Quy trình tín dụng đối với DNVVN tại Agribank Bạc Liêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 46)

(Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Bạc Liêu)

2.2.2. Doanh số cho vay và dƣ nợ

Doanh số cho vay thể hiện mặt lƣợng của tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh số này có thể cao nhƣng chất lƣợng của các khoản tín dụng chƣa chắc đã tốt. Tuy nhiên, số liệu này cũng cho ta thấy rõ đƣợc quy mô hoạt động tín dụng của Agribank Bạc Liêu

Hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp không khi nào là không cần đến vốn, đặc biệt đối với các DNVVN. Tận dụng lợi thế của một ngân hàng lớn, Agribank Bạc Liêu cũng đã và đang cố gắng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vay vốn nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh của các DNVVN. Việc tiến hành cho vay đối với các dự án hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội kinh doanh mà còn đem lại cho Agribank Bạc Liêu một nguồn lợi đáng kể.

Bảng 2. 2: Doanh số cho vay DNVVN của Agribank Bạc Liêu Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Doanh số cho vay DNVVN (Triệu đồng) 737.024 942.764 1.178.752 1.255.206 1.287.332 1.570.919 % tăng trưởng cho vay DNVVN 27,91% 25,03% 6,49% 2,56% 22,03% Dƣ nợ tín dụng (Triệu đồng) 2.401.112 3.052.829 3.717.021 4.518.743 5.220.502 6.183.727 Tỷ lệ % doanh số cho vay DNVVN/Tổng dƣ nợ 30,70% 30,88% 31,71% 27,78% 24,66% 25,40%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ các Báo cáo kết quả hoạt động của Agribank Bạc liêu từ năm 2012 đến năm 2017)

Bảng 2.2 cho thấy, qua các năm doanh số cho vay đối với DNVVN liên tục tăng trƣởng từ mức 737.024 triệu đồng năm 2012 tăng lên 1.570.919 triệu đồng năm 2017. Tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng không ổn định, giảm từ mức tăng trƣởng 25,03% của năm 2014 so với năm 2013, giảm xuống còn 2,56% của năm 2016 so với năm 2015 và tăng lên 22,03% của năm 2017 so với năm 2016. Mặc dù năm 2017 tăng nhƣng tỷ lệ này không đạt so với mục tiêu Agribank đề ra: "Tăng dần tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp chiếm 35%/tổng

dư nợ cho vay nền kinh tế "1 .

Nhìn chung, từ năm 2015 trở lại đây, doanh số cho vay không còn tăng nhiều và mạnh nữa vì Agribank Bạc Liêu đang chuyển hƣớng hoạt động đi vào nâng cao chất lƣợng của hoạt động tín dụng đối với DNVVN, tránh tình trạng cho vay tràn lan dẫn đến các khoản nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao. Mức tăng trƣởng cho vay DNVVN tại Agribank

không ổn định, và chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp: năm 2017 doanh số cho vay DNVVN chiếm 25,4% so với tổng dƣ nợ cho vay.

2.2.3. Tình hình khách hàng

So với các tỉnh, thành khác thuộc khu vực ĐBSCL, số lƣợng và chất lƣợng hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu khá khiêm tốn, chiếm phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Biểu đồ 2. 2: Tình hình khách hàng (DNVVN) có dƣ nợ tín dụng tại Agribank Bạc Liêu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Báo cáo kết quả hoạt động của Agribank Bạc liêu từ năm 2012 đến năm 2017)

Biểu đồ 2.2 cho thấy, trong giai đoạn 2012 - 2017, số lƣợng khách hàng là DNVVN có dƣ nợ tín dụng không tăng trƣởng và có xu hƣớng giảm dần, từ 303 doanh nghiệp năm 2014 giảm còn 289 doanh nghiệp năm 2017. Kết quả này chƣa tƣơng xứng

với quy mô hơn 2.165 doanh nghiệp2

đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và tiềm năng của khu vực doanh nghiệp này .

