9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ
Tại các nƣớc châu Phi và châu Mỹ Latinh có thành lập một quỹ đầu tƣ xã hội phi lợi nhuận - Root Capital - cung cấp vốn vay ƣu đãi và hƣớng dẫn cách thức quản lý tài chính cho SMEs, các hộ nông dân, hợp tác xã… ở khu vực nông thôn và miền núi, đồng thời hƣớng doanh nghiệp đến cách thức kinh doanh đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trƣờng. Thách thức chính trong việc đầu tƣ của Root Capital là những ngƣời đi vay thiếu các kỹ năng quản lý tài chính cần thiết để quản lý hiệu quả đồng vốn vay và tƣơng tác hiệu quả với khách hàng và các tổ chức tài chính. Các doanh nghiệp sản xuất ở nông thôn nói chung không quen thuộc với cách báo cáo, phân tích và giải thích thông tin tài chính về tài sản, công nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí và dòng tiền. Để giải quyết khó khăn này, Root Capital đã triển khai sáng kiến Năng lực Root vào đầu năm 2006. Năng lực Root sẽ bồi lấp khiếm khuyết trong hoạt động cho vay bằng cách đào tạo kỹ năng quản lý tài chính và quản lý doanh nghiệp hiệu quả cho các nhà quản lý DNVVN.
Do đó Chính phủ cần phát huy tác dụng của Quỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ bảo lãnh tín dụng DNVVN. Các chƣơng trình cho vay ƣu đãi của các tổ chức quốc tế nhƣ ADB, JICA (chƣơng trình SMEFP I, II và III), IFC... Chính phủ, NHNN tiếp tục ƣu đãi lãi suất tín dụng 5 lĩnh vực ƣu tiên (xuất nhập khẩu, Nông nghiệp-nông thôn, DNVVN, Công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao)
Chính phủ, bộ ngành, hiệp hội liên quan cũng sớm ban hành hƣớng dẫn Luật hỗ trợ DNNVV; theo đó, tập trung các khó khăn, vƣớng mắc của DNVVN hiện nay: Đẩy mạnh triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ đã ban hành (công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp - nông thôn…); Nâng cao năng lực triển khai tại địa phƣơng và bộ, ngành liên quan; Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ bảo lãnh DNVVN (phối hợp tốt hơn giữa Quỹ, NHTM, Hiệp hội, chính quyền địa phƣơng….); Quỹ hỗ trợ DNVVN; Xây dựng hệ thống thông tin thị trƣờng, sản phẩm, đối tác trợ giúp DNNVV; hệ thống thông tin DN; Đôn đốc quyết liệt cải thiện môi trƣờng kinh doanh-đầu tƣ (nhất là thủ tục thuế, hải quan, cấp phép, phá sản DN, kết cấu hạ tầng, dịch vụ logistics, hỗ trợ tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0...); Đẩy mạnh các chƣơng trình cụm liên kết ngành, liên kết vùng, liên kết 3 khối DN; Phát triển cân bằng thị trƣờng tài chính (nhất là thị trƣờng chứng khoán, trái phiếu, tài chính vi mô, quỹ đầu tƣ…); Tăng cƣờng vai trò Hiệp hội DNVVN, thúc đẩy gắn kết VINASMEs với các hiệp hội SMEs địa phƣơng; Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong phát triển, hỗ trợ DNVVN (khuôn khổ APEC, AEC...).
Đẩy mạnh việc sắp xếp lại các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp lớn là chỗ dựa cho DNVVN trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cƣờng sự gắn bó phối hợp với các doanh nghiệp lớn giúp kết hợp các lợi thế quy mô để làm năng động nền kinh tế.
Cần xây dựng cơ sở dữ liệu về DNVVN để các TCTD có thể truy cập và sử (tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận hàng năm, tình trạng hoạt động... ).
