lỏng quy định về tài sản thế chấp, cấp tín dụng cho khách hàng với tài sản đảm bảo là chính chiếc ô tô khách hàng mua. Để đảm bảo an toàn vốn vay Chi nhánh có thể yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm vật chất cho xe tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC). Như vậy Agribank Ninh Thuận vừa mở rộng được cho vay KHCN, vừa bán chéo được sản phẩm bảo hiểm giúp gia tăng hoa hồng cho Chi nhánh.
Do vậy trong thời gian tới Chi nhánh cần quan tâm thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa về thị trường hơn 611 nghìn người (Nguyễn Văn Hương 2019, trang 65) đầy tiềm năng này vì trên thực tế qua khảo sát cán bộ tín dụng tại Chi nhánh được biết nhu cầu của KHCN vay tiêu dùng ngày càng tăng do số lượng người dân và mức sống dần được nâng cao. Vì vậy Agribank Ninh Thuận cần phân tích những khó khăn, vướng mắc, phản hồi từ khách hàng với Hội sở Agribank những điểm thiếu cạnh tranh của những sản phẩm phục vụ mục đích tiêu dùng trên so với các NHTM trên địa bàn để xin cơ chế, hoặc đề xuất cải tiến, nâng cấp sản phẩm, giúp Chi nhánh có thể cạnh tranh mở rộng số lượng KHCN.
3.2.6. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát rủi ro
Định hướng mở rộng cho vay KHCN của Agribank Ninh Thuận là mở rộng cho vay KHCN nhưng phải đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, giảm thiểu được rủi ro và mang lại hiệu quả trong hoạt động. Để đạt được điều đó, trong thời gian tới, Chi nhánh cần tiếp tục triển khai một số giải pháp như sau:
- Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay KHCN: Bằng cách không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ thuật phân tích và trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên sâu về các ngành kinh tế chủ lực mà Chi nhánh đầu tư nguồn vốn cho cán bộ thẩm định nhằm hạn chế phát sinh nợ nhóm 2 và cũng là mối nguy cơ chuyển thành nợ xấu.
Bên cạnh đó, Chi nhánh cần phải nắm bắt được diễn biến kinh tế vĩ mô, sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, đặc biệt là sự thay đổi hàng ngày giá cả các mặt hàng chủ lực trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận như giá mỳ, nho, táo, hành, tỏi, … có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN và thường xuyên cập nhật trên trang Website nội bộ của Agribank Ninh Thuận, làm căn cứ để cán bộ thẩm định tham khảo, phục vụ cho công tác thẩm định các phương án vay của KHCN.
Chi nhánh cần có văn bản cảnh báo rủi ro đối với những lĩnh vực, ngành nghề cần kiểm soát chặt chẽ như đối với những KHCN vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nông sản phổ biến trên địa bàn, khâu thẩm định phải kỹ đảm bảo khách hàng có kho bãi, nếu thuê kho phải có xác nhận thuê kho, kiểm tra thực tế hàng hóa trong kho… đảm bảo khách hàng có kinh doanh thực sự.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ khâu thẩm định đảm bảo tuân thủ đúng quy trình, quy chế của NHNN nói chung và Agribank nói riêng, kịp thời phát hiện sai sót, vướng mắc, quy trách nhiệm cụ thể đến từng cán bộ thẩm định, cán bộ quản lý đồng thời đưa ra các biện pháp khắc phục góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định.
- Đa dạng hóa các mục đích cho vay và đa dạng hóa đối tượng KHCN đảm bảo mọi thành phần kinh tế đều có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay của Chi nhánh, tăng tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN phục vụ mục đích tiêu dùng, không tập trung dư nợ cho vay KHCN quá nhiều vào mục đích vay phục vụ hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm phân tán rủi ro.
- Khuyến khích KHCN vay vốn phục vụ mục đích phát triển nông nghiệp, nông thôn tham gia mua bảo hiểm nông nghiệp nhằm giảm thiểu những tổn thất trong nông nghiệp do nguyên nhân khách quan như thiên tai, hạn hán, lũ lụt làm ảnh hưởng đến năng suất, nguồn thu nhập để trả nợ cho ngân hàng.
- Agribank Ninh Thuận cần quản lý chặt chẽ hơn những đơn vị trực thuộc có tỷ lệ nợ xấu cao, quản lý đến từng cán bộ tín dụng có nợ xấu cao, quy trách nhiệm rõ ràng khi có hậu quả xấu phát sinh, đồng thời chỉ đạo những chi nhánh này phải xây dựng phương án xử lý nợ xấu, có kế hoạch, chương trình cụ thể đến từng nhóm nợ để xử lý nhanh, xử lý mạnh và có hiệu quả, đồng thời không khuyến khích tăng trưởng dư nợ nhằm tập trung xử lý thu hồi nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng.
- Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát và nâng cao chất lượng đối với công tác này tại Chi nhánh. Thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra theo chuyên đề tại các chi nhánh loại 2 và phòng giao dịch trực thuộc nhằm phát hiện kịp thời các sai sót, vướng mắc để xử lý phù hợp, hạn chế thấp nhất các sai phạm trong hoạt động cho vay KHCN chỉ được phát hiện qua hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN Chi nhánh tỉnh và đề cao trách nhiệm của cán bộ kiểm tra, hạn chế tình trạng kiểm tra chiếu lệ, sơ sài, bỏ qua sai sót.
3.2.7. Hoàn thiện cơ sở vật chất, công nghệ thông tin
Agribank cần mở rộng kết nối thanh toán với các công ty đối tác trên nền tảng công nghệ cao, cung cấp khả năng thanh toán dịch vụ đa dạng tới khách hàng. Xây dựng, nâng cấp các hệ thống kết nối thanh toán đảm bảo tính mở cao, có thể hỗ trợ kết nối tới mọi đối tác có nền tảng CNTT khác nhau như Hệ thống thanh toán hóa đơn thực hiện triển khai kết nối mới cho các chi nhánh với các nhà cung cấp dịch vụ để cạnh tranh với các ngân hàng khác cung cấp dịch vụ thu hộ tiền điện, nước, học phí, cước viễn thông, ví điện tử, …; Hệ thống thu ngân sách nhà nước; Hệ thống kiều hối tập trung (dịch vụ Eurogiro, tích hợp các dịch vụ kiều hối, hệ thống quản lý khách hàng kiều hối);… đáp ứng tiện ích cho khách hàng cá nhân giảm thiểu thời gian chờ đợi, giúp xử lý giao dịch nhanh chóng và kịp thời hơn.
khác hàng VIP. Phối hợp với các đơn vị phụ trách theo các mảng nghiệp vụ thực hiện nâng cấp, mở rộng các tiện ích dịch vụ trên các hệ thống.
Xây dựng, sửa chữa chi nhánh, phòng giao dịch và bố trí quầy, bàn giao dịch theo đúng quy định của Agribank để đảm bảo phục vụ khách hàng tốt nhất, nâng cao uy tín cũng như thương hiệu Agribank tại địa phương.
Bố trí đủ số lượng quầy giao dịch, triển khai phòng/quầy khách hàng VIP. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh việc sắp xếp bố trí nơi giao dịch, đón tiếp, hướng dẫn khách hàng, thực hiện văn hóa Agribank trong giao dịch với khách hàng tại từng điểm giao dịch, tăng cường kỷ luật đối với vi phạm trong giao dịch với khách hàng.
3.2.8. Gia tăng nguồn vốn huy động
Chất lượng, kỳ hạn, chi phí nguồn vốn huy động là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng hoạt động cho vay KHCN tại Agribank Ninh Thuận, chính vì vậy Chi nhánh cần phải đa dạng hóa các hình thức huy động nhằm thu hút nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Trong thời gian tới Agribank Ninh Thuận cần tập trung đẩy mạnh các biện pháp thu hút nguồn vốn sau:
Thứ nhất, Chi nhánh cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, tư vấn cho khách hàng tiện ích của từng loại sản phẩm huy động hiện có để khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với nguồn tiền nhàn rỗi của mình. Ngoài ra Chi nhánh cần tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tiết kiệm như: Gửi tiền góp hàng kỳ hoặc bất kỳ khi nào khách hàng có, tiết kiệm linh hoạt…, như vậy sẽ thu hút được nguồn tiền gửi tích lũy của người dân từ số tiền nhỏ nhất đến số tiền lớn nhất
Thứ hai, Phân khúc thị trường để đưa ra các sản phẩm thích hợp. Ở khu vực đô thị, Chi nhánh cần đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử: E-Mobile Banking, Internetbanking, ATM, CDM … khuyến khích khách hàng tham gia các giao dịch trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian vì khu vực này dân số có trình độ tương đối cao, khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại tốt, thuận lợi cho việc khách hàng thực hiện gửi tiền có kỳ hạn online thay gửi sổ tiết kiệm tại quầy giao dịch. Còn ở khu vực nông thôn, thông qua mối quan hệ với chính quyền địa phương tại các thôn, xã, đội ngũ cán bộ nhân viên Agribank Ninh Thuận sẽ nắm danh sách
những hộ gia đình, cá nhân có cơ sở sản xuất và nguồn thu ổn định, từ đó từng bước tiếp cận, chăm sóc và giới thiệu các sản phẩm huy động của Ngân hàng, trực tiếp khai thác tối đa nguồn tiền nhàn rỗi từ các hộ nông dân để gửi tiết kiệm tại Chi nhánh.
