Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược cạnh tranh trong hoạt động bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 30 - 31)

Quá trình xây dựng ma trận SWOT gồm các bƣớc sau:

Bước 1: Tổng hợp kết quả phân tích môi trƣờng kinh doanh để chỉ ra cơ hội và thách thức.

Bước 2: Tổng hợp kết quả phân tích môi trƣờng nội bộ để chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động ngân hàng bán lẻ.

Bước 3: Tổng hợp các kết quả phân tích và hình thành ma trận SWOT. Một ngân hàng không nhất thiết phải theo đuổi cơ hội tốt nhất, hay tận dụng một cách tối đa điểm mạnh của mình so với đối thủ. Mà thay vào đó là tạo dựng khả năng phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách tìm ra mức độ phù hợp giữa các điểm mạnh và cơ hội sắp đến. Bảng 1.1: Ma trận SWOT Những điểm mạnh (S): 1,2,3, Những điểm yếu (W): 1, 2, 3,

Những cơ hội (O): 1, 2, 3, Các chiến lƣợc SO: Sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội. Các chiến lƣợc WO: Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu. Những thách thức (T): 1, 2, 3, Các chiến lƣợc ST: Sử dụng điểm mạnh để đối phó với thách thức.

Các chiến lƣợc WT: Tối thiểu hóa điểm yếu để tránh thách thức.

Nguồn: PGS. TS. Ngô Kim Thanh (2011), Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

Ý nghĩa của mô hình SWOT: Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu ích cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất kì một tổ chức kinh doanh nào. Từ những phân tích môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng ngành để thấy đƣợc cơ hội và thách thức, cho đến việc phân tích nội bộ doanh nghiệp để

chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu. Các nhà quản trị sẽ sử dụng những kết quả phân tích đó đƣa vào mô hình SWOT để đƣa ra các đề xuất, các phƣơng án chiến lƣợc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược cạnh tranh trong hoạt động bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)