Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược marketing mix đối với nhãn hiệu aquafina tại thị trường việt nam (Trang 40 - 45)

3.2.2.1. Môi trường chính trị luật pháp

Theo Thư viện Pháp luật (2016) quy định của chính phủ số 3690/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phát triển ngành rượu, bia, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đối với các ngành nước giải khát: Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư với một quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại, quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, khuyến khích sản xuất các loại nước giải khát tốt cho sức khỏe, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động sống như các loại nước hoa quả, nước khoáng thiên nhiên

Vì vậy, công ty TNHH Suntory PepsiCo Việt Nam trong suốt chặng đường phát triển không ngừng nghĩ, luôn mong muốn đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm với chất lượng tốt thì công ty đã đạt được ý thứ nhất. Công ty cũng sản xuất ra thị trường nhiều loại nước giải khát được khuyến khích ở ý thứ hai.

Theo Thư viện Pháp luật (2005), nhà nước đã đưa ra những luật chống độc quyền, bảo hộ sở hữu trí tuệ như điều 5.A.1.1: Quyền tự bảo vệ (Điều 198, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009), điều 5.A.1.2: Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, điều 199, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Những điều này đã tạo điều kiện cho Suntory PepsiCo cạnh tranh lành mạnh với những công ty cùng ngành. Không những thế theo số 18/2015/NĐ-CP, Luật bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe. Chính vì thế công ty Suntory PepsiCo Việt Nam luôn ra sức bảo vệ môi trường, sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường, cũng như tài trợ tài trợ vùng sông nước, khu vực ô nhiễm.

Cổng TTĐT Bộ Tài Chính (2017) dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt của Bộ Tài chính vừa bổ sung mặt hàng nước giải khát có ga không cồn sẽ bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với mức thuế suất là 10%. Bộ Tài chính vừa đăng tải trên cá nhân của Bộ dự thảo Luật Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt để lấy ý kiến rộng rãi. Theo bản dự thảo này, nước ngọt có ga không cồn sẽ bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với mức thuế suất là 10%. Trong số các loại nước giải khát không cồn, chỉ có nước có ga bị đánh loại thuế này. Lý do chính mà cơ quan soạn thảo đưa ra khi đề xuất đánh thuế TTĐB lên nước ngọt có ga không cồn là: “nước ngọt có ga không cồn tác hại lớn đến sức khỏe người dùng như bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh về tim mạch”.

Theo Bộ y tế (2010), số liệu thống kế tỷ lệ béo phì đối với trẻ em từ 5 đến 19 tuổi cũng khá cao: Tỷ lệ chung ở nhóm này là 8,5%; 18,2% ở thành phố; 7,9% ở nông thôn, tuy nhiên, ở thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh rất cao: 34,5%. Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh không lây nhiễm như: các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, xơ vữa và tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim; nguy cơ của bệnh đái tháo đường tuýp 2 và một số bệnh ung thư như: ung thư túi mật, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư thận…Theo các nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì việc lạm dụng nước ngọt sẽ dẫn đến béo phì và tiểu đường. Theo Quỹ Nâng cao sức khỏe Victoria, Australia, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng nước ngọt gắn liền với tăng cân và béo phì, và nhiều ảnh hưởng xấu khác đến sức khỏe bao gồm tim mạch và tiểu đường.

Do vậy, để định hướng và hạn chế tiêu dùng các loại đồ uống có đường, các nước trong khu vực đã thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng nước ngọt, đại diện Bộ Tài chính đã dẫn chứng cụ thể Thái Lan quy định nước ngọt có ga không cồn chịu mức thuế suất 25% hoặc 0,024 USD/chai 440cc; nước ngọt có ga, ở mức 20% hoặc 0,011 USD/chai 440cc. Lào thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt có ga không cồn với mức thuế suất 5% và nước tăng lực với mức thuế suất 10%; Campuchia thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt 10%. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng việc đánh thuế này cũng đang gặp phải nhiều ý kiến trái chiều và hiện này rất nhiều quốc gia đang có xu hướng loại bỏ việc đánh thuế TTĐB đối với nước giải khát (Cổng TTĐT Bộ Tài Chính, 2017).

