Trước hết là tập trung mọi nguồn lực để xây dựng phương án và thực hiện theo hướng xoay quanh khách hàng. Ngân hàng Tiên Phong đã cơ cấu lại, nâng cấp và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, áp dụng công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó chuyển mô hình cũ sang mô hình 4 bộ phận chính gồm: nhóm ngân hàng bán lẻ, nhóm phục vụ các tổ chức công ty, nhóm phục vụ định chế tài chính và bộ phận ngân quỹ. Việc xây dựng mô hình này giúp khách hàng giao dịch dễ dàng hơn với ngân hàng. Tuy nhiên mô hình này vẫn là một khách hàng và nhiều bộ phận phục vụ chứ chưa được sự phục vụ từ một cửa. Điều này gây không ít khó khăn cho khách hàng. Vì vậy, Ngân hàng Tiên Phong cần sớm điều chỉnh và chuyển hoàn toàn sang mô hình tổ chức theo khách hàng.
Thứ hai, xây dựng mô hình xuất phát từ nhu cầu khách hàng và tập trung hóa hoạt động. Đây là mô hình hướng tới khách hàng, giúp phục vụ khách hàng tốt hơn, nhanh hơn. Khách hàng có thể giao dịch 24/24 dựa trên hệ thống thẻ ATM và hình thức giao dịch online. Bên cạnh đó mô hình còn giúp các giao dịch nội bộ trong Ngân hàng Tiên Phong thực hiện nhanh chóng và không mất nhiều thời gian và công sức như trước đây. Bên cạnh đó, chương trình tập trung hóa giúp tăng tính an toàn và chính xác trong hoạt động.
Thứ ba, tập trung thay đổi và đa dạng khách hàng mục tiêu cũng như phân khúc thị trường. Không chỉ tập trung vào khách hàng doanh nghiệp lớn mà còn có khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng tiêu dùng. Xây dựng các chiến lược hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra công tác quản trị quan hệ khách hàng cho các nhóm khách hàng mục tiêu riêng biệt.
Thứ tư, các sản phẩm của ngân hàng cần được đa dạng hóa, tập trung đầu tư và đưa ra các ứng dụng mới cũng như các sản phẩm mới hiệu quả. Đặc biệt, cần có những
sản phẩm đi kèm khi sử dụng các sản phẩm chính tại ngân hàng. Đổi mới phong cách giao tiếp nhằm làm mới chính ngân hàng tại các đơn vị.
Thứ năm, bên cạnh các sản phẩm và dịch vụ hiện tại, ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa các công tác và hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và chứng khoán cũng như các sản phẩm mới trên thị trường, coi các sản phẩm tài chính phái sinh là một kênh đầu tư chiến lược trong tương lai và tạo cơ sở cải cách hệ thống.
Thứ sáu, nghiên cứu các giải pháp đáp ứng nhu cầu của công nghiệp 4.0 thông qua việc xây dựng cơ sở dữ liệu lớn của khách hàng doanh nghiệp và tiêu dùng, ứng dụng các hệ thống xử lý mới với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo nhằm giúp xử lý các hoạt động ngân hàng tối ưu hơn.