Các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN của Agribank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 70)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN của Agribank

3.1. Chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN của Agribank Bạc Liêu. Bạc Liêu.

Theo đề án chiến lƣợc kinh doanh giai đoạn 2016-2020 và Đế án chiến lƣợc phát triển sẩn phẩm dịch vụ giai đoạn 2016-2020.

Agribank Bạc Liêu đề ra mục tiêu tăng dần tỷ trọng dƣ nợ DNVVN chiếm 35%/tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế, tiếp tục tập trung ƣu tiên vốn cho các đối tƣợng ƣu tiên theo chủ trƣơng của Chính phủ, NHNN, trong đó có các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hoạt động kinh doanh ngành công nghiệp hỗ trợ, thực hiện phƣơng án, dự án sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu và đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển nông nghiệp, nông thôn theo NĐ 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Tiếp tục triển khai các chƣơng trình gắn kết tín dụng ngân hàng với chính sách kinh tế, chuyển dịch với tín dụng theo hƣớng tập trung vốn cho các chƣơng trình, chính sách tín dụng của Chính phủ

Hỗ trợ tập huấn về tiêu chí xác định chƣơng trình, dự án nông nghiệp ứng dụng

công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp; triển khai bảo hiểm trong nông nghiệp đảm bảo an toàn vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

Agribank Bạc Liêu đặt ra mục tiêu đến năm 2020, doanh thu từ sản phẩm dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng 20%/tổng thu.

Tăng cƣờng phòng chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, tài chính

3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN của Agribank Bạc Liêu Agribank Bạc Liêu

Xuất phát từ việc phân tích thực trạng chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN tại Agribank Bạc Liêu giai đoạn 2012 - 2017, tác giả đƣa ra một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN cho chi nhánh nhƣ sau:

3.2.1. Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với DNVVN

Hoạt động của Agribank Bạc Liêu chủ yếu dựa vào các hoạt động cung cấp tín dụng truyền thống, chƣa đa dạng hoá danh mục đầu tƣ . Do đó, bên cạnh việc áp dụng các sản phẩm, dịch vụ của Agribank; Agribank Bạc Liêu cần có một số cơ chế, chính sách, sáng kiến nhằm hỗ trợ DNVVN trên địa bàn trong việc tiếp cận vốn nhƣ tổ chức chƣơng trình kết nối Ngân hàng-Doanh nghiệp; Gói cho vay hỗ trợ nông nghiệp - nông thôn; Cho vay cánh đồng lớn, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các gói tín dụng đa dạng hỗ trợ DNNVV. Tăng cƣờng cung cấp các dịch vụ (tƣ vấn, đào tạo, thông tin, hội thảo…) cho khách hàng SMEs.

Tăng cƣờng ứng dụng CNTT, nhất là quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu khách hàng DNNVV; Hỗ trợ đào tạo, nâng cao kiến thức của DNVVN về tài chính-tín dụng.

Phát triển thị trƣờng tín dụng dành cho DNVVN: Trong đó, phát triển các sản phẩm phù hợp với DNVVN: thủ tục, hồ sơ, lãi suất, TSBĐ…; Phát triển hoạt động cho vay khép kín từ khâu vay thu mua, sản xuất đến khâu chế biến và xuất khẩu cho các nhóm DNNVV có liên kết với nhau theo cùng một chuỗi.

Tăng cƣờng liên kết giữa Agribank Bạc Liêu với doanh nghiệp. Cụ thể, thúc đẩy hình thành mạng lƣới các nhà đầu tƣ, quỹ đầu tƣ để cung cấp vốn cho DNVVN; Tạo kênh huy động vốn (đặc biệt là vốn trung và dài hạn) cho DNVVN trên thị trƣờng chứng khoán; Đẩy mạnh việc cơ cấu lại các công ty cho thuê tài chính.

