trong những năm gần đây:
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Mã số TM Năm 2017 Năm 2018
SO SÁNH Giá trị tăng Tỷ lệ tăng%
1 2 3 4 5 6 7 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 159.324.641.014 166.645.924.689 11.691.749.035 93,3% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 (51,728,900,915) (47.005.389.247)
3. Doanh thu thuần BH&CC DV (10=01- 02) 10 107,595,740,099 119.640.535.442 4. Giá vốn hàng bán 11 (98.105.795.824) (109.088.240.236) 5. Lợi nhuận gộp BH&CC DV (20=10- 11) 20 9.489.944.275 10.552.295.216
6. Doanh thu hoạt
động tài chính 21 8.707.347 9.221.877 7. Chi phí tài chính 22 (986.147.381) (1.007.222.311) Trong đó: Chi phí lãi
vay 23 (986.147.381) (1.007.222.311 ) 8. Chi phí bán hàng 24 1.334.751.532 1.651.640.835 9. Chi phí quản lý
doanh nghiệp 25 921.248.190 980.247.567 10. Lợi nhuận thuần
từ hoạt động SXKD 30 6.256.504.519 6.922.406.380 11. Thu nhập khác 31 12. Chi phí khác 32 13.Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 14. Tổng lợi nhuận 50 6.256.504.519 6.922.406.380
trước thuế (50=30+40) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 1.251.300.904 1.384.481.276 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN(60= 50- 51-52)
60 5.005.203.615 5.537.925.104
18.Lãi cơ bản trên cổ
phiếu 70
(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Thời Trang - Mỹ Phẩm Vĩnh Thịnh)
Xét về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, có thể nhìn thấy xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp đang có xu hướng đi lên, điều đó ch thấy dấu hiệu tốt trong hiệu quả kinh doanh của công ty. Năm 2017 doanh thu của công ty đạt 159.324.641.014 đồng sau một năm đến năm 2018 con số này lên tới 166.645.924.689 đồng và tăng hơn 11 tỷ đồng đạt tỷ lệ tăng là 93,3%, trong thời gian một năm đạt được con số như vậy cũng đã thể hiện được sự hiệu quả của hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2018 cũng được xem là năm đạt được hiệu quả kinh doanh nhất trong những năm hoạt động kinh doanh của công ty từ trước đến nay. Doanh thu tăng và đồng thười lợi nhuận cũng tăng 535.721.489 đồng, đạt 10,7% so với năm 2017, vượt chỉ tiêu đề ra của công ty đề ra là 8%.
Nguyên nhân mà có sự bức phá trong hoạt động kinh doanh năm 2018 đó là vì trong những năm gần đây, thị trường thời trang biến đổi rất nhiều. Nhất là sự du nhập các làn sóng văn hoá của các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ,... Trong đó ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thay đổi hành vi của phái nữ của Việt Nam phải nói đến làn sóng văn hoá Hàn Quốc. Sự ảnh hưởng của các bộ phim Hàn Quốc làm mưa làm gió các thị trường nhiều nước trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Nắm bắt được xu hướng đó, Uni từ trước đến nay vẫn luôn theo đuổi phong cách thời trang phái nữ Hàn Quốc nên dưới tác động của làn sóng văn hoá này đã thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm
thời trang nói chung và sản phẩm của Uni nói riêng. Nhờ đó mà năm 2018 là năm hiệu quả kinh doanh của Uni đạt kỉ lục trong những năm hoạt động của Uni từ trước đến nay.
Tuy hoạt động kinh doanh vẫn đang trong chiều hướng đi lên, nhưng không vì vậy mà không có những chiến lược cho các thời gian sắp tới. Dưới sự thay đổi không ngừng nghỉ của xu hướng thời trang trong nước và trên thế giới tác động không hề nhỏ đến sự biến đổi hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng. Chính vì vậy, cần có những bước chuẩn bị hay chiến lược cho thời gian sắp tới để nắm bắt kịp xu hướng thời đại và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH THỜI TRANG – MỸ PHẨM VĨNH THỊNH VỚI THƯƠNG HIỆU UNI TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ. 2.1. Thị trường thời trang may mặc trên sàn thương mại điện tử và thị trường mục tiêu của thương hiệu Uni Korean Fashion trên sàn thương mại điện tử.
