Mô hình hồi quy Log(CPI) λ+ γlog(M2)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 40)

Hàm hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa lạm phát và lượng cung tiền M2 là:

LOG(CPI) = 0.3325926081*LOG(M2) + 0.4024154426.

Các tham số thống kê của các mô hình đều chứng tỏ các mô hình là phù hợp và có ý nghĩa. Hệ số kiểm định độ phù hợp của mô hình là 0,9488 cho thấy yếu tố lượng cung tiền M2 giải thích được 94,88% sự biến động của tỷ lệ lạm phát. Hệ số ước lượng của mô hình có độ tin cậy cao, thể hiện ở ý nghĩa thống kê t<0.05. Hệ số ước lượng của lượng cung tiền M2 mang dấu (+) cho thấy nếu Chính phủ tăng lượng cung tiền M2 1% thì sẽ tác động làm cho lạm phát tăng 0,33%. Kết quả hồi quy trên cho thấy việc giảm bớt lượng cung tiền M2 đang lưu thông có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

2.2.3. Mô hình hồi quy Log(CPI) = η + δlog(G)

Hàm hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa lạm phát và chi tiêu chính phủ là:

LOG(CPI) = 0.5326823404*LOG(G) - 0.9232156471

Các tham số thống kê của các mô hình đều chứng tỏ các mô hình là phù hợp và có ý nghĩa. Hệ số kiểm định độ phù hợp của mô hình là 0,9870 cho thấy yếu tố chi tiêu công của Chính phủ giải thích được 98,70% sự biến động của tỷ lệ lạm phát. Hệ số ước lượng của mô hình có độ tin cậy cao, thể hiện ở ý nghĩa thống kê t<0.05. Hệ số ước lượng của chi tiêu Chính phủ mang dấu (+) cho thấy mức chi tiêu của Chính phủ tăng 1% thì sẽ tác động làm cho tỷ lệ lạm phát tăng 0,53%. Kết quả hồi quy cho thấy việc thắt chặt chi tiêu của Chính phủ có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hành chính sách tài khóa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Kết quả nghiên cứu mô hình hồi quy đã khẳng định được sự tồn tại của quan hệ giữa các biến số vĩ mô tỷ giá thực đa phương, lượng cung tiền (M2) và chi tiêu Chính phủ trong dài hạn. Trong thời kỳ 2000 – 2011, tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa đồng Việt Nam với các đồng tiền của các bạn hàng chủ yếu thể hiện xu hướng tăng, đồng nghĩa với việc đồng Việt Nam mất giá. Tuy nhiên, dựa trên kết quả tính toán được, tỷ giá hối đoái REER thực tế đã bị giảm. Trong giai đoạn hiện nay, việc duy trì tỷ giá hối đoái danh nghĩa gần như cố định trong điều kiện lạm phát đã được kiềm chế song vẫn cao hơn lạm phát của Mỹ (nước có đồng tiền chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giỏ ngoại tệ để xác định tỷ giá của Việt Nam) và các nước có quan hệ thương mại chủ yếu của Việt Nam, đồng thời đồng USD có xu hướng tăng giá ổn định đã làm cho VNĐ có xu hướng ngày càng bị đánh giá cao hơn thực tế. Điều này đã tạo ra và tích lũy những yếu tố gây mất ổn định và kìm hãm sự phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra khối lượng cung tiền M2 và chi tiêu công của Chính phủ gia tăng trong những năm qua cũng góp phần vào yếu tố gây lạm phát trong những năm trước đây. Điều này đòi hỏi Chính phủ phải thận trọng và cân nhắc hơn trong việc lập kế hoạch và điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong thời gian sắp tới.

CHƯƠNG 3

CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM TỪ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY

