Điểm yếu (Weaknesses)

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược marketing mix đối với nhãn hiệu aquafina tại thị trường việt nam (Trang 66 - 68)

Thị trường nước giải khát là một trong những thị trường vô cùng tiềm năng ở Việt Nam nhưng vẫn chưa cho sự khác biệt. Theo sở giao dịch hàng hoá Việt Nam (2017), trong phân khúc ngành hàng này, nước chiếm ưu thế với hơn 35%, còn đồ uống có gas đạt khoảng 22%. Mặc dù chiến tỉ trọng cao hơn nước có ga, nhưng sẽ rất ít người có thể phân biệt được sự khác nhau giữa Aquafina đối với các sản phẩm nước uống khác như LaVie, nước tinh khiết TH True, nước suối Dasani, Vĩnh Hảo. Điều này sẽ làm cho người tiêu dùng khó nhận thức và so sánh giữa chất lượng của các thương hiệu với nhau. Suntory PepsiCo sẽ không biết được liệu khách hàng có thật sự yêu thích thương hiệu Aquafina hay không? Hay họ chỉ muốn lựa chọn đại một sản phẩm để giải khát.

Trong những năm gần đây, công ty Suntory PepsiCo liên tục mắc phải những cú “phốt” khiến cho người tiêu dùng hoang mang về sức khỏe. Theo báo tin tức Việt (2014), một khách hàng ở Hà Nội khi mua một chai nước Aquafina loại 1.5 lít thì bất ngờ phát hiện có cặn đen vẩn đục và xảy ra nhiều chai nước khác được người tiêu dùng mua về. Khi lắc sản phẩm Aquafina sẽ không thấy cặn nhưng để yên thì sẽ thấy cặn lắng xuống. Phía công ty có phản hồi nước có cặn là do các hạt mịn đen là hạt bụi than trong hệ thống lọc vẫn đảm bảo chất lượng. Lời giải thích này, người tiêu dùng không thỏa đáng và lên án công ty một thời gian dài. Theo thông tin từ báo điện tử Gia đình Việt Nam (2014), một người dùng sau khi rót nước từ chai Aquafina ra cốc, anh bất ngờ nhìn thấy váng và bọt lạ nổi lên mặc dù chai nước vẫn còn hạn sử dụng. Nhãn hiệu Aquafina không thể vượt qua bài test về độ sạch khi được một phòng thí nghiệm ở Pakistan kiểm chứng (Pakistan Headlines, 2015). Cũng vào năm 2015, có một tin đồn rằng Aquafina không khác gì nước lã thông thường nhưng giá đắt gấp 2.000 lần. Sự việc càng được đẩy lên cao khi công ty Suntory PepsiCo thừa nhận sự thật về nguồn nước của họ sản xuất là từ nguồn nước máy không khác nhiều so với nguồn nước lấy từ các vòi nước công cộng. Theo USA Today (2012) ngành công nghiệp nước đóng chai có thể mang lại doanh thu lên tới gần 12 tỷ USD từ 10 tỷ gallon nước trong năm 2012. Con số này tương đương với khoảng 1,22 USD/gallon trên toàn cầu, gấp 300 lần so với nước vòi bình thường. Khi được đóng vào các chai có dung tích 500ml, số tiền phải trả thậm chí còn nhiều hơn, khoảng 7,5 USD/gallon, tức là gấp 2.000 lần so với nước thường. Hay nói cách khác là người tiêu dùng đang lãng phí một khoản tiền cực lớn khi phải bỏ ra gấp 2.000 lần chi phí sử dụng nước lã đóng chai. Với những tai tiếng không đáng có này đã gây mất lòng tin với người tiêu dùng. Một số khách hàng đã quay lưng với Aquafina dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của công ty.

Nhân viên của công ty Suntory PepsiCo vẫn còn vướng một số phản hồi không tích cực từ phía người tiêu dùng. Khi có bất kì câu hỏi liên quan đến sản phẩm Aquafina, khách hàng sẽ điện thoại trực tiếp đến số điện thoại nhưng cách nhân viên tiếp nhận điện thoại không mấy thiện cảm, không giải đáp được những câu hỏi. Tư tưởng “khách hàng cần mình, mình không cần khách hàng” trong đội ngũ nhân viên đã gây ảnh hưởng đến doanh thu.

Aquafina vẫn chưa có sự đa dạng trong dung tích sản phẩm. Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng nhanh đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nắm bắt và thay đổi theo. Ở các hộ gia đình 4 người hay 6 người, họ mong muốn có những bình nước Aquafina 6L, 18.5L hay 19L để tiện lợi hơn với gia đình. Đối với những người yêu thích và thương xuyên xử dụng nước uống tinh khiết Aquafina thì việc không đa dạng về dung tích của sản phẩm sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quyết định mua dẫn đến họ sẽ sử dụng các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Ở thị trường thế giới, Aquafina được phát triển với nhiều hương vị khác nhau như nho, dâu, Kiwi, Wild Berry, mâm xôi, chanh và Peach Mango. Tuy nhiên, đối với thị trường Việt Nam vẫn chưa có sự đa dạng đó, vẫn chưa làm thỏa mãn những khách hàng mong muốn có được những trải nghiệm mới lạ.

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược marketing mix đối với nhãn hiệu aquafina tại thị trường việt nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)