9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.4.2. Những kết quả đạt đƣợc và hạn chế
2.4.2.1. Kết quả đạt đƣợc
Nhận thức đƣợc khó khăn và thách thức trong giai đoạn hiện nay, khi hoạt động của ngân hàng chịu sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nƣớc, trần lãi suất huy động và cho vay đƣợc áp theo quy định, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cạnh tranh gay gắt, ban lãnh đạo ngân hàng đã xác định phƣơng châm hoạt động đúng đắn, đề cao sự an toàn hiệu quả, không chạy theo dƣ nợ, doanh số cho vay. Agribank Bạc Liêu tập trung rà soát các quy trình nghiệp vụ cho vay, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ nhân viên ngân hàng. Công tác thẩm định đƣợc quan tâm một cách sát sao, công tác kiểm tra giám sát một cách thƣờng xuyên, nâng cao năng lực, nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định.
Agribank Bạc Liêu cũng đã và đang cố gắng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vay vốn nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh của các DNVVN. Việc tiến hành cho vay đối với các dự án hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội kinh doanh mà còn đem lại cho Agribank Bạc Liêu một nguồn lợi đáng kể. Qua các năm doanh số cho vay đối với DNVVN liên tục tăng trƣởng. Tăng trƣởng tín dụng hợp lý gắn với an toàn vốn: Chủ
động tiếp cận, chọn lọc khách hàng có năng lực tài chính tốt, phƣơng án khả thi, hiệu quả, các dự án, mô hình đầu tƣ mới để thẩm định và quyết định cho vay nhằm thực hiện tốt chính sách tín dụng đối với DNVVN vừa đảm bảo an toàn vốn.
Tình hình dƣ nợ cho vay qua các năm đều không ngừng tăng, chủ yếu cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, sản xuất kinh doanh và DNVVN. Với việc áp dụng lãi suất cho vay của Agribank ở mức thích hợp và tƣơng đối thấp so với các ngân hàng TMCP khác; đồng thời việc cải cách các Bộ thủ tục hành chính để tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi hơn trong việc công chứng chứng thực tài sản thế chấp, cầm cố. Qua đó, đã đáp ứng nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, mà gần đây nhất là cho vay theo Nghị định 67 về phát triển khai thác thủy sản; cho vay tái canh cà phê; cho vay xây dựng nông thôn mới; tín dụng nông nghiệp sạch, phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Kịp thời trong điều hành lãi suất đối với DNVVN theo tín hiệu của thị trƣờng, phù hợp thực tiễn địa phƣơng và theo quy định của Agribank nhằm vừa tạo sự chủ động cho vay DNVVN, vừa tận dụng đƣợc lợi thế về mạng lƣới, công nghệ, uy tín, sự am hiểu địa phƣơng để cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn.
Tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng dƣ nợ có xu thế ngày càng tăng, tỷ trọng nợ trung hạn so với tổng dƣ nợ lại có xu thế ngƣợc lại. Bản chất của các khoản nợ ngắn hạn là những khoản có rủi ro thấp, Agribank nhờ đó giúp ngân hàng giảm thiểu đƣợc rủi ro của mình, tăng cƣờng chất lƣợng tín dụng cho các khoản vay.
Dƣ nợ cho vay DNVVN trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm trên 50% trong tổng dƣ nợ cho vay DNVVN; do đó Agribank Bạc Liêu góp phần vào phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, ổn định kinh tế vĩ mô trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Agribank nói chung và Agribank Bạc Liêu đa dạng hóa các hình thức tín dụng đối với DNVVN. Agribank Bạc Liêu cũng áp dụng Agribank sử dụng hệ thống IPCAS tự động theo dõi thông tin khách hàng và tài khoản, tính lãi định kỳ và theo dõi biến động, đảm bảo độ chính xác và an toàn cao nhất
Agribank Bạc Liêu đã kịp thời xây dựng các quy trình tín dụng trong đó có quy định quy trình tín dụng đối với DNVVN theo Quy chế, chế độ, thể lệ tín dụng của Agribank Việt Nam theo đúng quy định của NHNN. Theo đó, đã đề cao việc kiểm soát
chặt ngay từ khâu thẩm định tín dụng, hạn chế cấp tín dụng cho các dự án tác động xấu đến môi trƣờng - xã hội góp phần hạn chế những rủi ro về mặt môi trƣờng - xã hội; đồng thời cũng có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp DNVVN hƣớng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, sạch và an toàn hơn.