3.1. GIAI ĐOẠN TRƯỚC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO (1999-2006)

Từ 1999 với chính sách kích cầu của Chính phủ, chính sách tiền tệ đã được điều hành theo hướng mở rộng, NHNN đã thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất trong năm 1999, trần lãi suất cho vay bằng VND là 10,2% /năm. Tuy nhiên, lãi suất cho vay bằng USD không được điều chỉnh giảm và xoay quanh 7,5%-8%/năm. Lãi suất tiền gửi ngắn hạn USD cao hơn lãi suất tiền gửi VND làm cho cho lượng tiền gửi USD vào hệ thống ngân hàng trong năm 1999 có tốc độ tăng gần gấp đôi tốc độ tăng tiền gửi VND. Song song đó, lượng kiều hối vẫn tiếp tục tăng mạnh do Nhà nước bỏ việc thu thuế và quy định kết hối đối với người nhận kiều hối. Cán cân thương mại và cán cân cân vãng lai đều được cải thiện, dự trữ ngoại tệ liên tục tăng lên. Tỷ giá VND/USD vẫn tiếp tục xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng và mức tăng được xem là khá ổn định trong năm 1999. Sự gia tăng ổn định của nguồn cung USD đã khiến cung USD dồi dào so với cầu USD cũng đã giúp Chính phủ mạnh dạn giảm mạnh tỷ lệ kết hối từ 80% xuống còn 50% kể từ 30/08/1999.

Biểu đồ 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu, CCTM và REER 2000 – 2006 (năm gốc là năm 2000) -100000 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 Xuất khẩu - Tỷđồng Nhập khẩu - Tỷđồng

Thâm Hụt XNK Tỷ giá thực đa phương (REER)

Nguồn: số liệu từ Tổng cục thống kê [18], Ngân hàng phát triển Châu Á [21] và Ngân hàng Thế giới [22]

Bối cảnh kinh tế toàn cầu năm 2001 đã có sự suy giảm đáng kể với các dấu hiệu suy thoái khá rõ nét đã khiến Hệ thống dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) liên tục cắt giảm lãi suất trong năm 2001. NHNN Việt Nam cũng thực hiện cắt giảm lãi suất cơ bản của VND từ 0,725%/tháng vào ngày 01/03/2001 xuống còn 0,6%/tháng vào ngày 01/10/2001. Chính sách lãi suất tiền gửi ngoại tệ vẫn không thay đổi so với trước đó và được NHNN khống chế ở mức thấp. NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của tiền gửi ngoại tệ từ 8% lên 15% (trong khi đó giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của tiền gửi VND từ 5% xuống còn 3%) sau đó giảm còn 10% từ 01/12/2001 nhằm hạn chế hiện tượng đôla hóa, đồng thời giảm tỷ lệ kết hối từ 50% xuống còn 40%. Tuy nhiên, chính sách lãi suất cho vay ngoại tệ đã có sự thay đổi quan trọng kể từ 01/06/2001 khi NHNN chính

thức cho phép tự do hóa lãi suất cho vay ngoại tệ, nhờ vậy biến động lãi suất cho vay USD của các ngân hàng thương mại nhìn chung bám khá sát với diễn biến lãi suất trên thị trường quốc tế.

Do ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới nên xuất khẩu của Việt Nam đã suy giảm, tuy nhiên nhờ nhập khẩu được kiểm soát tốt và tăng không đáng kể nên cán cân thương mại thâm hụt không đáng kể. Nhìn chung, tỷ giá VND/USD không có sự đột biến trong năm 2001, xu hướng chung vẫn là sự gia tăng tỷ giá theo thời gian. Tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng do NHNN công bố có mức tăng tính cho cả năm là 3,2% so với đầu năm. Trong suốt 10 tháng đầu năm 2002, Fed vẫn duy trì mức lãi suất quỹ dự trữ liên bang ở mức 1,75%/năm nên nhìn chung lãi suất USD không có sự biến động lớn. Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay USD trong nước cũng theo xu hướng giảm khá tương đồng với diễn biến trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, trái với diễn biến của lãi suất USD, lãi suất tiền gửi và tiền vay VND lại biến động theo xu hướng tăng bắt đầu từ tháng 5/2002 và nhất là sau khi NHNN cho phép thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với VND.

Chênh lệch khá lớn giữa lãi suất tiền gửi VND và lãi suất tiền gửi USD đã kéo theo tỷ trọng huy động bằng USD trên tổng vốn huy động giảm đáng kể. Về lý thuyết, khi chênh lệch lãi suất giữa VND và USD tăng lên, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, VND sẽ lên giá. Nhưng trên thực tế VND tiếp tục mất giá với USD bất chấp việc trong cùng thời gian này USD vẫn tiếp tục mất giá so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác. Tình hình ngoại tệ bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng, nhất là khi từ tháng 12/2001, cán cân thương mại thâm hụt và đến hết quý 2/2002, mức thâm hụt đã vượt trên 230 triệu USD.