Chính phủ ban hành nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp sạch và dự kiến xây dựng gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao, các DNVVN cũng khó tiếp cận nguồn vốn này. Do đó, Chính phủ cần quy định rõ các hoạt động sản xuất nông nghiệp có gắn
với ứng dụng khoa học công nghệ đƣợc hƣởng lợi từ gói hỗ trợ này, vì nếu doanh nghiệp ứng dụng công nghệ càng cao nếu chứng minh đƣợc thì sẽ càng vay đƣợc nhiều tiền.
Phối hợp các Bộ, ngành, địa phƣơng trong triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ DNVVN đã đƣợc quy định trong Luật hỗ trợ DNVVN, đặc biệt là chính sách về bảo lãnh tín dụng cho DNVVN vay vốn TCTD.
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Là một chi nhánh ngân hàng của Agribank, thì hoạt động của Agribank Bạc Liêu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới hệ thống này. Chất lƣợng tín dụng của ngân hàng phụ thuộc không chỉ vào các yếu tố liên quan trực tiếp đến cấp ngân hàng, trực tiếp thuộc ngân hàng, mà còn có chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố khác liên quan đến cấp hệ thống. Để nâng cao chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh xin đƣa ra một số kiến nghị nhƣ sau:
- Về quy trình cho vay, mặc dù đã ban hành Quy định tín dụng đối với khách hàng trọng hệ thống Agribank, song cần ban hành những văn bản hƣớng dẫn cụ thể hơn nữa về thực hiện quy trình cho vay. Một số quy định cụ thể về quy trình áp dụng cho từng loại tín dụng ngắn hạn nhìn chung còn chƣa đầy đủ. Do hạn chế về tính minh bạch của thông tin khách hàng và năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng, nên để đảm bảo an toàn cho ngân hàng, quy trình cấp tín dụng ở một số ngân hàng vẫn còn cồng kềnh, phức tạp, quy trình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nhƣ cá nhân hầu nhƣ giống quy trình cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp lớn. Hạn chế nói trên gây lãng phí về nhân lực, tài lực của ngân hàng khi xử lý các khoản tín dụng.
- Về đảm bảo tiền vay, Agribank đã ban hành công văn hƣớng dẫn bổ sung thực hiện đảm bảo tiền vay, trong đó có quy định các nội dung cần thực hiện. Tuy nhiên, cần có sự hƣớng dẫn cụ thể hơn nữa, nhất là sự hỗ trợ về chuyên môn để thành lập Tổ thẩm định tài sản đảm bảo tại chi nhánh. Hiện nay, đây vẫn còn là một vấn đề chƣa giải quyết đƣợc ở Agribank
- Về nhân sự Agribank cũng cần thực hiện tốt hơn nữa chính sách về nhân sự: tuyển chọn, đào tạo cán bộ, khen thƣởng, kịp thời, rõ ràng. Cần tiếp tục thƣờng xuyên có chính sách đào tạo cán bộ qua các lớp tập huấn cấp Hệ thống, gửi cán bộ đi đào tạo
chuyên sâu, nghiên cứu các nghiệp vụ mới, công nghệ Ngân hàng hiện đại trên thế giới để tìm cách áp dụng vào Ngân hàng. Tuyển chọn nhân sự ngày càng trở nên quan trọng. Ngân hàng phải có chính sách tuyển chọn đúng đắn để từng bƣớc nâng cao trình độ đội ngũ đƣa Ngân hàng vƣơn đến tầm cao của các hoạt động và dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo.
- Về chƣơng trình hiện đại hoá Ngân hàng, đây là chƣơng trình mà Ngân hàng chủ động triển khai tích cực từ trƣớc đến nay, đã đƣa lại những kết quả nhất định. Trong thời gian tới, Agribank cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn, nhanh chóng áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động của mình, đồng thời, luôn tích cực cập nhật, học hỏi công nghệ mới, tạo điều kiện áp dụng nhanh chóng các công nghệ này ở các Ngân hàng chi nhánh.
