Chuyên môn hoá và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược cạnh tranh trong hoạt động bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 103 - 106)

Nhân sự đƣợc xác định là yếu tố quyết định, có vai trò quan trọng bảo đảm sự thành công của chiến lƣợc kinh doanh của Vietinbank đến năm 2020. Do đó, Ngân hàng cần xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ nghiệp vụ và lãnh đạo tinh thông, có trình độ cao, đủ năng lực tiếp nhận và kiểm soát công nghệ ngân hàng tiên tiến.

Tiếp tục hoàn thiện các qui trình, qui chế quản lý lao động, phát triển kỹ năng chuyên nghiệp về quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Tiếp tục hoàn thiện phƣơng pháp đánh giá cán bộ thông qua hệ thống thẻ điểm cân bằng (Kpi), xây dựng mô hình quản lý lao động theo các mục tiêu thông qua hệ thống đánh giá năng lực và kết quả công việc để từ đó có cơ chế sắp xếp lao động, xác định thu nhập, thƣởng phạt công bằng và minh bạch. Xây dựng các qui định nội bộ về chức trách, nhiệm vụ và định mức về khoán công việc, lao động, sản phẩm phù hợp với từng loại nhiệm vụ để làm cơ sở giao kết hợp đồng lao động. Quy trình, thủ tục, bổ nhiệm gắn với quyền hạn,

trách nhiệm của ngƣời ký quyết định. Bảo đảm quy trình bổ nhiệm “một cửa, một cấp” trong ngân hàng, thực hiện chế độ luân chuyển cán bộ. Tiếp tục hoàn thiện các chính sách về công tác cán bộ, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn, điều kiện đối với các chức danh, loại công việc và phân loại chất lƣợng cán bộ. Xây dựng các cơ chế về thu nhập (cơ chế trả lƣơng kinh doanh nội bộ, chế độ đãi ngộ) theo nguyên tắc trả lƣơng theo lao động và thu hút nhân tài.

Tổ chức đánh giá, phân loại cán bộ để có phƣơng án tuyển chọn, sắp xếp, bố trí phù hợp trên cơ sở không tăng và tiến tới giảm định biên toàn hệ thống (số lƣợng cán bộ tuyển mới phải ít hơn số cán bộ thôi làm việc). Tiến tới ký hợp đồng lao động trên cơ sở định biên và định mức lao động. Thay đổi cơ cấu và nâng cao chất lƣợng cán bộ theo hƣớng trẻ hoá đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ quản lý, đồng thời giảm tỷ trọng lao động thủ công, hành chính, hậu cần. Tuyển mới cán bộ có kinh nghiệm, năng lực và trình độ từ đại học trở lên đi đôi với sắp xếp lại lao động trên cơ sở kế hoạch đào tạo và bồi dƣỡng theo yêu cầu của nhiệm vụ kinh doanh mới. Tăng cƣờng cán bộ có năng lực cho các khâu trọng yếu (tín dụng, thanh toán quốc tế, đầu tƣ, quản lý rủi ro, công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm, marketing). Các tiêu chuẩn tuyển chọn cán bộ do đơn vị cơ sở đƣa ra phải phù hợp với từng chi nhánh và tiêu chuẩn chung của ngân hàng

Xây dựng và triển khai phƣơng án giải quyết số lao động dôi dƣ (đào tạo lại để bố trí công việc mới, nghỉ hƣu trƣớc tuổi, nghỉ theo chế độ chính sách về lao động dôi dƣ, chấm dứt hợp đồng lao động trƣớc thời hạn). Đối với những cán bộ không đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ mới, Vietinbank cần có biện pháp chuyển sang làm nhiệm vụ khác hoặc có kế hoạch đƣa đi bồi dƣỡng, đào tạo. Những cán bộ cao tuổi, không có khả năng phát triển, không đủ năng lực đảm đƣơng đƣợc các nhiệm vụ thì Vietinbank cần có chính sách động viên nghỉ việc và về hƣu trƣớc tuổi.

Khẩn trƣơng phát triển đội ngũ tác nghiệp và cán bộ lãnh đạo có trình độ chuyên môn tốt và kinh nghiệm về hoạt động ngân hàng hiện đại, năng động sáng tạo và có khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ và các phƣơng tiện làm việc hiện đại. Nguồn tạo cán bộ bao gồm: (i) Phát triển từ nội bộ; (ii)Tuyển dụng mới bằng những chính

sách và cơ chế thu nhập hấp dẫn, có tính cạnh tranh với các NHTM khác để thu hút cán bộ giỏi. Trong đó, đặc biệt chú ý đến nguồn tạo cán bộ thứ 2 để tranh thủ những bí quyết công nghệ ngân hàng của các NHTM khác.

