2.4.1. Các lý thuyết nền và mô hình nghiên cứu
2.4.1.1. Các lý thuyết nền
Có hai chỉ tiêu thông thường được sử dụng để đo lường rủi ro thanh khoản là chỉ số thanh khoản (liquidity ratio) và khe hở tài trợ (liquidity gap). Sauders & Cornett (2006) đề xuất sử dụng khái niệm khe hở tài trợ để đo lường rủi ro thanh khoản. Đối với các nhà quản trị thanh khoản ngân hàng thường quan tâm đến hai khoản mục chính trên bảng cân đối kế toán là số dư bình quân các khoản tiền gửi và số dư bình quân những khoản tín dụng. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, phần lớn tài sản được tài trợ bởi các khoản tiền ký thác trong đó đa phần là các khoản tiền gửi vãng lai có thể rút ra khỏi ngân hàng bất kỳ lúc nào, tạo ra khe hở thanh khoản cho ngân hàng, từ đó tạo ra rủi ro thanh khoản (Arif A. & Anees A.N., 2012). Các khoản cho vay thông thường có tính thanh khoản thấp, do đó, những khoản rút tiền lớn và không được dự báo trước có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng (Bonin & cộng sự,2008). Khe hở tài trợ là chênh lệch bình quân của những khoản cho vay và bình quân những khoản tiền gửi. Đây chính là cơ sở lý thuyết để tác giả sử dụng khe hở tài trợ như là biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu đề xuất ở chương 3.
Quy mô ngân hàng
Quy mô ngân hàng được minh họa qua chỉ tiêu tổng tài sản của ngân hàng, dùng để nhận định hoạt động của ngân hàng có được lợi thế theo quy mô.
Về mặt lý thuyết kinh tế quy mô, ngân hàng có tổng tài sản càng lớn thì sẽ ít gặp rủi ro thanh khoản hơn. Ngân hàng lớn có thể dựa vào thị trường liên ngân hàng, hay hỗ trợ thanh khoản từ phía người cho vay cuối cùng. Tuy nhiên, có lập luận “Qúa lớn để sụp đổ” cho rằng các ngân hàng lớn do được những đảm bảo và lợi thế mang tính ngầm đinh, từ đó có thể giảm thiểu chi phí huy động vốn và điều đó cho phép ngân hàng đầu tư vào những tài sản nhiều rủi ro, dẫn chứng những khoản cho vay, kết quả là gia tăng khe hở tài trợ.
Nghiên cứu của Vodova (2013a) cũng cho kết quả ngân hàng có quy mô lớn khi đối diện với rủi ro thanh khoản sẽ phụ thuộc vào chính sách thụ động từ vai trò “người cho vay cuối cùng” của ngân hàng trung ương hay vay mượn trên thị trường liên ngân hàng dễ dàng hơn những ngân hàng có quy mô nhỏ hơn. Dẫn chứng này minh họa cho thuyết “quá lớn để sụp đổ”, khi ngân hàng nhận thấy quy mô ngân hàng đủ lớn, chiến lược chủ yếu là hạn chế nắm giữ tài sản thanh khoản và mạnh dạn trong công tác cho vay.
Nghiên cứu của Võ Xuân Vinh và Mai Xuân Đức (2017) cho rằng quy mô tổng tài sản ngân hàng tăng thì rủi ro thanh khoản của ngân hàng giảm. Những ngân hàng có quy mô lớn thường là những ngân hàng có uy tín. Các ngân hàng này có thể dễ dàng huy động được nguồn tiền dồi dào, ổn định với chi phí thấp từ các thành phần kinh tế. Khách hàng của những ngân hàng này thông thường là các cá nhân, doanh nghiệp có nền tảng tài chính lành mạnh, các dự án do ngân hàng tài trợ cho nhóm khách hàng này thường mang lại hiệu quả cao, từ đó, ngân hàng có thể thu hồi vốn và lãi đúng hạn, hạn chế rủi ro hao hụt tài sản. Từ những phân tích đó tác động làm cho rui ro thanh khoản của ngân hàng giảm.