3.2.2. Đảm bảo thực hiện tốt quy trình tín dụng

Theo kết quả phần tích tại chƣơng 2, hầu hết các DNVVN trên địa bàn không có báo cáo tài chính đã qua kiểm toán mà chỉ có báo cáo tài chính nội bộ, sổ thu, sổ chi nội bộ vì vậy số liệu dễ dàng thay đổi, phƣơng án sản xuất kinh doanh để vay vốn cũng có thể thay đổi. Thực tế tại Agribank Bạc Liêu đối với khách hàng DNVVN thì việc tuân thủ quy trình đôi khi còn hạn chế. Do đó, cho vay phải theo nhu cầu thực tế, cần thiết của khách hàng. Tất cả các khoản vay đều phải đƣợc thẩm định thực tế, tuyệt đối không đƣợc cấp tín dụng chỉ dựa vào các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hoặc dựa vào sổ sách, giấy tờ để quyết định cấp tín dụng; quá trình sử dụng vốn vay phải kiểm soát đƣợc dòng tiền của khách hàng; phải phân kỳ hạn trả lãi hàng tháng hoặc tối đa hàng quý, 3 tháng một lần và phải quyết

liệt thu lãi theo phân kỳ nhằm vừa tạo thói quen cho khách hàng, vừa ổn định nguồn thu và kiểm soát đƣợc khoản vay.

Quy trình cho vay đã đƣợc quy định và hƣớng dẫn cụ thể trong Sổ tay tín dụng của ngân hàng Agribank. Đây là quy trình chặt chẽ, bao gồm nhiều. Cán bộ tín dụng cần phải theo sát quy trình, đặc biệt ở những khâu quan trọng nhƣ thẩm định, trong đó có khâu thẩm định tài sản đảm bảo.

Tuy nhiên, các cán bộ tín dụng cũng phải rất linh hoạt trong việc áp dụng quy trình này vào từng trƣờng hợp cụ thể. Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng lâu dài với chi nhánh, thì các bƣớc dẫn hồ sơ, thủ tục là không cần thiết, bƣớc thu thập, điều tra thông tin có thể giảm nhẹ do kế thừa thông tin có sẵn, cán bộ tín dụng cần thiết phải thực hiện đầy đủ, kỹ lƣỡng các bƣớc trong quy trình, để đảm bảo rằng khách hàng hiểu rõ và thực hiện đƣợc các yêu cầu của chi nhánh.

Trong cho vay ngắn hạn, thời gian và thời cơ là yếu tố quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp xin vay mà còn đối với chi nhánh cho vay. Do đó, áp dụng một quy trình linh hoạt, vừa đảm bảo các quy định, vừa giảm nhẹ các thủ tục, giảm bớt thời gian cần thiết.

Thực hiện tốt quy trình cho vay đòi hỏi cán bộ Chi nhánh phải thực hiện tốt ngay ở từng bƣớc của quy trình, vì bƣớc sau có tính kế tiếp bƣớc trƣớc. Do đó, tuân thủ quy trình chặt chẽ mà lại rất linh hoạt là điều kiện quan trọng để có đƣợc quyết định cho vay đúng đắn, tạo điều kiện hết sức cho khách hàng, đồng thời đảm bảo an toàn, sinh lợi cho chi nhánh. Chất lƣợng tín dụng nhờ đó đƣợc nâng cao

3.2.3. Tăng trƣởng tín dụng hợp lý đối với DNVVN

Kết quả phân tích ở chƣơng 2 cho thấy năm 2017 doanh số cho vay DNVVN chiếm 25,4% so với tổng dƣ nợ cho vay. Trong thời gian tới, Agribank Bạc Liêu đề ra mục tiêu tăng dần tỷ trọng dƣ nợ DNVVN chiếm 35%/tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế. Do đó, trong thời gian tới Agribank Bạc Liêu cần phải tăng trƣởng doanh số cho vay DNVVN, vừa thực hiện mục tiêu đề ra của Agribank, vừa thực hiện yêu cầu của Chính phủ trong việc hỗ trợ DNVVN hiện đóng góp nhiều cho sự ổn định công ăn việc làm, góp phần khắc phục rủi ro cho nền kinh tế, đƣa nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững

Tăng trƣởng tín dụng đối với DNVVN một cách hợp lý gắn với an toàn vốn; chủ động tiếp cận, chọn lọc khách hàng có năng lực tài chính tốt, phƣơng án khả thi, hiệu quả, các dự án, mô hình đầu tƣ mới để thẩm định và quyết định cho vay nhằm vừa tăng trƣởng tín dụng vừa đảm bảo an toàn vốn. Agribank Bạc Liêu cần tranh thủ lợi thế sẵn có của từng chi nhánh ở địa phƣơng, thông qua các mối quan hệ khác nhau kết hợp với lợi thế của hệ thống Agribank trong chính sách tín dụng đối với DNVVN, đặc biệt là tín dụng nông nghiệp nông thôn để phát triển khách hàng (Khách hành hiện hữu và khách hàng mới)

Đồng hành cùng với những DNVVN có chiến lƣợc hoạt động hiệu quả và minh bạch thông tin trong báo cáo tài chính trên địa bàn. Rà soát, đẩy mạnh cho vay các gói tín dụng đã thiết kế; Đẩy nhanh tái cơ cấu và xử lý nợ xấu; giảm thiểu chi phí, thủ tục hành chính (qua đó, có thể tăng khả năng tiếp cận tín dụng của DNVVN); Phối hợp các cơ sở bán lẻ, hiệp hội, quỹ bảo lãnh…nhằm giảm thiểu chồng chéo trong thẩm định, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng; Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu khách hàng DNVVN; Hỗ trợ đào tạo, nâng cao kiến thức của DNVVN về tài chính-tín dụng.