Cho thấy, trong thời gian tới ngoài việc duy trì mối quan hệ với những doanh nghiệp cho vay truyền thống, ngân hàng cần phải tăng cƣờng các hoạt động marketing tiếp cận và phát triển thêm những khách hàng mới tiềm năng cũng nhƣ đƣa ra những đƣa ra những ƣu đãi về vốn vay cho các DNVVN nhƣ ƣu đãi về lãi suất cũng nhƣ thủ tục vốn vay

Năm 2015, Chính phủ ban hành nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp sạch và dự kiến xây dựng gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao. Đây là thể hiện quan điểm cụ thể của Đảng và nhà nƣớc đối với phát triển nông nghiệp nông thôn trên tất cả nƣớc để phấn đấu có một nền nông nghiệp hàng hoá bền vững phục vụ nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu. Tuy nhiên số lƣợng DNVVN có dƣ nợ tín dụng tại Agribank Bạc Liêu lại giảm đi. Để chính sách tín dụng đó đến với doanh nghiệp nông nghiệp nhất là những DNVVN trên cả nƣớc nói chung và tỉnh Bạc Liêu lại là một vấn đề không dễ đối với các TCTD nói chung và Ngân hàng Nông Nghiệp nói riêng và ngƣời đƣợc thụ hƣởng là các doanh nghiệp… Nguyên nhân, muốn tồn tại trong cạnh tranh thì các sản phẩm phải đạt đƣợc yếu tố mẫu mã, chất lƣợng, nguồn gốc xuất xứ… đáp ứng đƣợc các yếu tố kiểm định nƣớc ngoài… phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay không đáp ứng đƣợc. Hơn nữa, tiêu chí để trở thành doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao còn chƣa thực sự đƣợc thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các đối tƣợng liên quan.

2.2.4. Cơ cấu doanh số cho vay

Biểu đồ 2. 3: Cơ cấu doanh số cho vay DNVVN theo kỳ hạn tại Agribank Bạc Liêu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Báo cáo kết quả hoạt động của Agribank Bạc liêu từ năm 2012 đến năm 2017)

Biểu đồ 2.3 cho thấy, Tỷ trọng nợ ngắn hạn của DNVVN trong tổng doanh số cho vay có xu thế ngày càng tăng, thể hiện ở con số 70,25% của năm 2013 và 78,32% của năm 2017. Bên cạnh đó, tỷ trọng doanh số cho vay trung hạn của DNVVN so với tổng doanh số cho vay lại có xu thế ngƣợc lại, giảm từ 13,76% của năm 2014 xuống còn 3,79% của năm 2017. Một trong những lý do của sự tăng giảm này chính là do chính sách của Agribank: giảm bớt tỷ trọng cho vay trung và dài hạn bằng nguồn vốn huy động đa phần tăng trƣởng nhờ ngắn hạn; hơn nữa bản chất của các khoản nợ ngắn hạn là những khoản có rủi ro thấp, nhờ đó giúp ngân hàng giảm thiểu đƣợc rủi ro của mình, tăng cƣờng chất lƣợng tín dụng cho các khoản vay. Tuy nhiên, điều này cũng bộc lộ rõ nhƣợc điểm của Agribank và của Agribank Bạc Liêu về khả năng nhận biết quản lý rủi ro tín dụng trung hạn, dài hạn. Chính vì lí do này nên việc nâng cao chất lƣợng cho vay, nhất là cho vay trung, dài hạn càng đƣợc đặt ra nhƣ một vấn đề cấp thiết.

Biểu đồ 2. 4: Cơ cấu doanh số cho vay DNVVN theo loại tiền tại Agribank Bạc Liêu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Báo cáo kết quả hoạt động của Agribank Bạc liêu từ năm 2012 đến năm 2017)

Biểu đồ 2.4 cho thấy, trong thời gian qua, tín dụng ngoại tệ của Agribank Bạc Liêu sụt giảm đáng kể và tín dụng đồng nội tệ tăng trƣởng khá mạnh và chiếm 99,26% trong năm 2017. Nguyên nhân: Lãi suất huy động vốn ngoại tệ quá thấp làm cho lƣợng tiền

ngoại tệ huy động vốn bằng USD giảm. Nhất là kể từ tháng 4/2016, Ngân hàng Nhà nƣớc kiên trì với chính sách trần lãi suất tiền gửi USD 0% để ổn định tỷ giá, bảo vệ vị thế VND và góp phần giúp gia tăng dự trữ ngoại hối; đồng thời theo chính sách của Ngân hàng Nhà nƣớc, tín dụng ngoại tệ tại AgriBank Bạc Liêu năm 2017 ngày càng thu hẹp lại. Hơn nữa, do không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay ngoại tệ, mà chỉ những đơn vị đáp ứng đủ điều kiện sử dụng vốn vay USD theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc nhƣ: khách hàng vay ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu, thanh toán tiền nhập khẩu xăng dầu cho nƣớc ngoài và cho vay đối với những khách hàng thực hiện

các dự án, công trình đƣợc các cơ quan Chính phủ phê duyệt3

...; Ngoài ra, lãi suất cho vay tiền đồng hiện nay đã giảm về mức phù hợp hơn so với trƣớc. Chênh lệch giữa vốn vay ngoại tệ và tiền đồng không còn quá xa nhƣ trƣớc đây. Vì vậy, các doanh nghiệp trên địa bàn khi có nhu cầu về vốn ngoại tệ để thanh toán cuối năm, thì thƣờng vay tiền đồng sau đó mua lại ngoại tệ.

