Các hoạt động và thực trạng marketing của Uni trên các sàn thương

Một phần của tài liệu Phát triển các hoạt động marketing cho các kênh thương mại điện tử cho thương hiệu thời trang uni korean fashion của công ty TNHH thời trang – mỹ phẩm vĩnh thịnh (Trang 50 - 55)

2.2.2. Mục tiêu của Uni Korean Fashion trên các sàn thương mại điện tử:

Hiện tại thì hai gian hàng trên hai kênh thương mại điện tử của Uni có những hoạt động chưa được phân bổ đồng đều nhưng hai gian hàng này đều được Uni hướng đến mục tiêu là mở rộng thị trường, mở rộng độ phủ của thương hiệu Uni tới các thị trường tiềm năng khác và thúc đẩy doanh số bán hàng trên các kênh thương mại điện tử và đồng thời tăng doanh thu, doanh số bán hàng cho thương hiệu.

2.2.3. Các hoạt động và thực trạng marketing của Uni trên các sàn thươngmại điện tử: mại điện tử:

Đối với gian hàng của Uni trên kênh Shopee:

Đầu tiên là bước đăng tải sản phẩm của Uni, Uni đầu tư mạnh cho việc lên hình ảnh các sản phẩm bằng việc thuê mẫu và đầu tư thợ chụp ảnh để có những tấm hình đẹp nhất và rõ nét nhất đăng lên sản phẩm. Tần suất đăng bài trên Shopee của Uni mỗi ngày từ 3-5 sản phẩm trong một ngày và không có khung giờ, thời gian cố định. Do mới được mở bán trên shopee đầu năm 2020, nên số lượng sản phẩm trong danh mục của Uni mới có 162 sản phẩm, con số này chiếm chưa nhiều trong danh mục thực tế của sản phẩm bên Uni, danh mục sản phẩm còn chưa nhiều có thể thấy dưới hình sau:

Hình 2.2: Danh mục sản phẩm của Uni trên kênh Shopee.

Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp:

Quảng cáo: Đối với gian hàng trên Shopee, Uni có đầu tư vào việc chạy

quảng cáo trên Shopee nhằm mục đích tăng độ nhận biết và sự hiển thị của các sàn phẩm của Uni đối với khách hàng. Do mới được thành lập gian hàng trên Shopee, nên lượng khách tương tác và ghé thăm shop không có nhiều. Do vậy, Uni đã quyết định chạy quảng cáo trên Shopee bằng cách mua gói đấu thầu từ khoá của Shopee. Bằng việc mua các từ hay cụm từ có lượng tìm kiếm nhiểu trên Shopee liên quan đến các sản phẩm của Uni. Và việc đầu tư cho hoạt động quảng cáo này của Uni bắt đầu từ tháng 3/2020, ngân sách cho mỗi ngày để chạy quảng cáo là 500 nghỉn đồng/ ngày. Những ngày đầu chạy quảng cáo, Uni thử chạy mỗi ngày 5 sản phẩm và 5 sản phẩm có mức giá đang được sale để kích thích người mua mua sẳn phẩm với giá rẻ. Mục đích của việc này là lấy số lượng đơn hàng đã bán và xin ý kiến đánh giá của khách hàng để tăng số điểm đánh giá cho gian hàng và tạo sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu khi sản phẩm của Uni đã có người mua và có lượt đánh giá cao.

Hình 2.3: Giá đấu thầu của một sản phẩm đầm của Uni trong chạy quảng cáo bằng việc đấu thầu từ khoá chính xác.

Hình 2.4: Giá đấu thầu của một sản phẩm đầm của Uni trong chạy quảng cáo bằng việc đấu thầu từ khoá mở rộng.

Dựa vào hình trên, ta có thê thấy tuỳ vào mỗi loại sản phẩm được chọn làm sản phẩm để chạy quảng cáo thì việc lựa chọn từ khoá và giá đấu thầu các từ khoá sẽ khác nhau. Có hai hình thức để đấu thầu từ khoá đó là từ khoá mở rộng và từ khoá chính xác. Từ khoá mở rộng là từ khoá khi người dùng tìm kiếm những từ khoá đồng nghĩa hay những từ chỉ về cùng một sản phẩm thì sản phẩm của doanh nghiệp vẫn hiện ra trong kết quả tìm kiếm. Ưu điểm của từ khoá này là tiếp cận được nhiều khách hàng hơn khi lượt hiển thị nhiều hơn dù là các từ khoá

tìm kiếm có khác nhau. Nhưng nhược điểm của từ khoá này là chi phí đấu thầu cho các từ khoá này khá cao và thường xuyên biến động như giá của thị trường chứng khoán. Đặc biệt là các từ khoá phổ biến có lượng tìm kiếm lớn như trên hình trên là từ Uni có lượng tìm kiếm nhiều nhất và giá đấu thầu là 712 đồng/ click. Ngoài ra các từ khoá phổ biến thường hay được tìm kiếm nhiều nhất là các từ áo, quần, váy, đầm,... những từ này có giá đấu thầu trung bình khoảng trên 1200 đồng/click và mức giá này có sự biến đổi tuỳ thuộc vào các khung giờ và lượt tìm kiếm của khách hàng.