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng tài sản
Hoạt động tín dụng của ngân hàng tạo ra lợi nhuận, song cần phải đảm bảo an toàn để giữ cững được lòng tin của khách hàng. Các ngân hàng phải dự trữ phần vốn không sử dụng để sẵn sang đáp ứng nhu cầu thanh toán. Dự trữ bao gồm:
+ Dự trữ sơ cấp: bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, tại các ngân hàng khác.
+ Dự trữ thứ cấp: dự trữ không tồn tại bằng tiền mà bằng chứng khoán, nghĩa là các chứng khoán ngắn hạn có thể bán để chuyển thành tiền một cách thuận lợi như tín phiếu kho bạc, hối phiếu đã chấp nhận, các giấy nợ ngắn hạn khác.
Dự trữ thanh khoản có thể chia thành hai loại: dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp (phong cách quản trị thanh khoản theo truyền thống của các NHTM Trương Quang Thông). Những ngân hàng có dự trữ thanh khoản cao sẽ ít gặp khó khăn thâm hụt thanh khoản thường xuyên. Ngân hàng có thể bán hay cầm cố tài sản thanh khoản
để có được những nguồn vốn thanh khoản, do đó việc giữ những tài sản thanh khoản có thể làm giảm rủi ro thanh khoản. (Chung-Hua Shen, 2009)
Tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn
Tỷ số tương đương là tỷ lệ an toàn vốn của Basel (CAR), các quy định an toàn vốn (Vodova, 2015a). Theo Peter, S. Rose (1998), vốn tự có là nguồn vốn ổn định và luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động của ngân hàng, có thể được sử dụng với kỳ hạn dài mà không phải hoàn trả nên đó chính là nền tảng cho sự tăng trưởng của ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh có rất nhiều rủi ro, những rủi ro này khi xảy ra gây thiệt hại lớn cho ngân hàng, đôi khi đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản. Khi đó, vốn tự có sẽ giúp ngân hàng bù đắp những thiệt hại phát sinh và tránh các dạng rủi ro trên. Đây được xem là cơ sở lý thuyết chính cho kết luận ngân hàng có tỷ lệ vốn tự có cao sẽ hạn chế gặp rủi ro thanh khoản trong các nghiên cứu Vodova (2011), Bonfirm và Kim (2011). Đặc biệt, trong giai đoạn diễn ra khủng hoảng, trong khi các ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ chống đỡ kém trước những cú sốc kinh tế thể hiện ở khả năng thanh khoản giảm mạnh thì các ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu lớn có khả năng thanh khoản đạt ở mức cao và ổn định. Bên cạnh đó, cũng có những nghiên cứu cho kết quả ngược chiều giữa tỷ lệ an toàn vốn và rủi ro thanh khoản như trong bài của Delechat và cộng sự (2012), Dianan Teixeira (2013). Kết quả này có thể hiểu với các ngân hàng nhỏ có tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp, dưới áp lực của đảm bảo an toàn vốn thì phải duy trì tỷ lệ thanh khoản cao để đảm bảo trong thanh toán.
Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản
Hệ thống ngân hàng các nền kinh tế mới nổi, các ngân hàng thường tập trung sử dụng các nguồn vốn vào hoạt động truyền thống là cho vay. Các khoản cho vay thông thường có tính thanh khoản thấp, do đó, những khoản rút tiền lớn và không được dự báo trước dễ đẫn dến việc mất thanh khoản của ngân hàng (Bonin & cộng sự, 2008).
Dự phòng rủi ro tín dụng thể hiện mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng (Chung-Hua Shen, 2009). Rủi ro tín dụng sẽ tác động đến lợi nhuận và rủi ro thanh khoản. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, thể hiện qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng rất đa dạng, có thể phát sinh từ khách hàng, từ ngân hàng hoặc nhóm nhân tố khách quan. Đây là dạng rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Rủi ro tín dụng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay nhưng vẫn phải trả lãi cho các khoản huy động tiền gửi, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong thu chi. Khi không thu được nợ, vòng quay vốn tín dụng chậm lại làm khả năng sinh lời của ngân hàng giảm và có thể dẫn đến dạng rủi ro khác đó là rủi ro thanh khoản.