Bảng 2. 3: Cơ cấu doanh số cho vay DNVVN theo ngành kinh tế tại Agribank Bạc Liêu Đơn vị: Tỷ lệ % Năm Ngành kinh tế 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Lĩnh vực trồng trọt 20,8 19,2 15,7 10,7 9,50 10,36 Lĩnh vực chăn nuôi 12,4 8,6 8,3 7,6 2,84 2,95 Lĩnh vực thủy sản 29,8 28,7 27,9 29,4 30,76 32,96 Tổng cộng lĩnh vực nông nghiệp 63,00 56,50 51,90 47,69 43,10 46,27 Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ 15,6 18,9 24,6 29,1 31,10 34,61 Lĩnh vực cho vay xây dựng 15,9 17,2 18,5 19,8 21,33 17,37 Lĩnh vực khác 5,50 7,40 5,00 3,41 4,47 1,75

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Báo cáo kết quả hoạt động của Agribank Bạc liêu từ năm 2012 đến năm 2017)

3Nguồn: Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 8/12/2015 v/v quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú

Tỉnh Bạc Liêu thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giáp với 4 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang và Kiên Giang. Bạc Liêu nằm ở vị trí trung chuyển trên tuyến đƣờng giao thông huyết mạch quan trọng của cả nƣớc (quốc lộ 1A), các mặt hàng xuất khẩu chính chủ lực của Bạc Liêu có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng, gồm: gạo, thủy sản, muối, hàng thủ công mỹ nghệ … Trong đó, mặt hàng chủ lực, về xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu là thủy sản. Do đó, dƣ nợ cho vay DNVVN tại Agribank Bạc Liêu chủ yếu tập trung lĩnh vực nông nghiệp (trên, dƣới 50% trên tổng dƣ nợ cho vay), trong đó các lĩnh vực về thủy sản khá cao, năm 2017 chiếm 30,76% chỉ sau lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Tỷ trọng dƣ nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp đối với DNVVN hiện đang ngày càng giảm dần, cụ thể từ mức 63% trong năm 2012 giảm còn 46,27% năm 2017. Nguyên nhân, các DNVVN trên địa bàn đang dần thay đổi phƣơng thức sản xuất kinh doanh từ nông, lâm nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Đối với cho vay lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ, tỷ trọng cho vay ngày càng tăng dần, nhất là lĩnh vực cho vay kinh doanh dịch vụ, cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao: từ mức 15,9% trên tổng dƣ nợ cho vay năm 2012 tăng lên 34,61% trên tổng dƣ nợ cho vay năm 2017. Nguyên nhân, thực hiện theo chính sách của Agribank tiếp tục ƣu đãi lãi suất tín dụng 5 lĩnh vực ƣu tiên (xuất nhập khẩu, Nông nghiệp-nông thôn, SMEs, Công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao), Agribank Bạc Liêu tăng dần mức cho vay các DNVVN kinh doanh dịch vụ, nhất là kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện nay, Agribank vẫn chƣa có các sản phẩm-dịch vụ chuyên biệt cho nhóm khách hàng DNNVV, các sản phẩm chƣa đa dạng, linh hoạt. Đặc biệt, thủ tục tín dụng còn rƣờm rà, phức tạp.