Công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN tại Agribank Bạc Liêu đƣợc đẩy mạnh và triển khai đồng bộ trên chi nhánh và có những chuyển biến rõ rệt. Với mô hình 3 vòng kiểm soát, đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng định hƣớng, an toàn và tuân thủ quy định Pháp luật. Kết quả chỉ tiêu nợ quá hạn đối với DNVVN tại Agribank Bạc Liêu thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế cho thấy chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng đối với DNVVN tại ngân hàng khá tốt; Tỷ lệ nợ xấu của DNVVN tại Agribank Bạc Liêu mặc dù có dấu hiệu ngày càng tăng nhƣng vẫn ở dƣới mức quy định của NHNN, thấp hơn so với bình quân nợ xấu của các NHTM trên địa bàn.. Agribank Bạc Liêu đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn nợ xấu đối với DNVVN, xử lý thu hồi nợ tồn đọng thông qua xử lý rủi ro nên cũng ảnh hƣởng phần nào đến chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN; Ngoài ra, Agribank Bạc Liêu cũng thực hiện phân công rõ trách nhiệm cho công chức trong việc xử lý nợ tồn đọng, gắn tiền lƣơng, thƣởng với kết quả thu hồi các khoản nợ này. Trong triển khai thực hiện xử lý nợ xấu, từng chi nhánh loại III, Hội sở Agribank Bạc Liêu đều phân công riêng 01 thành viên trong Ban Giám Đốc, 01 Lãnh đạo phòng Kế hoạch kinh doanh trực tiếp phụ trách công tác này. Xây dựng phƣơng án, kế hoạch chi tiết, đầy đủ từng doanh nghiệp,; gắn trách nhiệm và quyền lợi với kết quả thu hồi các khoản nợ xấu cho công nhân viên của ngân hàng. Các kế hoạch thu hồi nợ xấu đều đƣợc Ban lãnh đạo ngân hàng chỉ đạo, xem xét, yêu cầu phản biện trƣớc khi thực hiện.
Nhìn chung, Agribank nói riêng và Agribank Bạc Liêu nói riêng có chính sách tín dụng đối với DNVVN phản ánh định hƣớng cơ bản cho hoạt động tín dụng, phù hợp với đƣờng lối phát triển kinh tế, đồng thời kết hợp đƣợc lợi ích của ngƣời gửi tiền, của ngân hàng và ngƣời vay tiền; Quy trình tín dụng khoa học, hợp lý, bảo đảm thực hiện các khoản vay có chất lƣợng; xây dựng tuyến phòng thủ 3 lớp phòng thủ theo Basel II đã góp phần làm giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao chất lƣợng tín dụng.
2.4.2.2.Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nêu trên thì hoạt động tín dụng và chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN tại Agribank Bạc Liêu cũng bộc lộ những hạn chế sau:
Doanh số cho vay đối với DNVVN liên tục tăng trƣởng, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng ngày càng giảm, không ổn định, chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp so với tổng dƣ nợ cho vay và không đạt so với mục tiêu Agribank đề ra. Agribank chƣa thực sự chú trọng tăng trƣởng tín dụng đối với DNVVN. Kết quả cho vay đối với DNVVN chƣa tƣơng xứng với quy mô hơn 2.165 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và tiềm năng của khu vực doanh nghiệp này.
Đa số tận dụng mọi nguồn vốn để cho vay, tập trung tăng trƣởng tín dụng ngắn hạn hơn là cho vay trung và dài hạn, chính sách này phần nào ảnh hƣởng đến thu nhập thấp
Agribank Bạc Liêu trích lập đủ các khoản dự phòng cao hơn mức của NHNN quy định cho thấy tăng trƣởng tín dụng qua các năm khá cao, chất lƣợng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN có giảm xuống nhƣng vẫn cao hơn tỷ lệ nợ xấu chung của Agribank Bạc Liêu.
Vòng quay vốn của ngân hàng chƣa đạt mức chung của toàn hệ thống. Vòng quay vốn chƣa cao còn cho thấy công tác thu hồi nợ chƣa tốt.