2.1.1. Thị trường thời trang may mặc trên sàn điện tử:
Thời đại công nghệ 4.0 sắp tới 5.0 tác động rất nhiều đến việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Hầu hết người người tiêu dùng đều sử dụng công nghệ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Nó như một thứ không thể thiếu của mỗi người tiêu dùng. Mức độ bao phủ của internet ngày càng lớn, giờ ở những vùng thôn quê xa xôi cũng được phủ sóng internet. Việc mua sắm online ngày càng tăng cao và phổ biến hơn. Nhất là việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử đang được ưa chuộng và phổ biến hơn. Sức hấp dẫn và tiềm năng của các sàn thương mại được các chuyên gia đánh giá cao trong thời buổi hiện tại. Chính vì sức hấp của các sàn thương mại điện tử hiện nay nên càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trong các lĩnh vực. Và thời trang may mặc cũng vậy, một lĩnh vực tiềm năng trên sàn thương mại điện tử và tất nhiên các đối thủ cạnh tranh của Uni cũng không thể nào bỏ qua được thị trường tiềm năng này. Không chỉ các thương hiệu, doanh nghiệp thời trang may mặc đổ xô vào thị trường thời trang may mặc trên sàn thương mại điện tử, mà còn có các nhà phân phối, nhà đại lý, bán buôn, bán lẻ cũng cạnh tranh nhau trên sàn thương mại điện tử. Từ các sản phẩm của các thương hiệu nhỏ đến các thương hiệu tầm cỡ quốc tế và cả các thương hiệu không tên không tuổi với những giá cả rất rẻ. Mà những thương hiệu không tên không tuổi này lại đang chiếm thị phần lớn trên sàn thương mại điện tử.
Về hình thức bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, thì hầu hết các sàn thương mại điện tử đều tuân thủ theo quy định chung của sàn thương mại điện tử, và có nhiều điểm giống nhau trong việc quản trị các hoạt động trên sàn. Tuy nhiên, với mỗi sàn thương mại điện tử khác nhau thì hoạt động quản trị cũng có sự thay đổi ít hay nhiều để hoạt động quản trị của sàn hiệu quả và phù hợp hơn. Đối với các doanh nghiệp hay các gian hàng hoạt động trên các sàn thương mại điện tử cần tuân thủ theo các quy định của các sàn khi tham gia hoạt động trên sàn, trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và các gian hàng để biết
hoạt động kinh doanh của mình có hiệu quả hay không thì phải dựa vào chính nguồn lực và sức mạnh của doanh nghiệp.
Có thể thấy được, thị trường thời trang may mặc trên sàn thương mại điện tử vẫn là một thị trường tiềm năng lớn, mặc dù có rất nhiều thương hiệu, doanh nghiệp chen chân vào thị trường sàn thương mại điện tử.
2.1.2. Thị trường mục tiêu của thương hiệu Uni Korean Fashion trên sànthương mại điện tử. thương mại điện tử.
Đối với khách hàng của Uni trên sàn thương mại điện tử, thì khách hàng trên sàn thương mại điện tử cũng có những điểm chung với khách hàng mua trực tiếp, tuy nhiên cũng có vài sự khác biệt so với khách hàng mua trực tiếp.
Những khách hàng mà Uni muốn nhắm đến trên sàn thương mại điện tử trước hết là những đối tượng sử dụng và mua hàng trên sàn thương mại điện tử. Đối với sàn thương mại điện tử khác nhau thì khách hàng lại có những hành vi khác nhau. Nhưng sau cùng, khách hàng mà Uni muốn hướng đến là những khách hàng trên các sàn thương mại điện tử mà điển hình là sàn thương mại điện tử: Shopee, Lazada, Tiki. Mà đặc điểm của nhóm đối tượng này có nhữ đặc điểm như sau:
Về địa lý, do tính tiện ích của các sàn thương mại điện tử là có thể mua hàng ở bất kì đâu chỉ cần có kết nối internet, nên các đối tượng mà Uni hướng đến trên sàn thương mại điện tử là các khách hàng trên khắp cả đất nước. Theo như thống kê của Facebook, Zalo và các sàn thương mại điện tử của Uni thì họ chủ yếu là các tình thành vùng ven rải rác trên khắp cả nước như Vũng Tàu, Đồng Nai, Kon Tum, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nội,....