Đến tháng 6/2002, tỷ giá công bố của NHNN tăng 1,26% so với đầu năm, mức tăng được xem là thấp so với sức ép của thị trường. Trong lúc đó tỷ giá thị trường tự do luôn ở mức cao hơn nhiều so với tỷ giá niêm yết. Hầu như tất cả các NHTM đều niêm yết tỷ giá bán bằng tỷ giá mua và luôn đụng trần cho phép.

Ngày 01/07/2002, NHNN đã ban hành quyết định nâng cao biên độ tỷ giá giao ngay từ mức ±0,1% lên ±0,25%, biên độ tỷ giá giao dịch kỳ hạn 30 ngày từ ±0,4% lên

Biểu đồ 3.2: Biên độ giao dịch tỷ giá hối đoái từ 03/1989 – 03/2009

Nguồn: Cổng thông tin và dữ liệu tài chính [19]

±0,5%, kỳ hạn 90 ngày từ ±2,35% lên ±2,5%. Nhìn chung, việc nới lỏng biên độ đã giúp các NHTM ít bị gò bó hơn trong việc xác định tỷ giá giao dịch nên có thể linh hoạt thay đổi, điều chỉnh khi cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề căng thẳng cung cầu ngoại tệ không chỉ dừng lại ở biên độ mà còn phụ thuộc lớn vào tỷ giá công bố của NHNN. Vì vậy, thị trường ngoại tệ tuy không còn căng thẳng cao như trước ngày điều chỉnh nhưng tỷ giá niêm yết của các NHTM vẫn tiếp tục đụng trần cho đến hết năm 2002.

Kể từ giữa năm 2002, kinh tế Việt Nam có dấu hiệu thoát khỏi tình trạng giảm phát và bắt đầu khôi phục lại tốc độ tăng trưởng kinh tế. Kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh so với kim ngạch xuất, hậu quả là cán cân thương mại đã thâm hụt đến 1.301 triệu USD vào cuối tháng 6/2003, cán cân vãng lai theo đó cũng thâm hụt 1.091 triệu USD. Tuy nhiên, nhờ có sự thặng dư của cán cân vốn đã giúp cán cân tổng thể thặng dư. Chênh lệch lãi suất VND và lãi suất USD vẫn tiếp tục được mở rộng trong năm 2003 và cả năm 2004 đã làm cho nguồn huy động ngoại tệ của hệ thống ngân hàng tăng chậm hơn nhiều so với nhu cầu vay ngoại tệ.

Song song đó, việc FED cắt lãi suất quỹ dự trữ liên bang xuống còn 1,0% vào ngày 25/06/2003 cùng với triển vọng kém của nền kinh tế Hoa Kỳ đã khiến đồng USD mất giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác, giá vàng thế giới tăng vọt. Ngoại tệ vốn đã khan hiếm càng trở nên khan hiếm hơn khi vàng được tăng nhập khẩu vào Việt Nam qua đường chính ngạch lẫn nhập lậu tùy vào từng thời điểm khác nhau. NHNN cho phép NHTM triển khai nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ với những thay đổi mang tính nới lỏng trong các điều kiện, thủ tục và quyền kinh doanh ngoại tệ theo Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 08/12/2004 và siết chặt việc quản lý thu đổi ngoại tệ tại các đại lý thu đổi ngoại tệ, và quyết định hạ tỷ lệ kết hối xuống còn 0% và cho phép doanh nghiệp được chủ động bán USD hoặc giữ lại để kinh doanh trên tài khoản nhưng với việc NHNN chuyển từ trạng thái bán ròng USD trên thị trường liên ngân hàng sang trạng thái mua ròng liên tục từ tháng 3 đến tháng 10/2003 đã làm thị trường ngoại tệ càng thêm căng thẳng. Đến giữa năm 2004, tình hình tỷ giá mới trở nên dịu lại và không còn đột biến mạnh khi NHNN can thiệp trong suốt hai tháng 11 và 12/2003 với tổng lượng bán ròng USD lên hơn 400 triệu USD và liên tục trong 6 tháng đầu năm 2004 với hơn 950 triệu USD.

