9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.4.1. Những thuận lợi và khó khăn
2.4.1.1. Thuận lợi
Agribank Bạc Liêu có lợi thế là chi nhánh của ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc lấy đầu tƣ chủ lực vào nông nghiệp, nông thôn làm kim chỉ nam ngay từ những ngày đầu hoạt động. Agribank có mạng lƣới rộng lớn nhất với trên 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch có mặt khắp mọi vùng, miền, huyện đảo cả nƣớc, chi nhánh Campuchia; gần 40.000 cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu, gắn bó địa phƣơng và đang ngày càng khẳng định vị thế và uy tín trên thị trƣờng, hƣớng đến chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Có trụ sở tại tỉnh Bạc Liêu, tỉnh nông nghiệp có tiềm năng phát triển rất lớn về nuôi tôm nƣớc lợ và cây lúa cũng nhƣ diêm nghiệp, Bạc Liêu còn là tỉnh có diện tích và sản lƣợng tôm nhất nhì cả nƣớc với Tổng sản lƣợng nuôi trồng và khai thác trong năm 2017 là
322.650 tấn (trong đó tôm 129.745 tấn, cá và thủy sản khác 192.905 tấn6
. Các DNVVN trên địa bàn chủ yếu kinh doanh các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ,và công nghiệp liên quan đến nông nghiệp. Đây cũng chính là lợi thế của toàn hệ thống Agribank trong chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn để phát triển khách hàng hàng (khách hàng hiện hữu, khách hàng mới)
Lực lƣợng nhân sự tại Agribank Bạc Liêu có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn để lĩnh hội và ứng dụng khoa học tiên tiến; đƣợc đào tạo xuyên suốt, bài bản, có tính gắn bó cao và thông hiểu văn hóa của Ngân hàng đảm bảo chất lƣợng nguồn nhân lực đủ sức cạnh tranh để tạo ra lợi thế so sánh cho Agribank Bạc Liêu
Theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bạc liêu từ năm 2012 đến năm 2017: Nguồn vốn huy động của Agribank Bạc Liêu giai đoạn 2012 – 2017 vẫn tăng trƣởng, ổn định (biểu đồ 2.11) với mức tăng trƣởng hằng năm khoảng 20%, năm 2017 đạt 5.909 tỷ đồng, tăng 19,59% so với năm 2016.
Biểu đồ 2. 10: Tình hình huy động vốn của Agribank Bạc Liêu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bạc liêu từ năm 2012 đến năm 2017)
Hiệu quả sử dụng vốn qua các năm khá cao gần hoặc trên 100% chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động đƣợc, từ năm 2013 trở lại đây tỷ lệ này lớn hơn 100%, vƣợt quá tỷ lệ của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHTM phải thực hiện tỷ lệ tối đa dƣ nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo đồng Việt Nam là 90%)
Bảng 2. 5:Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên huy động vốn
Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nguồn vốn huy động (tỷ đồng) 2.418 2.897 3.412 4.181 4.941 5.909 Dƣ nợ tín dụng (tỷ đồng) 2.401 3.053 3.717 4.519 5.221 6.184 Hiệu quả sử dụng vốn (Tỷ lệ huy động vốn/Cho vay) 99,3% 105,4% 108,9% 108,1% 105,7% 104,7%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bạc Liêu từ năm 2012 đến năm 2017)
Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của chi nhánh từ năm 2015 trở đi đều lớn hơn 1, cho thấy Agribank Bạc Liêu đã sử dụng tài sản một cách có hiệu quả
Bảng 2. 6: Kết quả kinh doanh của Agribank Bạc Liêu
Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Thu nhập 546.843 493.349 506.274 493.760 512.586 614.831 % tăng thu nhập -9,78% 2,62% -2,47% 3,81% 19,95% Chi phí 400.324 353.686 356.569 348.921 392.136 459.011 % tăng chi phí -11,65% 0,82% -2,14% 12,39% 17,05% Lợi nhuận 146.519 139.663 149.705 144.839 120.450 155.820 % tăng lợi nhuận -4,68% 7,19% -3,25% -16,84% 29,36% ROA 0,23% 0,26% 0,96% 1,00% 1,00% 1,20%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bạc Liêu từ năm 2012 đến năm 2017)
2.4.1.2. Khó khăn
Ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế thời gian qua và nguồn lực ngân sách Nhà nƣớc rất hạn chế; một số chƣơng trình, gói hỗ trợ chƣa phát huy, thị trƣờng vốn (cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tƣ, tài chính vi mô) còn nhỏ bé, chƣa phát triển. Môi trƣờng kinh doanh có cải thiện, nhƣng còn phức tạp, chi phí không chính thức còn cao.
Tại Bạc Liêu, mặt hàng chủ lực, về xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu là thủy sản. Tuy nhiên, cũng bị ảnh hƣởng trực tiếp của biến đổi khí hậu đang ngày càng nghiêm trọng và khó đo lƣờng; các loại bệnh trên cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là trong nuôi trồng thủy sản sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của DNVVN, đồng thời ảnh hƣởng đến chất lƣợng cho vay đối với DNVVN tại Agribank Bạc Liêu.
Ngoài ra, Agribank Bạc Liêu còn gặp một số khó khăn từ nguyên nhân chủ quan sau:
Cơ cấu nguồn huy động vốn phân theo kỳ hạn thì nguồn vốn chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn, quy mô tăng trƣởng không đồng đều, cơ cấu kỳ hạn, lãi suất chƣa hợp lý, đặc biệt là loại tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp so với tổng nguồn vốn. Dẫn đến chi nhánh có thể gặp khó khăn trong nguồn vốn và phải trông chờ vào nguồn vốn điều hòa từ Agribank hoặc nguồn vốn tăng trƣởng không ổn định, tăng trƣởng thời điểm cuối tháng, cuối quý do "chạy theo" chỉ tiêu làm ảnh hƣởng đến chỉ tiêu toàn tỉnh. Vốn huy động không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay, dẫn đến Agribank Bạc Liêu có thể gặp khó khăn trong việc phải sử dụng huy động vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn,tính thanh khoản của ngân hàng không tốt.
Hoạt động kinh doanh của Agribank Bạc Liêu qua các năm có, tốc độ tăng trƣởng trong không cao, có lúc âm