Về nhân khẩu học, khách hàng của Uni hướng đến trên sàn thương mại điện tử là khách hàng giới tính nữ, cũng giống như khách hàng mua hàng trực tiếp thì độ tuổi mà Uni hướng đến là khách hàng có độ tuổi từ 22 đến 40 tuổi, chủ yếu là người đang đi làm và nghề nghiệp của họ đa số là dân văn phòng và công nhân viên chức, giáo viên và giảng viên.
Về tâm lý, so với khách hàng trực tiếp thì khách hàng mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử có tâm lý thoải mái hơn khi đưa ra quyết định mua sản phẩm trên sàn thương mại điện tử. Cũng như khách hàng mua hàng trực tiếp thì đối với khách hàng trên sàn thương mại điện tử mục tiêu họ muốn mua
những sản phẩm thời trang quần áo là muốn có một bộ trang phục để phục vụ nhu cầu đi làm, đi chơi, đi tham gia các buổi gặp gỡ bạn bè, đối tác, các bữa tiệc lớn nhỏ, không chỉ vậy chúng còn phải đem lại sự tự tin, thoải mái cho người mặc và sự phù hợp với hoàn cảnh. Mức độ ưu tiên của khách hàng trên sàn thương mại đối với sản phẩm thời trang quần áo trước tiên là giá cả rồi đến thương hiệu và chất lượng. Do không được xem trực tiếp sản phẩm nên họ hoài nghi về chất lương sản phẩm và hay yêu cầu cáo về hình ảnh sản phẩm đăng bán trên các gian hàng về độ chân thực.
Về hành vi, thường xuyên sử dụng internet mỗi ngày và sử dụng Internet để mua hàng, là những người được tiếp cận với công nghệ, biết đến các hình thức bán hàng qua Internet và đặc biệt là các hình thức bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh của thương hiệuUni Korean Fashion trên các sàn thương mại điện tử. Uni Korean Fashion trên các sàn thương mại điện tử.
2.2.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô:
2.2.1.1. P - Politics: Chính trị - Luật pháp:
Đối với các sàn thương mại điện tử, thì luật pháp nước ta cũng đã có điều luật cho các sàn thương mại điện tử. Các nhà kinh doanh và các nhóm đối tượng muốn tha gia, hoạt động trên sàn thương mại điện tử thì phải tuân theo những chính sách của sàn thương mại điện tử mà họ tham gia và tuân thủ điều luật của luật pháp đối với các sàn thương mại điện tử. Đối với Uni cũng vậy, khi tham gia vào hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử thì Uni cũng phải tuân thủ theo những điều này. Việc bảo vệ thông tin cá nhân khách hàng được đề cao đối với các nhà kinh doanh khi luật pháp nhà nước Việt Nam đã đưa ra rất nhiều điều luật để bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng khi khách hàng tham gia vào các sàn thương mại điện tử. Nên các sàn thương mại điện tử có những quy định rất nghiêm về việc bảo vệ thông tin cá nhân khách hàng và xử lý đối với các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, tình trạng lộ thông tin cá nhân vẫn xảy ra nên điều đó ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của khách hàng đối với các gian hàng trên sàn thương mại điện tử, gây trở ngại tâm lý khi khách hàng mua hàng trên sàn thương mại điện tử.
2.2.1.2. E – Economics: Kinh tế:
Trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta đang không ngừng phát triển, thúc đẩy sự phát triển của các ngành trong kinh tế, ngày càng xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực, đồng thời thúc đẩy quá trình cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có nguồn lực vững mạnh thì không ngừng phát triền, bên cạnh đó những doanh nghiệp nguồn lực có hạn sẽ bị đào thải khỏi nền kinh tế thị trường đó là điều tất yếu sẽ xảy ra trong quá trình cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Ngành kinh doanh thời trang quần áo trên sàn thương mại điện tử cũng vậy, hàng năm có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường thời trang may mặc (quần áo) trên sàn thương mại điện tử, nhưng cũng không ít doanh nghiệp bị đào thải khỏi thị trường này.