Miller và Noulas (1997), Cooper et al. (2003) nhận định khi ngân hàng có nhiều khoản cho vay có độ rủi ro cao, tức là gia tăng khả năng xuất hiện nợ xấu, từ đó khả năng sinh lời sẽ giảm do phát sinh các khoản chi phí dự phòng tín dụng và các khoản chi phí khác.
Khả năng sinh lời ngân hàng
Chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời dùng để đánh giá hiệu quả quản lý và kinh doanh của ngân hàng. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn bao gồm các chỉ số phản ánh tỷ lệ hoàn vốn (Return on Investment – ROI), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Return on Asset – ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE) và tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường (Return on Common Equity – ROCE). Trong đó, hai chỉ số ROA và ROE được sử dụng phổ biến hơn các chỉ số còn lại. ROA đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận không phân biệt tài sản này được hình thành bởi vốn chủ sở hữu hay vốn vay. ROE phản ánh một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho chủ sở hữu.
Nghiên cứu tác động của yếu tố sinh lời đến rủi ro thanh khoản ngân hàng nhận được nhiều kết quả khác nhau. Các ngân hàng có tỷ lệ sinh lời cao, hay được xem là hoạt động hiệu quả sẽ dễ huy động được nguồn tài trợ ngoài khi xảy ra rủi ro thanh khoản, và những ngân hàng này được đánh giá có chiến lược kinh doanh tốt, cân đối tài sản có và tài sản nợ, nên hạn chế tình huống gặp rủi ro thanh khoản trong kinh doanh. Do đó, ngân hàng có tỷ lệ sinh lời cao sẽ ít gặp rủi ro thanh khoản như kết luận của nghiên cứu Bonfirm và Kim (2011), Bunda và Desquibet (2008).
Sở hữu nƣớc ngoài
Những nghiên cứu học thuật xem xét tác động của sở hữu nước ngoài đối với rủi ro thanh khoản của các NHTM nhằm đánh giá vai trò của cổ đông nước ngoài đối với công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM. Quan hệ giữa sở hữu nước ngoài đối với rủi ro thanh khoản chưa thống nhất. Các nghiên cứu Goodhart và Schoenmaker, 2006; Schoenmaker và Oosterloo 2007 cho rằng ngân hàng làm tăng nguy cơ lây lan rủi ro cho hệ thống ngân hàng ở các nước phát triển. Trong khi đó, các nghiên cứu khác (Demirguc-Kunt và cộng sự, 1998; Detragiache và Gupta, 2004 sử dụng mẫu dữ liệu của các nước đang phát triển lại khẳng định các ngân hàng nước ngoài có vai trò làm ổn định thanh khoản và làm giảm rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng nội địa. Các ngân hàng nước ngoài được hỗ trợ thanh khoản từ nhiều nguồn với giá rẻ. Bên cạnh đó, các ngân hàng nước ngoài thường hoạt động hiệu quả, dễ dàng huy động được nguồn vốn từ bên ngoài hơn các ngân hàng chỉ hoạt động trong nước vì có thể nhận được sự hỗ trợ về vốn từ ngân hàng mẹ khi cần thiết. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Võ Xuân Vinh và Mai Xuân Đức (2016) đưa ra kết luận ngân hàng nước ngoài sẽ ít gặp rủi ro thanh khoản so với các ngân hàng trong nước. Mặt khác, các ngân hàng nước ngoài còn đóng vai trò hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM trong nước khi xảy ra thiếu hụt thanh khoản.
Sự phụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngoài
Nhân tố này được sử dụng với vai trò biến độc lập tác động đến biên phụ thuộc là rủi ro thanh khoản trong nghiên cứu của tác giả Trương Quang Thông (2013) bằng cách lấy tổng vay mượn liên ngân hàng chia cho tổng nguồn vốn. Đây
là chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào nguồn vốn của ngân hàng, bằng cách dựa vào thị trường liên ngân hàng khi có nhu cầu vay mượn để bù đắp nhu cầu thanh khoản. Chiến lược này có khả năng gặp rủi ro thanh khoản của thị trường rất cao như nghiên cứu của Vodova, 2013a. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, nhiều ngân hàng để có thể vay mượn được trên thị trường liên ngân hàng phải chấp nhận lãi suất rất cao. Bên cạnh đó, khi ngân hàng tiếp tục vay để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi tiền có thể làm gia tăng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, và có thể tác động đến nỗ lực duy trì cấu trúc vốn tối ưu của ngân hàng (Arif A. và Anees A.N., 2012). Tác giả đã đưa ra kết luận các khoản tài trợ bên ngoài làm gia tăng rủi ro thanh khoản.