3.2.2.2. Môi trường kinh tế

Theo Brands Việt Nam (2019) từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% năm 2020. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương, nhưng đại dịch covid-19 đã để lại những tác động dài hạn đối với các hộ gia đình - thu nhập của khoảng 45% hộ gia đình được khảo sát giảm trong tháng 1 năm 2021 so với tháng 1 năm 2020. Nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,6% năm 2021 nếu Việt Nam kiểm soát tốt sự lây lan của vi-rút đồng thời các ngành sản xuất hướng xuất khẩu hoạt động tốt và nhu cầu nội địa phục hồi mạnh mẽ. Dân số Việt Nam đã lên đến 96,5 triệu vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050. Mặc dù chỉ số Vốn nhân lực của Việt Nam tăng từ 0,66 lên 0,69 từ năm 2010 đến 2020 Việt Nam, còn tồn tại sự chênh lệch trong nội bộ quốc gia, đặc biệt là đối với nhóm các dân tộc thiểu số. Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 lên 76,3 tuổi trong thời gian từ năm 1990 đến 2016. Tuy nhiên tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh vẫn ở mức cao và ngày một tăng cho thấy tình trạng phân biệt giới tính vẫn còn tồn tại.

Nguồn: https://vnreview.vn

Hình 3.6: Biểu đồ GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ năm 2011 đến 2019

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2019), Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất, dự báo đến năm 2050 nhóm tuổi trên 65 sẽ tăng gấp 2,5 lần. Điều này tạo ra những thách thức đối với sự phát triển liên tục của các dịch vụ cơ sở hạ tầng hiện đại cần thiết cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo . Tăng trưởng và công nghiệp hóa nhanh của Việt Nam đã để lại nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tổng mức tiêu thụ điện tăng gấp ba lần trong vòng mười năm qua, nhanh hơn mức tăng sản lượng điện. Với sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nhiên liệu hóa thạch,ngành năng lượng phát thải gần hai phần ba tổng phát thải khí nhà kính của cả nước. Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã nổi lên là quốc gia phát thải khí nhà kính bình quân đầu người tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới – với mức tăng khoảng 5% mỗi năm. Nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng cao, trong khi năng suất nước vẫn còn ở mức thấp, chỉ đạt 12% so với chuẩn thể giới.Tình trạng khai thác thiếu bền vững tài nguyên thiên nhiên như cát, thủy sản và gỗ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng dài hạn.

Đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế và dân số tăng nhanh đang đặt ra những thách thức ngày càng lớn về quản lý chất thải và xử lý ô nhiễm. Lượng rác thải của Việt Nam dự báo tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 15 năm tới. Chính phủ đang nỗ lực giảm thiểu tác động của tăng trưởng lên môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu một cách hiệu quả. Nhiều chiến lược và kế hoạch để thúc đẩy tăng trưởng xanh và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên đang được thực thi.

Do ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến nhu cầu của tiêu dùng sản phẩm nên nền kinh tế phát triển thì đời sống vâ ¶t chất tăng cao, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tăng cao sẽ là đô ¶ng lực lớn cho Suntory PepsiCo phát triển bởi vì các sản phẩn đã có thị phần lớn và chỗ

đứng vững chắc trên thị trường. Tuy nhiên, những hoạt động sản xuất phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường đáp ứng những mong muốn của người dân Việt Nam.

3.2.2.3. Môi trường văn hóa xã hội

Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc điều có những phong tục tập quán, những sở thích và những nhu cầu khác nhau. Ngoài ra, mỗi vùng miền trên đất nước ta đều có những đặc trưng về hành vi tiêu dùng riêng như TP.HCM thích từ ấn tượng đầu tiên, Hà Nội đắn đo năm lần bảy lượt, miền Bắc coi trọng vẻ bề ngoài, miền Nam ưu tiên giá trị đích thực, người miền Nam mua sắm tùy hứng, người miền Bắc lên lịch rõ ràng, khuyến mãi đa dạng ở TP.HCM, hậu mãi ở Hà Nội. Bên cạnh đó, người Việt Nam luôn coi trọng những ngày lễ mang đậm bản nét truyền thống của dân tộc một trong số đó là ngày Tết. Tết là dịp gia đình quây quần, đoàn tụ bên nhau sau những ngày làm việc vất vả. Với người Việt Nam, tết Nguyên đán là dịp lễ lớn nhất trong năm. Trải qua bao nhiêu năm, những phong tục cổ truyền của người Việt vẫn giữ được những nét bản sắc dân tộc. Những phong tục cổ truyền không chỉ là những hoạt động mang tính tượng trưng, mà còn là những điều gắn kết tình cảm của mọi người và còn làm trỗi dậy tinh thần dân tộc của mỗi người con Việt Nam.

