Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá linh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 36)

Các hàm ý của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá dưới chế độ tỷ giá linh hoạt có thể được hình dung trong biểu đồ 1.2. Giả định chúng ta bắt đầu tại E=(r*, Y*) - phần giao nhau của đường cong IS, LM, BP; và giả định có một sự mở rộng chính sách tiền tệ từ LM sang LM’. Kết quả, chúng ta dịch chuyển từ E đến F, là một cán cân thanh toán thâm hụt. Tại điểm F, có một thiếu hụt nguồn cung ngoại tệ và dư nguồn cung về nội tệ trên thị trường ngoại hối. Dưới cơ chế tỷ giá linh hoạt, tỷ giá sẽ giảm, do đó đường BP dịch chuyển sang phải thành BP’ và IS dịch chuyển sang phải thành IS’, tạo nên một điểm cân bằng sản lượng mới J cao hơn Y*J. Chúng ta có được sự cân bằng bên trong và bên ngoài khi có sự giao nhau của ba đường IS’, LM’ và BP’. Do đó, dưới chế độ tỷ giá linh hoạt, chính sách tiền tệ tỏ ra khá hiệu quả để gia tăng sản lượng.

Biểu đồ 1.2: Mô hình IS-LM của Mundell-Fleming với tỷ giá linh hoạt

Nguồn: Giáo trình tài chính quốc tế [16]

Ngược lại, sự hiệu quả của chính sách tài khoá dưới cơ chế tỷ giá linh hoạt là không rõ ràng. Trong biểu đồ 1.2, bắt đầu tại điểm E, giả định có một chính sách tài khoá mở rộng làm cho đường cong IS dịch chuyển đến IS’’ tại điểm G. Tuy nhiên, tại điểm G, chúng ta có một cán cân thanh toán thặng dư và do đó có một sự gia tăng trong tỷ giá thực. Điều này sẽ làm cho đường BP dịch chuyển lên trên thành BP’’ và IS’’ dịch chuyển ngược lại thành IS’. Ta có một điểm cân bằng mới K, là sự giao nhau của đường IS’, LM và BP’’. Như vậy, trong điều kiện tương đối, một chính sách tài khoá mở rộng dưới chế độ tỷ giá linh hoạt là ít hiệu quả hơn dưới chế độ tỷ giá cố định.

K BP J LM IS LM’ IS IS’’ BP’ BP’ r * F E G Y r Y* Yk* YJ*

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chính sách tỷ giá đóng một vai trò quan trọng trong chính sách kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế và tỷ giá là một trong những công cụ quan trọng nhất của chính sách này. Tỷ giá danh nghĩa (NER) là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác, nó là tỷ giá được giao dịch hàng ngày trên thị trường ngoại hối. Khi một nước tham gia vào thương mại và các giao dịch khác với các nước thì Tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER) phản ánh giá trị chung của đồng tiền so với một rổ các đồng tiền ngoại tệ, và được tính dựa trên các tỷ giá song phương (NER) và quyền số là tỷ trọng thương mại của nước đó với các nước kia. Tỷ giá thực song phương (RER) là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước. Tỷ giá thực đa phương (REER) hay còn gọi là tỷ giá thực hiệu lực được điều chỉnh theo lạm phát so với các đối tác thương mại có tính đến trọng số thương mại của các đối tác. Tỷ giá thực có thể được xem là thước đo sức cạnh tranh về giá cả trong mậu dịch quốc tế của một quốc gia. Mô hình Mundell-Fleming là một mô hình kinh tế học vĩ mô sử dụng 2 đường IS và LM để phân tích tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô được thực hiện trong một nền kinh tế mở cửa. Bên cạnh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, thì chính sách tỷ giá cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng các mục tiêu kinh tế vĩ mô mà các quốc gia theo đuổi. Các mục tiêu này bao gồm cân bằng bên trong, là tạo công ăn việc làm cho người dân và cân bằng bên ngoài, là cân bằng cán cân thanh toán của quốc gia. Nhờ vào tính linh hoạt và sự tác động sâu rộng đến mọi yếu tố trong nền kinh tế mở của chính sách tỷ giá, việc nghiên cứu chính sách tỷ giá theo mô hình Mundell-Fleming đã cung cấp cho chúng ta một phương pháp luận toàn diện để có thể tìm ra các giải pháp, công cụ hữu hiệu để giảm thiểu những tác động tiêu cực đồng thời có thể phát huy những mặt tích cực của các yếu tố kinh tế.

CHƯƠNG 2

KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH MUNDELL-FLEMMING TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 -2011

Mô hình Mundell-Flemming cho thấy, sự biến động của tỷ giá hối đoái có quan hệ mật thiết với kết quả của nền kinh tế vĩ mô và là một biến số quan trọng ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của hàng hoá ngoại thương và những biến số khác trong nền kinh tế. Trong đó, sự thay đổi trong cán cân thương mại do biến động của tỷ giá là một vấn đề quan trọng và cơ bản trong chính sách kinh tế vĩ mô. Thực tiễn trong những năm qua, xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng khá ấn tượng, tuy vậy cán cân thương mại của Việt Nam luôn thâm hụt. Do vậy, vấn đề đặt ra ở đây là quan hệ giữa chính sách tỷ giá với ngoại thương là như thế nào? Liệu chính sách tỷ giá trong thời gian qua đã hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu? Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy OLS nhằm kiểm định các tác động của tỷ giá đến các yếu tố khác trong nền kinh tế theo mô hình Mundell- Flemming, các yếu tố này bao gồm: mức độ thâm hụt của BP, chi tiêu Chính phủ, tỷ giá thực, lượng cung tiền M2...nhằm xác định mô hình của mối quan hệ giữa các yếu tố này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 36)