- Về phát triển hợp tác quốc tế, Ngân hàng Agribank cần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác quốc tế để khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực bên ngoài, mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng tiền tệ quốc tế, từng bƣớc tiến gần đến các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động.
- Về hình ảnh và văn hoá doanh nghiệp, Agribank đã rất chủ động, tích cực, trong việc xây dựng thƣơng hiệu: “An toàn, chất lƣợng, hiệu quả, tăng trƣởng bền vững”. Việc củng cố, làm tôn vinh thƣơng hiệu này không chỉ trong tầm quốc gia mà còn ở tầm quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Agribank nói chung và hệ thống các chi nhánh nói riêng.
- Về việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn Basel II trên toàn hệ thống còn chậm so với lộ trình đặt ra của NHNN mà mới nhất là theo quy định tại Thông tƣ 41/2016/TT-NHNN về việc áp dụng tiêu chuẩn Basel II đối với toàn ngành từ 1-1-2020. Đặc biệt, với công tác kiểm soát rủi ro tín dụng: cùng với các chính sách, quy định tín dụng đƣợc ban hành là các văn bản hƣớng dẫn đƣợc cập nhật đầy đủ và liên tục trên cẩm nang tín dụng nội bộ ngân hàng để các cán bộ tại chi nhánh và trụ sở chính có thể dễ dàng truy cập, tìm hiểu, trao đổi, bàn luận, đƣợc hƣớng dẫn và giải đáp các thắc mắc, từ đó áp dụng các chính sách tín dụng vào thực tế hoạt động nghiệp vụ tại đơn vị một cách chính xác và hiệu quả. Ngoài những quy định khung tín dụng, Agribank cần thƣờng xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo hoạt động tín dụng, cảnh báo rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ để kịp thời định hƣớng
hoạt động tín dụng của toàn hệ thống trong một số trƣờng hợp có biến động thị trƣờng bất lợi hoặc phát hiện những yếu tố rủi ro cần cảnh báo.
- Hiện nay Agribank chƣa có các sản phẩm-dịch vụ chuyên biệt cho nhóm khách hàng DNVVN, các sản phẩm chƣa đa dạng, linh hoạt. Do đó cần xây dựng các gói sản phẩm dịch vụ chuyên biệt: Các gói sản phẩm dịch vụ cần đƣợc xây dựng theo đặc thù kinh doanh của từng nhóm khách hàng doanh nghiệp: khách hàng xuất nhập khẩu, khách hàng mô hình công ty mẹ con, khách hàng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI), khách hàng sử dụng dịch vụ chi trả lƣơng,… nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp.
- Triển khai thực hiện mô hình cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tập trung: Một trong những nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Hiệp ƣớc Basel II nhằm thực hiện quá trình cấp tín dụng lành mạnh trên nguyên tắc phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng. Đảm bảo nguyên tắc phân tách độc lập giữa bộ phận quan hệ khách hàng với bộ phận thẩm định và bộ phận phê duyệt, quyết định cấp tín dụng; quản lý thống nhất từ cấp trụ sở chính xuống chi nhánh, giảm thấp mức ủy quyền phán quyết đối với các chi nhánh.
- Tăng cƣờng ký kết thỏa thuận hợp tác chung với Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) cũng nhƣ các doanh nghiệp SME trên toàn quốc nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng, các chƣơng trình sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng ƣu đãi, phù hợp nhất cho hội viên Hiệp hội và doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn quốc. Đồng thời, hỗ trợ, phối hợp nâng cao chất lƣợng tín dụng trong toàn hệ thống Agribank nói chung và Agribank Bạc Liêu nói riêng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Để đáp ứng định hƣớng mục tiêu phát triển, Agribank và Agribank Bạc Liêu nói riêng cần phải nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN hƣớng tới các chuẩn mực quốc tế. Trên cơ sở phân tích thực trạng tại Chƣơng 2, tác giả đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN tại Agribank Bạc Liêu. Cụ thể là: Tăng trƣởng doanh số cho vay DNVVN, Tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng, Đảm bảo thực hiện tốt quy trình tín dụng, Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định dự án, Tăng cƣờng công tác kiểm tra kiểm soát và quản lý các khoản cho vay, Đa dạng hóa đối tƣợng khách hàng, Nâng cao trình độ nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng. Đồng thời đề xuất các kiến nghị với Chính phủ, NHNN và Agribank để hỗ trợ Agribank Bạc Liêu thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN.