Đối với công ty Suntory PepsiCo, khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam, họ đã tốn rất nhiều thời gian để nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người Việt qua những nét văn hóa truyền thống và con người. Chính vì thế mỗi sản phẩm họ tung ra ngoài thị trường đều mang một sự gần gũi, những mẫu quảng cáo cũng mang những nét văn hóa truyền thống của người Việt. Ví dụ truyền thống của dân tộc vào ngày tết họ mang muốn năm mới sẽ luôn gặp điều may mắn. Nên họ đã áp dụng chiến lược quảng cáo tết. “Rước hên vào nhà” cho sản phẩm 7UP và nhận lại hiệu ứng tốt của người tiêu dùng. Hơn thế nữa, Suntory PepsiCo cần phải đưa ra những chiến lược marketing phù hợp với từng vùng miền, định hướng và phát triển sản phẩm của mình một cách tinh tế để thu hút khách hàng.

3.2.2.4. Môi trường công nghệ

Công nghệ hiện đại là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Với máy móc, trang thiết bị công nghệ hiện đại kết hợp với quy trình sản xuất nghiêm ngặt công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam đã cung cấp những sản phẩm dịch vụ với chất lượng hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh đó, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như công nghệ nano, in 3D, công nghệ sinh học phân tử, di truyền, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật kết nối (Internet of Things - IoT) sẽ giúp cho Suntory PepsiCo trong việc mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đem lại muôn vàn tiện ích, lợi ích cho con người, chính phủ và doanh nghiệp.

Nguồn: Saifedean Ammous (2019)

Hình 3.7: Công nghệ 4.0

Theo Saifedean Ammous (2019), cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những khả năng hoàn toàn mới, có tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới, đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân khắp toàn cầu, cũng như làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ tác động mạnh mẽ, toàn diện đến đời sống quốc gia, con người, Nhà nước và pháp luật, đến mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế theo cả chiều hướng tích cực, thuận lợi và những áp lực, thách thức vô cùng to lớn.

Công ty Suntory PepsiCo tại thị trường Việt Nam đã sử dụng nhưng máy móc và trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm làm thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng. Song song, sự phát triển mạnh mẽ của internet sẽ giúp cho công ty dễ dàng tiếp cận với khách hàng qua nhiều phương tiện truyền thông, luôn hỗ trợ khách hàng lúc gặp khó khăn qua những trang mạng xã hội.

Nhìn chung, trong suốt quá trình phát triển của mình công ty Suntory PepsiCo tại thị trường Việt Nam cũng gặp vô vàn những khó khăn và thử thách. Nhưng điều quan trọng, công ty luôn biết nhận thức những vấn đề mình mắc phải và khắc phục để tốt hơn. Qua việc tìm hiểu một vài điểm nổi bật trong môi trường vi mô và vĩ mô của công ty chúng ta nhận thấy một điều rằng công ty luôn chú trọng đến quy trình marketing, quy trình sản xuất để đảm bảo rằng khách hàng sẽ hài lòng và ủng hộ. Tin chắc rằng trong những năm tiếp theo công ty Suntory PepsiCo sẽ cho ra nhiều sản phẩm hơn để đáp ứng nhu cầu ngày

Cống ngh ệ 4.0 An ninh m ngạ Th ực têố tăng cường Gói dữ li u l nệ ớ Robot t ự xử lý Gia cống/s n ả xuâốt b ổ sung Mố ph ngỏ Tích h pợ Đi n toán ệ đám mây Internet

càng thay đổi qua thời gian của người tiêu dùng, có chỗ đứng hàng đầu vững chắc trong thị trường nước giải khát.

3.3. Phân tích chiến lược STP cho sản phẩm nước uống tinh khiết Aquafina củacông ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược marketing mix đối với nhãn hiệu aquafina tại thị trường việt nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)