Thứ ba, có kế hoạch nghiên cứu thị trường, nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng, cũng như cập nhật cách thức huy động của các ngân hàng trên địa bàn từ đó đưa ra những biện pháp giải quyết kịp thời, tăng cường khả năng cạnh tranh của Chi nhánh với các đối thủ cạnh tranh.
Thứ tư, Phát triển hoạt động thu chi tiền gửi tại nhà cho những khách hàng tiềm năng: Có số dư lớn, khách hàng truyền thống, người già, người không có điều kiện về sức khỏe không trực tiếp đến giao dịch tại ngân hàng …, giúp tiết kiệm thời gian, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho khách hàng khi vận chuyển số tiền lớn.
Thứ năm, tăng cường quan hệ ngoại giao với các Ban ngành, Ban quản lý dự án … để nắm thông tin giải tỏa, đền bù trên địa bàn, từ đó có kế hoạch tiếp cận, huy động nguồn vốn này từ khách hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần đẩy mạnh phát triển tài khoản cá nhân và tài khoản thanh toán qua Ngân hàng bằng cách tiếp cận các đơn vị để mở tài khoản chi lương qua thẻ ATM, đây là một nguồn vốn huy động tiền gửi không kỳ hạn với chi phí rẻ. Ngoài ra Chi nhánh cần tăng cường huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức sự nghiệp, xã hội, trường học…Trên cơ sở danh sách khách hàng mục tiêu, Chi nhánh xây dựng chương trình tiếp thị đa dạng, chủ động, phù hợp với chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Trong quá trinh thực hiện cần thường xuyên theo dõi, hàng kỳ phải đánh giá mặt làm được cũng như tồn tại, để tìm ra nguyên nhân nhằm khắc phục kịp thời.
Thứ sáu, Chi nhánh cần đưa ra các chính sách chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi thấp nhưng thường xuyên … như tặng quà hay áp dụng chính sách ưu đãi nhân dịp các ngày lễ lớn, ngày thành lập Chi nhánh … nhằm tri ân cũng như thể hiện sự quan tâm đến nhóm khách hàng này.
Thứ bảy, Chi nhánh nên áp dụng các chính sách khen thưởng, động viên kịp thời cho cán bộ nhân viên trong công tác huy động vốn tốt.
3.3. CÁC KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị đối với chính quyền địa phƣơng và các sở, ban, ngành
- Thường xuyên quan tâm chỉ đạo, phối hợp với các cấp, sở ngành địa phương đẩy mạnh thực hiện chính sách tín dụng, tháo gỡ khó khăn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55 để chuyển tải vốn tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đồng thời góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 09-NQ/TU và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, chú trọng các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh; nhanh chóng đưa ra các mô hình sản xuất quy mô lớn theo chuỗi để nâng cao hiệu quả đầu tư, làm cơ sở để ngân hàng tăng đầu tư vốn. Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân về thông tin thị trường, xúc tiến thương mại về hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm đối với sản phẩm nông nghiệp để chất lượng đời sống của người dân được nâng lên và yên tâm tham gia sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế địa phương.
- Đẩy nhanh tiến độ cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia hạn đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hết hạn giao đất; cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đối với nhà ở khu vực nông thôn để người dân yên tâm đầu tư phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thế chấp quyền sử dụng đất khi vay vốn. Đồng thời có văn bản hướng dẫn cụ thể về xác nhận diện tích đất đang sử dụng không có tranh chấp đối với các trường hợp khách hàng vay chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo tại địa phương: Hiện tại nhân lực đảm trách khâu đăng ký giao dịch đảm bảo tại các khu vực trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận còn ít so với số lượng các món vay càng lúc càng nhiều, khách hàng vay vốn phải chờ đợi rất lâu để đăng ký. Vì vậy, chính quyền địa phương cần nâng cấp hơn nữa về cơ sở vật chất, số lượng con người và năng lực của cán bộ để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng ngày càng gia tăng.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Ninh Thuận
- Kiến nghị NHNN Việt Nam sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN cho phù hợp với xu thế hiện nay, đặc biệt là các quy định về cho vay tiêu dùng dành cho KHCN.
- Làm đầu mối trong việc phối hợp giữa Cục Thi hành án với ngân hàng để thuận lợi trong việc xử lý nhanh chóng tài sản đảm bảo nhằm thu hồi vốn cho ngân hàng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khi xử lý tài sản bảo đảm do nợ xấu gây ra.
- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của các chi nhánh NHTM trên địa bàn và áp dụng chế tài xử phạt nghiêm minh các ngân hàng vi phạm quy định trong huy động, cho vay KHCN, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, không gây xáo trộn thị trường bằng những chiêu thức mồi chài khách hàng không chính thức, góp phần phát triển hoạt động cho vay KHCN của các NHTM trở nên an toàn, hiệu quả.
- NHNN cần nâng cấp, mở rộng hệ thống thông tin về khách hàng trực tuyến