Để nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Agribank Bạc Liêu trong thời gian tới thì các giải pháp và các kiến nghị nêu rất cần đƣợc đề xuất, nghiên cứu triển khai áp dụng.
KẾT LUẬN
Vận dụng quan điểm của Basel II, để đánh giá chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, có một số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phản ảnh chất lƣợng tín dụng. Theo đó các chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất bao gồm: Tổn thất tín dụng ƣớc tính, Tỷ lệ mất vốn, Cơ cấu chỉ tiêu dƣ nợ, Chỉ tiêu về tốc độ chu chuyển vốn tín dụng (vòng quay vốn tín dụng).
Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chất lƣợng tín dụng của NHTM đối với DNVVN; tác giả phân tích chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN tại Agribank Bạc Liêu giai đoạn 2012 - 2017. Kết quả phân tích cho thấy: Agribank Bạc Liêu là chi nhánh của Agribank - ngân hàng dẫn đầu về quy mô về tổng tài sản, nguồn vốn, dƣ nợ, mạng lƣới rộng lớn , Hoạt động tín dụng đối với DNVVN với việc đa dạng hóa các hình thức tín dụng, trong phạm vi kiểm soát, Chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu thấp so với thông lệ quốc tế ….Tuy nhiên, ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn và còn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục nhƣ: tăng trƣởng tín dụng ngắn hạn hơn là cho vay trung và dài hạn; Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng ngày càng tăng, cao hơn mức của NHNN quy định; Vòng quay vốn của ngân hàng chƣa đạt mức chung của toàn hệ thống; khâu chính sách khách hàng và kết quả thẩm định tín dụng còn chƣa tốt…
Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN tại Agribank Bạc Liêu. Cụ thể là: Tăng trƣởng doanh số cho vay DNVVN, Tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng, Đảm bảo thực hiện tốt quy trình tín dụng, Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định dự án, Tăng cƣờng công tác kiểm tra kiểm soát và quản lý các khoản cho vay, Đa dạng hóa đối tƣợng khách hàng, Nâng cao trình độ nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng. Đồng thời đề xuất các kiến nghị với Chính phủ, NHNN và Agribank để hỗ trợ Agribank Bạc Liêu thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
1. Agribank Bạc Liêu 2015, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh năm 2017; mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh năm 2018
2. Agribank Bạc Liêu 2016, Đề án chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020 và Đề
án chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ giai đoạn 2016 – 2020
3. Bộ tài chính, Thông tư số 49/2004/TT-BTC ngày 03/6/2004 hướng dẫn chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng nhà nước.
4. Bùi Kim Yến 2015, Đánh giá khả năng vỡ nợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng thương mại, Đại học kinh tế TP.HCM
5. Cao Thị Hồng Nhung 2008, nghiên cứu việc kiểm soát tín dụng doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Hồ Chí Minh;
6. Chính phủ 2016, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ
và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020
7. Chủ tịch HĐTV Agribank 2014, Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày
22/01/2014 ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank.
8. Chủ tịch HĐTV Agribank 2014, Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày
30/05/2014 của chủ tịch HĐTV Agribank ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hệ thống Agribank.
9. Chủ tịch HĐTV Agribank 2014, Quyết định số 766/QĐ-HĐTV-KHDN ngày
01/08/2014 của chủ tịch HĐTV Agribank ban hành quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống Agribank.