Tuy nhiên từ năm 2019 nền kinh tế nước ta có những dấu hiệu của việc tăng trưởng chậm lại khi các chỉ số tăng trưởng của một số ngành trọng tâm nền kinh tế nước ta qua các quý đều đều nhau. Đỉnh điểm là đầu năm 2020, dưới tác động của đại dịch Corona, nền kinh tế của cá thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng suy giảm trầm trọng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn biến căng thẳng làm cho giá cả hàng hoá biến đổi thất thường, hàng hoá khan hiếm, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước ta khi ngành xuất nhập khẩu nguyên vật liệu nước ta phụ thuộc nhiều vào các nước như: Mỹ và đặc biệt là Trung Quốc, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả hàng hoá trong nước. Đầu năm 2020, với diễn biến phức tạp của đại dịch Corona thì Thủ tướng chính phủ đã kêu gọi và đưa ra nghị quyết hàng đầu là phòng dịch và dập dịch. Hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ công dân Việt. Dừng hoạt động và hạn chế hoạt động đối với các ngành nghề không thiết yếu. Một số doanh nghiệp thời trang cũng phải tạm dừng hoạt động và hạn chế hoạt động để phòng dịch theo quy định chung. Theo báo cáo quý I/2020 thì mức tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam giảm mạnh so với cùng kì năm trước điển hình như tăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng đạt 5,17% so với cùng kì năm trước, nông nghiệp diện tích gieo trồng lúa bằng 97% cùng kỳ năm trước, ngành dịch vụ giảm 18.1% so với cùng kỳ năm trước (Theo báo cáo của tổng cục thống kê). Mức chi tiêu của người dân cũng giảm do diễn biến phức tạp của đại dịch corona khi mức lương chi trả cho công nhân viên cũng bị cắt giảm.
Nhờ những chính sách đúng đắn của chính phủ, nên đầu quý II/2020 nền kinh tế nước ta đang bắt đầu khôi phục lại, khi các hoạt động kinh tế hoạt động
trở lại bình thường. Sức mua và chi tiếu của người dân tăng mạnh sau một đợt nghỉ dịch dài hạn. Điều đó tạo nên cơ hội cho các lĩnh vực trong đó có cả lĩnh vực thời trang may mặc trên sàn thương mại điện tử.
2.2.1.3. S – Social: Văn hóa - Xã hội:
Người dân Việt Nam từ xa xưa đã có thói quen mu sắm hàng hoá qua việc đi chợ. Nếu có nhu cầu về một sản phẩm nào đó thì người dân hay trực tiếp đến các cửa hàng để mua hàng. Phải trực tiếp nhìn thấy, cầm và chạm vào sản phẩm thì mới biết được chất lượng của sản phẩm ra sao. Tuy internet ngày càng phát triền đã thay đổi rất nhiều thói quen và hành vi mua sắm của người dân. Thay vì đến trực tiếp cửa hàng để mua hàng và nhìn thấy được sản phẩm thì giờ đây ngay ở chính nhà của mình thì người dân cũng mua được sản phẩm mà họ mong muốn chỉ bằng kết nối internet và qua các sàn thương mại điện tử. Tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí. Nhưng không vì vậy, mà thói quen cũ mất đi, tuy đã dần thích ứng được với việc mau hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử nhưng người tiêu dùng vẫn giữ thói quen muốn xem chất lượng hàng hoá trước khi quyết định mua sản phẩm. Hơn nữa, do việc các gian hàng trên các sàn thương mại điện tử bán hàng không chất lượng đã tạo ra trở ngại đối với khách hàng khi mua sắm trực tuyến, tạo ra mối hoài nghi đối với các sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.
2.2.1.4. T – Technology: Công nghệ:
Bất kì ai kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử thì không thể bỏ qua yếu tố công nghệ. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bán hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu trên các sàn thương mại điện tử. Tầm ảnh hưởng của