Còn đối với từ khoá chính xác thì có ưu điểm là chi phí thấp và ít bị biến đổi theo thời gian. Nhưng nhược điểm của từ khoá này là lượng tiếp cận khách hàng thấp hơn vì khi khách hàng phải gõ đúng từ khoá được đấu thầu thì sản phẩm mới được hiển thị trong kết quả tìm kiếm của khách hàng.

Về các tính chi phí của Shopee đối với việc chạy quảng cáo đấu thầu từ khoá: Tiền sẽ bị trừ cho mỗi lần click vào sản phẩm, chỉ tính tiền cho 1 click từ 1 người trong 30 phút ( nghĩa là trong 30 phút đó 1 người click sản phẩm của bạn bao nhiêu lần cũng chỉ trừ tiền 1 lượt click) và hệ thống quảng cáo Shopee chi ghi nhận tối đa 5 click quảng cáo từ cùng 1 người trong 1 ngày.

Nhưng do chưa có kinh nghiệm trong việc chạy quảng cáo và do sự non nớt của Uni khi mới bước chân vào thị trường sàn thương mại điện tử nên thực trạng việc chạy quảng cáo của Uni chưa đạt hiệu quả. Việc chi ra mỗi ngày hàng trăm hoặc hàng triệu đồng cho việc chạy quảng cáo nhưng tỉ lệ click không cao thể hiện ở dưới biểu đồ sau:

Hình 2.5: Biểu đồ truy cập của khách hàng với các sản phẩm của Uni trên Shopee.

Chính vì vậy, đến giữa tháng 4 Uni tạm cho dừng việc chạy quảng cáo để tiến hành xem xét và điểu chỉnh lại việc chạy quảng cáo để đạt hiệu quả tốt hơn.

Xúc tiến bán hàng: Nắm bắt được sở thích của người tiêu dùng trên sàn

thương mại điện tử là rất nhạy cảm về giá cả của các sản phẩm. Vậy nên các chương trình giảm giá và các chương trình khuyến mãi được người tiêu dùng săn đón và chờ đợi để mua hàng. Nên nhiều nhà kinh doanh hay cả Uni đã tận dụng hành vi này của khách hàng để tạo ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá. Uni thường hay tạo ra các chương trình giảm giá trên Shopee thúc đẩy sức mua của khách hàng bằng những chương trình đồng giá 99K, 119K, 129K do chính thương hiệu tạo ra trên gian hàng của mình. Tuy nhiên do thực trạng của Uni trên Shopee là vẫn chưa được nhiều khách hàng ghé thăm gian hàng nên việc đạt hiệu quả của các chương trình này chưa cao.

Đối với Lazada: Uni chưa có nhiều hoạt động trên Lazada mặc dù gian

hàng trên đây được mở cùng lúc với gian hàng trên Shopee. Nhưng Uni lại chú trọng vào Shopee hơn. Các hoạt động của Uni trên Lazada chỉ dừng lại ở việc đăng sản phẩm và đẩy nội dung sản phẩm để đạt điểm nội dung sản phẩm cao. Ở kênh Lazada, thì Lazada hỗ trợ các nhà bán hàng bằng việc đẩy sản phẩm miễn phí cho các sản phẩm có điểm nội dung cao. Khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm nào đó bằng các tìm kiếm từ khoá về sản phẩm thì những sản phẩm được tìm kiếm có điểm nội dung cao thì thứ tự hiển thị sản phẩm sẽ được ưu tiên ở vị trí xuất hiện đầu trang tìm kiếm.

Hình 2.6: Điểm nội dung của các bài đăng bán sản phẩm của Uni trên Lazada.

Tuy nhiên do không được chú trọng nên số lượng sản phẩm của Uni trên Lazada còn chưa nhiều mới chỉ có 76 sản phẩm và danh mục sản phẩm chưa sắp xếp một cách khoa học để thuận tiện cho sự tìm kiếm người tiêu dùng. Và chưa

có đơn hàng nào trên Lazada, đây là một điểm bất cập của Uni khi bỏ qua thị trường tiềm năng này.

Một phần của tài liệu Phát triển các hoạt động marketing cho các kênh thương mại điện tử cho thương hiệu thời trang uni korean fashion của công ty TNHH thời trang – mỹ phẩm vĩnh thịnh (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)