Tăng cƣờng cho vay dài hạn để đem lại nguồn thu nhập cao cho chi nhánh; theo đó, tập trung vào các dự án đầu tƣ mới hoặc dự án nâng cấp, mở rộng sản xuất kinh doanh nhƣ: cho vay đầu tƣ dự án, cho vay hợp vốn, cho vay vốn kinh doanh dành cho doanh nghiệp vĩ mô, cho vay chuyên biệt, cho vay mua nhà, xe ô tô. Chủ động tìm kiếm các dự án mới, các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả cần nguồn vốn trung, dài hạn bằng cách thƣờng xuyên liên hệ với các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ hoặc cấp các thủ tục trong triển khai dự án; trong trƣờng hợp cần thiết phải giúp các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục trong quá trình đầu tƣ.

3.2.4. Tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng, quản lý nợ xấu

Kết quả nghiên cứu cho thầy, tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN vẫn cao hơn tỷ lệ nợ xấu chung của Agribank Bạc Liêu. Theo đó, Agribank Bạc Liêu cần kiểm soát hoạt động tín dụng theo Basel II ứng dụng mạnh mẽ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế nhƣ:

Về công tác nhận diện rủi ro tín dụng: Ban lãnh đạo chi nhánh cần tuân thủ nghiêm

ngặt các quy trình, quy định về cấp tín dụng đối với từng đối tƣợng khách hàng của Agribank và quy định của NHNN, trong đó bao gồm những quy định, hƣớng dẫn thẩm định khách hàng, góp phần hỗ trợ cán bộ tín dụng trong công tác tiếp cận, thẩm định khách hàng. Tiếp tục tích cực triển khai và hoàn thiện dự án trang bị giải pháp quản lý khoản vay nhằm hỗ trợ công tác đề xuất, thẩm định và phê duyệt tín dụng toàn hệ thống, quản lý thông tin tập trung, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ tín dụng, tăng hiệu quả và chất lƣợng xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, an toàn trong toàn chi nhánh, góp phần phục vụ triển khai Basel II theo quy định của NHNN.

Về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng,đặc biệt đối với những rủi ro công nghệ mới

phát sinh.Xây dựng mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ chặt chẽ, với 3 vòng kiểm soát. Tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát trên phạm vi toàn chi nhánh, nâng cao hiệu quả mô hình ba vòng kiểm soát, tăng cƣờng nhận thức, văn hóa tuân thủ. Chủ động nhận diện sớm các dấu hiệu rủi ro để cảnh báo sớm, phòng ngừa và có kế hoạch xử lý kịp thời. Tăng cƣờng giám sát giao dịch, giám sát chi nhánh trên cơ sở rủi ro, phát hiện sớm rủi ro. Triển khai định giá cho vay trên cơ sở rủi ro, áp dụng lãi suất cho vay phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng. Chủ động rà soát chặt chẽ toàn bộ hệ thống quy trình, quy định, chính sách nội bộ, không để kẽ hở có thể bị lợi dụng. Tăng cƣờng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, xử lý nghiêm khắc các trƣờng hợp vi phạm bằng cách phát huy vai trò của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ đƣợc thành lập và luôn tồn tại song song với các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng. Hiện nay, mô hình kiểm tra (phòng quản lý rủi ro), kiểm soát nội bộ đƣợc thiết lập theo chiều dọc, thực hiện tham mƣu, giúp việc Ban lãnh đạo về công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ quy định của pháp luật và hệ thống quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các tồn tại trong mọi hoạt động nghiệp vụ của các phòng, ban tại chi nhánh.