Bên cạnh sự tác động của các nhân tố bên trong ngân hàng, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây cũng nhận định rủi ro thanh khoản còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài
Tăng trƣởng kinh tế
Nhân tố tăng trưởng kinh tế thường được minh họa bởi chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product – GDP). GDP dùng để đo lường hoạt động kinh tế, mức tiến bộ của nền kinh tế quốc gia, là giá trị được tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được quốc gia sản xuất ra trong một năm. GDP là chỉ tiêu thống kê cho biết tổng thu nhập của toàn nền kinh tế quốc dân và tổng mức chi tiêu trên đầu ra của hàng hóa và dịch vụ. GDP là một nhân tố quan trọng phản ánh nền kinh tế vĩ mô được sử dụng phổ biến trong các bài nghiên cứu. GDP có tác động đến nhiều yếu tố mô tả cung và cầu các khoản tiền gửi và cho vay. Trong điều kiện kinh tế thuận lợi, GDP có ảnh hưởng tích cực đến cung và cầu của các dịch vụ ngân hàng (Suffian, 2012)
Trong nhiều bài nghiên cứu, chỉ số GDP được thay thế bằng tỷ lệ GDP/người hay thay bằng biến thu nhập bình quân đầu người của quốc gia. Các chỉ số trên tuy khác nhau về cách tính nhưng đều được tác giả sử dụng để đo lường cho nhân tố tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, ngân hàng sẽ giữ nhiều thanh khoản khi bối cảnh cho vay gặp nhiều rủi ro hơn và trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế, ngân hàng có xu hướng giảm dự trữ thanh khoản để có thể cho vay nhiều hơn; tuy nhiên khi kinh tế tăng trưởng, huy động có thể giảm sút do tương quan với các kênh đầu tư sinh lời khác. Do đó, khi cho vay tăng và huy động giảm trong giai đoạn kinh tế phát triển sẽ làm gia tăng khe hở tài trợ, gia tăng rủi ro thanh khoản (Chung Hua Shen & cộng sự, 2009). Bên cạnh đó, lý thuyết của Dinger (2009) cho rằng việc giữ tài sản thanh khoản có quan hệ nghịch chiều với tăng trưởng kinh tế.
Thay đổi lạm phát
Theo quan điểm của trường phái tiền tệ mà đại diện là hai nhà kinh tế học Milton Friedman và John Maynard Keynes, lạm phát là hiện tượng lượng tiền lưu thông tăng vượt quá sự tăng trưởng hàng hóa sản xuất ra. Từ đó dẫn đến giá cả của hầu hết hàng hóa trong nền kinh tế tăng lên. Tỷ lệ lạm phát tác động mạnh mẽ đến toàn bộ các chủ thể trong nền kinh tế. Điển hình như dựa vào mức lạm phát, các chủ thể sẽ đưa ra quyết định đầu tư hay gửi tiền vào ngân hàng trên cơ sở so sánh tỷ lệ lạm phát với mức lãi suất ngân hàng niêm yết. Do đó, để có thể thu hút được các khoản tiền gửi, các nhà quản trị ngân hàng phải dựa vào mức lạm phát kỳ vọng mà niêm yết lãi suất. Với các mức lãi suất tiền gửi thay đổi, ngân hàng phải điều chỉnh lãi suất cho vay ra mới có thể đảm bảo phát sinh lợi nhuận. Hơn nữa, khi xuất hiện lạm phát tức là giá cả hàng hóa trong nền kinh tế đều tăng lên trong đó có chi phí tiền lương. Chi phí hoạt động của ngân hàng từ đó gia tăng theo tỷ lệ lạm phát. Tóm lại tỷ lệ lạm phát có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Có nhiều lý thuyết đưa ra kết luận khác nhau về quan hệ giữa lạm phát và rủi ro thanh khoản ngân hàng. Perry (1992) chỉ ra quan hệ giữa thanh khoản và hiệu