Biểu đồ 3.3: Diễn biến tỷ giá VND/USD 01/2003 - 04/2006

Nguồn: Cổng thông tin và dữ liệu tài chính [19]

Sự biến động tỷ giá VND/USD vẫn không tương đồng với vị thế của USD trên thị trường thế giới. Trong khi USD vẫn tiếp tục mất giá so với các đồng tiền chủ chốt trên thị trường tiền tệ thế giới, nhưng vẫn tiếp tục lên giá so với VND. Diễn biến này vẫn không có sự thay đổi đáng kể trong cả hai năm 2005-2006. Kết quả là VND mất giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác, điều này rất bất lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu hoặc các món nợ được thanh toán bằng EUR, JPY.

Một yếu tố khác góp phần không nhỏ cho sự ổn định tương đối của thị trường ngoại tệ và không xảy ra những cú sốc lớn tỷ giá VND/USD trong hai năm 2004-2005 là việc Fed bắt đầu điều chỉnh tăng lãi suất quỹ dự trữ liên bang, đã kéo theo sự gia tăng lãi suất Sibor. Khi khoảng cách lãi suất VND và USD được rút ngắn, áp lực vay USD của các doanh nghiệp giảm đáng kể, trong lúc tốc độ tăng tiền gửi ngoại tệ được nâng lên, đã góp phần quan trọng cho sự ổn định của thị trường ngoại tệ và tỷ giá VND/USD. Hơn nữa, tuy cán cân thương mại vẫn tiếp tục thâm hụt ngày càng cao nhưng nhờ các chuyển giao một chiều gia tăng, kể cả kiều hối, nên mức thâm hụt cán

cân vãng lai đã giảm rõ rệt. Đồng thời, nhờ sự gia tăng của nguồn vốn đầu tư gián tiếp lẫn đầu tư trực tiếp và, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức nên cán cân tổng thể vẫn tiếp tục thặng dư ở mức cao và ngày càng tăng, kết quả là dự trữ ngoại tệ đã tăng mạnh hơn nhiều so với mọi thời kỳ trước, đạt hơn 7 tỷ USD vào cuối năm 2005 và hơn 9 tỷ USD vào cuối năm 2006. Tuy nhiên, do nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng nhanh nên mức dự trữ tính theo tuần nhập khẩu vẫn chưa được cải thiện đáng kể, chỉ xoay quanh mức 8- 10 tuần nhập khẩu. Điều này cho thấy, nếu thị trường ngoại tệ xảy ra biến động, sự can thiệp trực tiếp của NHNN để bình ổn thị trường thông qua vai trò người bán cuối cùng sẽ bị hạn chế đáng kể.

Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, mà một trong những điều kiện cần thiết là Việt Nam được IMF công nhận là quốc gia đã tự do hóa tài khoản vãng lai. Từ năm 2003 và đặc biệt là trong hai năm 2004, 2005, Chính phủ và NHNN đã sửa đổi hàng loạt các quy định liên quan đến quản lý ngoại hối, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh ngoại hối có hiệu lực kể từ 01/06/2006 với các quy định được đổi với theo hướng tự do hóa, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Cụ thể, bãi bỏ mức khống chế trần của tỷ giá giao dịch kỳ hạn, chính thức cho phép áp dụng nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, tự do hóa các mức lãi suất trong nghiệp vụ quyền chọn, không kiểm tra chứng từ giữa các giao dịch ngoại tệ, bỏ giấy phép mua-chuyển-mang ngoại tệ ra nước ngoài của cá nhân cho mục đích học tập, du lịch, chữa bệnh, giảm dần hạn chế mang VND ra/vào lãnh thổ, cho phép xuất khẩu được thu bằng VND, .v.v… Những điều chỉnh, sửa đổi và ban hành các quy định mới theo hướng tự do hóa đã mang lại những tác động tích cực cho sự ổn định cho tỷ giá VND/USD trong suốt hơn hai năm từ tháng 2/2004 đến đầu tháng 11/2006, ngoại trừ đợt căng thẳng trên thị trường ngoại tệ và đột biến tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do trong tháng 3 và 4/2006.

Sự can thiệp trực tiếp của NHNN vào thị trường ngoại tệ trong tháng 3 và 4/2006 cũng như những lần can thiệp trực tiếp trước đó phần lớn chỉ là giải pháp mang

tính tình thế mà thiếu đi một giải pháp cơ bản mang tính chất lâu dài. Biên độ tỷ giá vẫn duy trì ở mức rất thấp (±0,25%) trong suốt thời gian dài trong lúc tỷ giá công bố hàng ngày, dù mang danh nghĩa là tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng của ngày hôm trước nhưng trên thực tế thường được xác định mang tính chủ quan từ phía

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)