Chính sách tuyển dụng và bố trí lao động phải căn cứ vào yêu cầu công việc và tiêu chuẩn lựa chọn ràng.

Phát triển đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin đủ về số lƣợng và chất lƣợng, có khả năng làm chủ các ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới, quản trị mạng, thiết kế và vận hành hệ thống.

Xây dựng kế đào đạo hàng năm, trung hạn và dài hạn. Nội dung đào tạo tập trung vào đào tạo nghề, đào tạo chuyên sâu, đào tạo quản lý tƣơng ứng vớí mức độ phát triển của nền kinh tế và của ngân hàng. Mở rộng các hình thức liên kết đào tạo. Tổ chức các khoá học, chƣơng trình đào tạo do các cơ sở đào tạo của ngân hàng thực hiện hoặc hợp tác với các cơ sở nghiên cứu và đào tạo ở trong và ngoài nƣớc. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo ở ngân hàng, kết hợp đào tạo lý thuyết với thực hành các công việc cụ thể. Mở rộng các hình thức hoạt động khoa học công nghệ chuyên sâu phù hợp với tính chất doanh nghiệp của ngân hàng. Chú ý đến các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển mang tính ứng dụng, đi tắt đón đầu nhằm đảm bảo tính tiên tiến, khoa học của Vietinbank, phù hợp với Luật khoa học và công nghệ cũng nhƣ yêu cầu và trình độ của Vietinbank. Nội dung các chƣơng trình đào tạo theo chuyên đề cần tập trung vào:

- Đào tạo thƣờng xuyên các kỹ năng nghiệp vụ (tín dụng, kế toán, thanh toán, ngân quỹ, kinh doanh ngoại hối, đầu tƣ, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, quản lý rủi ro, ) và quản trị kinh doanh ngân hàng cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Đây là nội dung đào tạo quan trọng nhất để đảm bảo cán bộ ngân hàng đƣợc thƣờng xuyên tiếp cận và cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt về các nghiệp vụ và sản phẩm chiến lƣợc mà ngân hàng dự kiến sẽ triển khai theo chiến lƣợc kinh doanh mới. Ƣu tiên đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ tín dụng về phân tích tình hình tài chính khách hàng, dự án, quản lý rủi ro, tín dụng, quản lý và giám sát tín dụng.

cấp của ngân hàng, liên tục tổ chức lớp đào tạo Giám đốc chi nhánh, Trƣởng phòng giao dịch, Trƣởng phòng khách hàng với sự giảng dạy của các chuyên gia nƣớc ngoài đến từ các ngân hàng uy tín trên thế giới.

Đào tạo chuyên gia đầu ngành về nghiên cứu phát triển dịch vụ, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, thực hiện chƣơng trình hợp tác đào tạo với các cơ sở đào tạo (trƣờng đại học, Viện nghiên cứu) và các tổ chức tín dụng khác ở ngƣời nƣớc ngoài thông qua quan hệ đại lý/ đối tác để tổ chức các khoá học ngắn hạn, các cuộc khảo sát hoặc hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về lĩnh vực ngân hàng, nhất là trong phát triển dịch vụ, sản phẩm, quản lý rủi ro và công nghệ ngân hàng mới.

Cung cấp các kiến thức bổ trợ cho hoạt động nghiệp vụ (marketing, ngoại ngữ, CNTT, Pháp luật, ) gắn với việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

Đào tạo giảng viên kiêm chức cho trung tâm đào tạo của ngân hàng.

Cung cấp thông tin về các chủ trƣơng, chính sách, nghiệp vụ và quy trình mới về tài chính, tiền tệ và ngân hàng trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ tự đào tạo và nâng cao trình độ. Có kế hoạch đào tạo đại học và sau đại học cho cán bộ, đồng thời hàng năm gửi cán bộ có năng lực (phải có cam kết sau khi học về phải phục vụ ngân hàng, nếu không phải bồi thƣờng vật chất) ra nƣớc ngoài học tập, đào tạo chuyên sâu về ngành, sản phẩm và quản trị ngân hàng.

Tăng cƣờng đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất tại các cơ sở đào tạo của ngân hàng, đồng thời nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên, tài liệu học tập và phƣơng pháp giảng dạy. Xây dựng các giáo trình chuẩn của ngân hàng về đào tạo dịch vụ ngân hàng hiện đại. Hoàn thiện quy trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo từ việc thiết kế, tổ chức chƣơng trình đào tạo cho đến tổ chức thi/kiểm tra, cấp chứng chỉ và giám sát ứng dụng kiến thức đƣợc trang bị vào hoạt động thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược cạnh tranh trong hoạt động bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)