VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TRONG MÔ HÌNH MUNDELL-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 30)

FLEMMING

Mô hình Mundell-Fleming là sự mở rộng của nền tảng lý thuyết IS-LM khi có tính đến tác động của cán cân thanh toán. Đây được xem là điểm khởi đầu cho lý thuyết bộ ba bất khả thi. Mô hình Mundell-Fleming chỉ ra sự hiệu quả hay không hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá dưới các chế độ tỷ giá khác nhau.

Mô hình Mundell-Fleming là mô hình thể hiện sự phân tích trên cơ sở kết hợp đồng thời cả 3 thị trường: Thị trường hàng hóa (đường IS), thị trường tiền tệ (đường LM) và thị trường ngoại hối (đường BP).

Đường IS là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa lãi suất và sản lượng mà tại đó thị trường hàng hóa cân bằng. Đường IS trong nền kinh tế mở biểu diễn những phối hợp khác nhau giữa thu nhập quốc dân (Y) và lãi suất (r) mà tại đó tổng các khoản rò rỉ bao gồm tiết kiệm và chi tiêu nhập khẩu (S+M) bằng tổng các khoản bơm vào bao gồm đầu tư, chi tiêu Chính phủ và xuất khẩu (I+G+X). Phương trình đường IS có dạng như sau: Y = C(Y, T) + I(Y,r) + G + NX(Y, e). Trong các yếu tố làm dịch chuyển đường IS, thì yếu tố thay đổi chi tiêu Chính phủ (G) là yếu tố quan trọng nhất vì chúng là những công cụ Chính phủ có sẵn trong tay để can thiệp vào nền kinh tế.

Đường LM biểu diễn những phối hợp khác nhau giữa thu nhập quốc dân (Y) và lãi suất (r) mà tại đó thị trường tiền tệ đạt được cân bằng, nghĩa là cung tiền bằng cầu tiền. Phương trình đường LM có dạng r = f(Y). Trong các yếu tố làm dịch chuyển đường LM, thì yếu tố thay đổi lượng cung ứng tiền (M2) là yếu tố quan trọng làm dịch chuyển đường LM, bởi vì chúng là những công cụ mà Chính phủ có sẵn trong tay để can thiệp vào nền kinh tế.

Đường cán cân thanh toán BP biểu diễn những sự phối hợp khác nhau giữa lãi suất (r) và thu nhập (Y) phản ánh trạng thái cân bằng của BP, nghĩa là trạng thái cân bằng bên ngoài của nền kinh tế. Cán cân thanh toán gồm 3 bộ phận: cán cân vãng lai (CA), cán cân vốn (K) và cán cân thanh toán chính thức là sự thay đổi của dự trữ ngoại hối của một quốc gia (dR). Phương trình đường BP có dạng Y= f(e, r). Ứng với mỗi mức lãi suất (r) nhất định, các yếu tố làm Y thay đổi, nghĩa là làm dịch chuyển đường BP như sau:

+ Luồng vốn ròng (K): luồng vốn ròng là hàm số của lãi suất (r) nên ứng với mỗi mức lãi suất nhất định thì luồng vốn ròng là một hằng số. Do đó yếu tố luồng vốn ròng (K) không làm cho đường BP dịch chuyển khi lãi suất không thay đổi. Tuy nhiên, trên thực tế luồng vốn ròng (K) còn chịu nhiều sự tác động của các yếu tố định tính khác như tiềm năng phát triển của một quốc gia, mức độ tự do hóa cán cân vốn, nhu cầu đầu tư quốc tế….

+ Yếu tố xuất khẩu ròng: với các yếu tố khác không thay đổi và điều kiện Marshall-Lerner được duy trì, nghĩa là (ηX + ηM)>1, thì phá giá sẽ làm cho xuất khẩu ròng tăng và làm cải thiện cán cân vãng lai (CA), tức là làm cho đường BP dịch chuyển sang phải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 30)