Đánh giá định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học đại số và giải tích lớp 11​ (Trang 106 - 109)

7. Cấu trúc của luận văn

3.5.2. Đánh giá định lượng

a) Trong thời gian thực nghiệm, tôi đã ra hai bài kiểm tra, một bài 15 phút, một bài 45 phút đối với HS của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để đánh giá kết quả đầu ra. Kết quả của hai lớp được thống kê lại như sau:

- Kết qu bài kim tra 15 phút:

Bảng 3.1 Bảng phân bố tần số kết quả của bài kiểm tra 15 phút lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC)

Số bài kiểm tra đạt điểm tương ứng Lớp Số HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm TB TN 40 1 3 4 13 8 7 4 6.53 ĐC 39 1 3 3 4 10 6 6 5 1 5.36

Bảng 3.2 Bảng phân bố về tần suất điểm kiểm tra 15 phút Số % bài kiểm tra đạt điểm tương ứng Lớp Số

HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 40 2.5 7.5 10 32.5 20 17.5 10

Biểu đồ 3.1 Biểu đồ phân bố tần suất điểm bài kiểm tra 15 phút của lớp TN và lớp ĐC

- Kết qu bài kim tra 45 phút:

Bảng 3.3 Bảng phân bố tần số kết quả của bài kiểm tra 45 phút lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC)

Số bài kiểm tra đạt điểm tương ứng Lớp Số HS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm TB TN 40 1 2 7 7 10 8 5 6.68 ĐC 39 2 3 3 6 7 8 9 1 6.00

Bảng 3.4 Bảng phân bố về tần suất điểm kiểm tra 45 phút Số % bài kiểm tra đạt điểm tương ứng Lớp Số

HS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 40 2.5 5 17.5 17.5 25 20 12.5

Biểu đồ 3.2 Biểu đồ phân bố tần suất điểm bài kiểm tra 45 phút của lớp TN và lớp ĐC

Từ các kết quả trên ta có nhận xét sau: - Điểm trung bình lớp TN cao hơn lớp ĐC.

- % số HS có điểm dưới trung bình ở lớp TN ít hơn lớp ĐC. - % số HS có điểm khá giỏi ở lớp TN cao hơn lớp ĐC. Nhận xét sơ bộ:

- Nhìn chung HS ở lớp TN nắm chắc kiến thức cơ bản, các em biết trình bày lời giải một cách rõ ràng, khoa học có căn cứ trong bài tự luận và tính được kết quả nhanh, chính xác trong bài trắc nghiệm. Điều đó thể hiện tính tích cực của tư duy và thể hiện được năng lực nắm chắc bài học của các em.

- Như vậy, nếu dạy học theo các biện pháp đã được đề xuất sẽ phát huy tính tích cực học tập của HS, giúp các em chủ động trong mọi tình huống từ đó các em nắm chắc kiến thức, dẫn tới kết quả học tập cao hơn.

Những khó khăn, hạn chế rút ra qua thực nghiệm:

Bên cạnh những kết quả tích cực đã nêu ở trên. Trong quá trình thực nghiệm cũng bộc lộ một số khó khăn, hạn chế của phương án đề xuất:

- Có những tình huống đưa ra có nhiều giải pháp. HS có thể đề xuất giải pháp khác so với dự kiến của GV. Điều này đòi hỏi GV phải có kiến thức vững vàng, làm chủ tình huống, linh hoạt trong ứng xử để đảm bảo được thời gian lên lớp mà không ảnh hướng tới sự hứng thú của HS.

- Phương tiện dạy học cồng kềnh (máy chiếu) đòi hỏi GV phải thao tác nhanh trong giờ giải lao mới kịp giờ dạy. Nếu các phòng học được trang bị máy chiếu thì việc thực hiện phương án sẽ thuận tiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học đại số và giải tích lớp 11​ (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)