Thị trường mục tiêu của thương hiệu Uni Korean Fashion trên sàn

Một phần của tài liệu Phát triển các hoạt động marketing cho các kênh thương mại điện tử cho thương hiệu thời trang uni korean fashion của công ty TNHH thời trang – mỹ phẩm vĩnh thịnh (Trang 33 - 34)

2.1.2. Thị trường mục tiêu của thương hiệu Uni Korean Fashion trên sànthương mại điện tử. thương mại điện tử.

Đối với khách hàng của Uni trên sàn thương mại điện tử, thì khách hàng trên sàn thương mại điện tử cũng có những điểm chung với khách hàng mua trực tiếp, tuy nhiên cũng có vài sự khác biệt so với khách hàng mua trực tiếp.

Những khách hàng mà Uni muốn nhắm đến trên sàn thương mại điện tử trước hết là những đối tượng sử dụng và mua hàng trên sàn thương mại điện tử. Đối với sàn thương mại điện tử khác nhau thì khách hàng lại có những hành vi khác nhau. Nhưng sau cùng, khách hàng mà Uni muốn hướng đến là những khách hàng trên các sàn thương mại điện tử mà điển hình là sàn thương mại điện tử: Shopee, Lazada, Tiki. Mà đặc điểm của nhóm đối tượng này có nhữ đặc điểm như sau:

Về địa lý, do tính tiện ích của các sàn thương mại điện tử là có thể mua hàng ở bất kì đâu chỉ cần có kết nối internet, nên các đối tượng mà Uni hướng đến trên sàn thương mại điện tử là các khách hàng trên khắp cả đất nước. Theo như thống kê của Facebook, Zalo và các sàn thương mại điện tử của Uni thì họ chủ yếu là các tình thành vùng ven rải rác trên khắp cả nước như Vũng Tàu, Đồng Nai, Kon Tum, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nội,....

Về nhân khẩu học, khách hàng của Uni hướng đến trên sàn thương mại điện tử là khách hàng giới tính nữ, cũng giống như khách hàng mua hàng trực tiếp thì độ tuổi mà Uni hướng đến là khách hàng có độ tuổi từ 22 đến 40 tuổi, chủ yếu là người đang đi làm và nghề nghiệp của họ đa số là dân văn phòng và công nhân viên chức, giáo viên và giảng viên.

Về tâm lý, so với khách hàng trực tiếp thì khách hàng mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử có tâm lý thoải mái hơn khi đưa ra quyết định mua sản phẩm trên sàn thương mại điện tử. Cũng như khách hàng mua hàng trực tiếp thì đối với khách hàng trên sàn thương mại điện tử mục tiêu họ muốn mua

những sản phẩm thời trang quần áo là muốn có một bộ trang phục để phục vụ nhu cầu đi làm, đi chơi, đi tham gia các buổi gặp gỡ bạn bè, đối tác, các bữa tiệc lớn nhỏ, không chỉ vậy chúng còn phải đem lại sự tự tin, thoải mái cho người mặc và sự phù hợp với hoàn cảnh. Mức độ ưu tiên của khách hàng trên sàn thương mại đối với sản phẩm thời trang quần áo trước tiên là giá cả rồi đến thương hiệu và chất lượng. Do không được xem trực tiếp sản phẩm nên họ hoài nghi về chất lương sản phẩm và hay yêu cầu cáo về hình ảnh sản phẩm đăng bán trên các gian hàng về độ chân thực.

Về hành vi, thường xuyên sử dụng internet mỗi ngày và sử dụng Internet để mua hàng, là những người được tiếp cận với công nghệ, biết đến các hình thức bán hàng qua Internet và đặc biệt là các hình thức bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu Phát triển các hoạt động marketing cho các kênh thương mại điện tử cho thương hiệu thời trang uni korean fashion của công ty TNHH thời trang – mỹ phẩm vĩnh thịnh (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)