Bên cạnh đó, Agribank Bạc Liêu nghiên cứu, chỉnh sửa xây dựng mô hình rủi ro - đo lƣờng rủi ro và lựa chọn khách hàng tiêu chuẩn thông qua công cụ là Bộ tiêu chí sàng lọc và lựa chọn khách hàng. Đây là phƣơng pháp đánh giá khách hàng tiên tiến, dựa trên

vào các thông tin về tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh của khách hàng, kết hợp với đánh giá của cán bộ thẩm định. Việc kết hợp giữa các yếu tố định lƣợng và thẩm định giúp ngân hàng có cái nhìn toàn diện, toàn cảnh về khách hàng, đánh giá chính xác về năng lực của khách hàng cũng nhƣ các rủi ro tiềm ẩn. Xây dựng Khung quản trị rủi ro tích hợp và nguyên tắc xây dựng khu vực rủi ro theo thông lệ quốc tế bao gồm các loại rủi ro trong yếu mà ngân hàng gặp phải.

Ngoài ra cần phải quản trị tín dụng trên cấp độ danh mục đang thực hiện. Bộ phận chuyên trách sẽ tập hợp thông tin và lập các báo cáo định kỳ, trong đó phân tích toàn bộ các khía cạnh của hoạt động tín dụng, nhƣ: biến động khách hàng, biến động dƣ nợ, tập trung dƣ nợ theo các chỉ tiêu…cho từng phân khúc khách hàng.

Triển khai Basel II là một thách thức rất lớn không chỉ riêng đối với chi nhánh mà cả các ngân hàng Việt Nam do những yêu cầu về chi phí, kỹ thuật, đặc biệt là cơ sở dữ liệu. Trƣớc những thách thức trên, chi nhánh cần xây dựng kế hoạch triển khai một cách chi tiết với từng từng tiểu dự án, nội dung thực hiện tại từng giai đoạn.

3.2.5. Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định dự án

Một trong những nguyên nhân lớn nhất làm tăng rủi ro tín dụng của Agribank Bạc Liêu là chất lƣợng thẩm định. Thẩm định cho vay là khâu quan trọng hoạt động tín dụng và ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng tín dụng. Vậy các giải pháp đặt ra là:

Một là: Nâng cao chất lƣợng thu thập thông tin. Thông tin là đầu vào của việc thẩm định. Thông tin không chính xác, không đầy đủ thì thẩm định sẽ không đúng. Để nâng cao chất lƣợng thông tin, cần có nhiều giải pháp, có thể kể đến là: Thu thập thông tin từ bên trong doanh nghiệp thông qua các hình thức phỏng vấn trực tiếp ngƣời vay và gặp gỡ tại cơ sở để tìm hiểu chặt chẽ về ngành nghề sản xuất kinh doanh, tiềm năng của sản phẩm khách hàng sản xuất trên thị trƣờng, mục đích vay vốn, tình hình tài chính của ngƣời vay. Một yêu cầu quan trọng khác trong việc thu thập thông tin là phải phân biệt đƣợc các thông tin trọng yếu và không trọng yếu, đánh giá đƣợc mức độ tin cậy của thông tin từ đó mới có hƣớng thu thập những thông tin thực sự cần thiết. Thu thập thông tin từ bên ngoài qua nhiều nguồn chính thức hoặc không chính thức. Nguồn thông tin chính thức là thông tin của các cơ quan chức năng nhƣ kiểm toán độc lập, trung tâm thông tin tín dụng, các cơ

quan hữu quan nhƣ cơ quan thuế, hải quan, công an, toà án... Nguồn thông tin cũng có thể là không chính thức đã cơ quan hệ tín dụng từ mối quan hệ khác, từ dƣ luận xã hội, phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Hai là, Thu thập thông tin của chi nhánh còn phải hƣớng tới xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ về thị trƣờng, giá cả, các dự báo, xây dựng các tiêu quan trọng từng và trong toàn ngành và trong toàn nền kinh tế để làm căn cứ so sánh, đánh giá khi phân tích, chấm điểm tín dụng.

Ba là, đặc biệt đối với những khoản vay ngắn hạn, do tính đặc thù của hoạt động này là cho vay thƣờng xuyên nhằm đáp ứng kịp thời vốn lƣu động cho các doanh nghiệp do đó thẩm định phải nhanh chóng kịp thời nhƣng phải chính xác nhằm tránh đƣợc các rủi ro tín dụng.

3.2.6. Quản lý các khoản vay, thu hồi nợ vay

Vòng quay vốn của ngân hàng hiện chƣa đạt mức chung của toàn hệ thống, cho thấy công tác thu hồi nợ chƣa tốt. Do đó cần phải kiểm soát khoản vay; xử lý những phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)