2.3. Phân tích chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Bạc Liêu Agribank Bạc Liêu

2.3.1. Nợ quá hạn

Tại Agribank Bạc Liêu thì tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ đối với DNVVN đƣợc thể hiện qua biểu đồ dƣới đây:

Biểu đồ 2. 5: Tình hình tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNVVN tại Agribank Bạc Liêu

(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro của Agribank Bạc Liêu)

Biểu đồ 2.5 cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNVVN tại Agribank Bạc Liêu thấp hơn 2%, và giảm dần từ 1,71% năm 2015 còn 1,05% năm 2017, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế dƣới 5%4 cho thấy chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng đối với DNVVN tại ngân hàng khá tốt. Nguyên nhân: Agribank Bạc Liêu khi quyết định cho vay có chọn lọc, đã phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của doanh nghiệp, do vậy đã đƣa vốn vào những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽ dẫn đến nợ quá hạn, nợ tồn đọng thấp. Trong xu hƣớng cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hội nhập quốc tế về ngân hàng, Agribank Bạc Liêu phải phấn đấu giữ tỷ lệ này trong tầm kiểm soát, tránh tình trạng ngân hàng có đƣợc tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định,…

2.3.2. Nợ xấu

Biểu đồ 2. 6: Tỷ lệ nợ xấu của DNVVN phân theo đối tƣợng/tổng nợ xấu của ngân hàng

(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro của Agribank Bạc Liêu)

Biểu đồ 2.6 cho thấy tỷ lệ nợ xấu của DNVVN tại Agribank Bạc Liêu mặc dù có dấu hiệu ngày càng tăng nhƣng vẫn ở dƣới mức quy định của NHNN là 3%.

Năm 2015, tỷ lệ nợ xấu tăng lên mức cao nhất trong giai đoạn 2012 - 2017 là 2,33%. Nguyên nhân: Do hoạt động sản xuất kinh doanh của một vài DNVVN vẫn còn khó khăn; một số doanh nghiệp không đủ điều kiện cơ cấu lại nợ, một số thì đã cơ cấu lại những vẫn không tháo gỡ đƣợc khó khăn phải chuyển sang nợ xấu để thực hiện các biện pháp xử lý nợ; ngoài ra, một số DNVVN trong lĩnh vực xây dựng thiết dự án hoặc có dự án nhƣng ngân sách thanh toán chậm, công nợ tăng, doanh thu giảm, máy móc, thiết bị để lâu xuống cấp, dẫn đến khó thu hồi vốn để trả nợ ngân hàng.

Từ năm 2016 đến nay, Agribank Bạc Liêu đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn nợ xấu đối với DNVVN, xử lý thu hồi nợ tồn đọng thông qua xử lý rủi ro nên cũng ảnh hƣởng phần nào đến chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN; Ngoài ra, Agribank Bạc Liêu cũng thực hiện phân công rõ trách nhiệm cho công chức trong việc xử lý nợ tồn đọng, gắn tiền lƣơng, thƣởng với kết quả thu hồi các khoản nợ này. Năm 2017,

tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN giảm còn 1,35% thấp hơn so với bình quân nợ xấu của các NHTM trên địa bàn (3% 5), do Agribank Bạc Liêu thƣờng xuyên cập nhật bổ sung nội dung phƣơng án xử lý, thu hồi nợ tồn đọng (nợ cơ cấu, nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, nợ bán cho VAMC) chi tiết đến từng món vay, từng khách hàng vay của từng cán bộ tín dụng; tập trung các biện pháp theo Nghị quyết 42/2017/QH14 để xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, hạn chế nợ xấu phát sinh.

Biểu đồ 2. 7:Tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN của Agribank Bạc Liêu so với tỷ lệ nợ xấu của Agribank

(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro của Agribank Bạc Liêu)

Biểu đồ 2.7 cho thấy, từ năm 2015 trở lại đây, mặc dù tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN có giảm xuống nhƣng vẫn cao hơn tỷ lệ nợ xấu chung của Agribank Bạc Liêu, năm 2017 giảm xuống còn 1.35% nhƣng cao hơn so với Agribank Bạc Liêu và toàn hệ thống Agribank. Nguyên nhân là việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ cho vay đối với DNVVN có lúc bị bỏ qua, nhất là trong khâu thẩm định tín dụng. Trong tín dụng, thời gian và thời cơ

5Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Bạc Liêu 2015, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh năm 2017; mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh năm 2018

kinh doanh là một yếu tố quan trọng đối với cả DNVVN và Ngân hàng do vậy cán bộ tín dụng đôi khi bỏ qua một số bƣớc trong phân tích tín dụng, dẫn đến tiềm ẩn các rủi ro cho Ngân hàng

Bảng 2. 4: Tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN theo lĩnh vực tại Agribank Bạc Liêu Năm Năm Lĩnh vực 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Trồng trọt 5,10% 4,32% 3,26% 2,64% 2,38% 0,01% Chăn nuôi 1,25% 1,36% 1,45% 0,89% 1,24% 0,20% Thủy sản và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)