VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 -2011
Mô hình Mundell-Flemming cho thấy, sự biến động của tỷ giá hối đoái có quan hệ mật thiết với kết quả của nền kinh tế vĩ mô và là một biến số quan trọng ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của hàng hoá ngoại thương và những biến số khác trong nền kinh tế. Trong đó, sự thay đổi trong cán cân thương mại do biến động của tỷ giá là một vấn đề quan trọng và cơ bản trong chính sách kinh tế vĩ mô. Thực tiễn trong những năm qua, xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng khá ấn tượng, tuy vậy cán cân thương mại của Việt Nam luôn thâm hụt. Do vậy, vấn đề đặt ra ở đây là quan hệ giữa chính sách tỷ giá với ngoại thương là như thế nào? Liệu chính sách tỷ giá trong thời gian qua đã hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu? Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy OLS nhằm kiểm định các tác động của tỷ giá đến các yếu tố khác trong nền kinh tế theo mô hình Mundell- Flemming, các yếu tố này bao gồm: mức độ thâm hụt của BP, chi tiêu Chính phủ, tỷ giá thực, lượng cung tiền M2...nhằm xác định mô hình của mối quan hệ giữa các yếu tố này.
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1. Phương trình quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô theo mô hình Mundell-Flemming Flemming
Nhằm làm rõ xu hướng biến động của cán cân thanh toán PB khi lãi suất thực đa phương thay đổi. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy Log(TYLEXM) = α + βlog(REER). Trong các bộ phận cấu thành của cán cân thanh toán BP, tác giả chỉ xem xét tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại, bởi vì cán cân thương mại đóng vai trò chủ yếu và quyết định mức độ biến động của cán cân thanh toán BP trong dài hạn và theo các lý thuyết kinh tế được thừa nhận rộng rãi thì trong các bộ phận cấu thành của cán cân thanh toán BP, thì chỉ có cán cân thương mại (CA) chịu sự tác động của yếu tố tỷ giá.
Sự phân tích tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại sẽ phản ánh được sự tác động của tỷ giá đối với cán cân thanh toán BP.
Tác giả lựa chọn đánh giá tác động của tỷ giá thực đa phương (REER) và tỷ số thương mại, là tỷ số kim ngạch xuất khẩu trên kim ngạch nhập khẩu (X/M), thay vì tỷ giá hối đoái danh nghĩa và kim ngạch xuất nhập khẩu. REER được sử dụng vì nó cho thấy sự tương quan sức mua giữa VND và các đồng ngoại tệ trong rổ tiền tệ. Các ngoại tệ được chọn đưa vào rổ tiền tệ là đồng tiền của các quốc gia có tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất trong năm 2010 trong tổng kim ngạch xuất nhập Việt Nam theo số liệu của GSO. Do vậy chỉ số REER cho thấy sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với các đối tác thương mại chủ yếu. Tỷ lệ thương mại X/M được sử dụng vì cán cân thương mại của Việt Nam bị thâm hụt kéo dài, tỷ lệ thương mại X/M sẽ cho thấy sự cải thiện hoặc xấu đi của cán cân vãng lai (CA) qua mối tương quan hữu cơ giữa mức tăng xuất khẩu so với mức tăng của nhập khẩu khi đồng VND bị phá giá.
Để làm rõ mối quan hệ giữa chỉ số lạm phát với chi tiêu công của Chính phủ và lượng cung tiền M2. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy Log(CPI) = η + δlog(G) và mô hình hồi quy Log(CPI) = λ + γlog(M2).
Trong đó:
Log(TYLEXM) là tỷ lệ % cải thiện cán cân thương mại Log(CPI) là tỷ lệ % thay đổi hàng năm của chỉ số giá cả.
log(REER) là tỷ lệ % thay đổi hàng năm của tỷ giá thực đa phương. log(M2) là tỷ lệ % thay đổi hàng năm của mức cung tiền M2
log(G) là tỷ lệ % thay đổi hàng năm của chi tiêu Chính phủ.
Biến log(REER), log(M2) và log(G) là những chỉ báo mô tả khả năng Chính phủ sử dụng các công cụ chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để điều tiết và can thiệp vào thị trường.