Nghiên cứu của Aspach và cộng sự (2005) thực hiện đánh giá tác động của các nhân tố bên trong và ngoài ngân hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng tại Anh. Thực hiện nghiên cứu trên dữ liệu bảng với số liệu thu thập theo quý giai đoạn 1985 đến 2003, và nhân tố khả năng thanh khoản được ước lượng qua hai chỉ số tỷ lệ của tài sản thanh khoản trên tổng tài sản và tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng giá trị tiền gửi. Các tác giả kết luận những yếu tố ảnh hưởng không khác biệt nhiều trong tác động đến từng chỉ số kể trên. Tuy nhiên, với việc sử dụng biến giả về sở hữu ngân hàng để đánh giá lại thu được kết quả nổi bật. Trong khi các ngân hàng nội địa chịu tác động của yếu tố hỗ trợ với vai trò người cho vay cuối cùng của chính phủ thì thay vào đó ngân hàng nước ngoài lại yêu cầu đến sự hỗ trợ của ngân hàng mẹ. Với việc thực hiện hồi quy nhân tố ảnh hưởng, nghiên cứu kết luận chỉ có hệ số chặn của các biến chỉ số sinh lời hiện tại và cơ hội cho vay. Các ngân hàng Anh có xu hướng nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản khi dòng tiền hiện tại khả quan và có nhiều cơ hội đầu tư sinh lời trong tương lai gần.
Bên cạnh tác động của các nhân tố nội tại ngân hàng, tác giả thực hiện đánh giá ảnh hưởng của các biến lãi suất ngắn hạn, tốc độ tăng trưởng GDP và sự hỗ trợ của chính sách nội địa. Khi lãi suất cao các ngân hàng Anh giữ nhiều tài sản thanh khoản trong khi phản ứng của các ngân hàng nước ngoài lại dịch chuyển tài sản về ngân hàng mẹ. Những ngân hàng lớn tích trữ nhiều tài sản thanh khoản khi lãi suất tăng nhưng hệ số chặn lại chưa đạt ý nghĩa.
Nghiên cứu của Valla và Escorbiac năm 2006 tiếp cận khả năng thanh khoản của ngân hàng trên phương pháp dòng tiền cụ thể là hoạt động mua bán tài sản thanh khoản trên số liệu báo cáo tài chính của các ngân hàng Pháp giai đoạn 1993 đến 2005. Những kết quả chính của bài nghiên cứu được tóm tắt như sau: Một là,
tác giả nhận thấy thanh khoản ngân hàng tích cực hơn khi giá trị tài sản thanh khoản trên bảng cân đối càng được mở rộng. Hai là, biến cú sốc (khủng hoảng) kinh tế có tác động cùng chiều với giá trị tài sản thanh khoản. Đối diện với chênh lệch giữa lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro lãi suất, các ngân hàng sẽ có chiến lược nắm giữ tài sản thanh khoản hiệu quả. Gía trị của những tài sản trên được đánh giá trong việc tài trợ cho các hoạt động ngân hàng cũng như gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, khi có những cơ hội đầu tư sinh lời cao hơn, nhiều ngân hàng sẽ áp dụng chiến lược giảm tích trữ các tài sản loại này.
Tiếp cận theo một hướng khác, nghiên cứu của Lucchetta (2007) không phân tích khả năng thanh khoản của ngân hàng từ những hỗ trợ của NHTW hay những chính sách kinh tế vĩ mô mà quan tâm đến mối quan hệ giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường liên ngân hàng. Trong bài tác giả đo lường khả năng thanh khoản qua tỷ lệ giữa khoản cho vay trên tổng tài sản, sử dụng dữ liệu bảng giai đoạn 1998-2004 thu thập từ số liệu trên báo cáo của 5.066 ngân hàng ở châu Âu và số liệu lãi suất được lấy từ Ngân hàng trung ương châu Âu trên cơ sở thống kê số liệu. Bài viết kết luận lãi suất bình quân liên ngân hàng có ảnh hưởng đến những rủi ro và khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Đối với các nước châu Âu, lãi suất liên ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến tính thanh khoản của các ngân hàng đang hoạt động và quyết định cho vay của 1 ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng. Ngoài nhân tố lãi suất liên ngân hàng, tính thanh khoản còn chịu ảnh hưởng bởi hành vi của ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất cơ bản của chính phủ, các khoản vay trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu, quy mô ngân hàng.
Năm 2011, Bonfim và Kim đưa ra nghiên cứu các ngân hàng ở chấu Âu và Bắc Mỹ. Tác giả thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính ngân hàng giai đoạn từ năm 2002-2009, tập trung các ngân hàng ở châu Âu và Bắc Mỹ với tổng cộng 2968 quan sát. Trong nghiên cứu, tác giả chia thời kỳ nghiên cứu thành hai giai đoạn trước và trong khủng hoảng để nhận thấy tầm ảnh hưởng các yếu tố nội tại cũng như vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Nghiên cứu này cho rằng để đảm bảo khả năng quản lý rủi ro thanh khoản tốt nhất đa số các ngân hàng
thường bỏ qua yếu tố bên ngoài, mà thực chất đây là những yếu tố hỗ trợ quan trọng cho khả năng thanh khoản. Ngoài việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, bài viết cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các tổ chức tài chính trong việc giảm bớt rủi ro thanh khoản.
Vodova (2013) thực hiện nghiên cứu về tỷ lệ thanh khoản của 16 ngân hàng tại cộng hòa Séc và Slovania trong giai đoạn 2001-2010. Tác giả sử dụng dữ liệu cụ thể của từng ngân hàng thông qua báo cáo thường niên và sử dụng dữ liệu kinh tế vĩ mô tại các nước từ bộ dữ liệu IMF và thực hiện hồi quy dữ liệu. Những biến đôc lập sử dụng trong mô hình gồm 4 nhân tố nội tại như tỷ lệ vốn, tỷ lệ nợ xấu, khả năng sinh lời và quy mô ngân hàng; cùng với 8 nhân tố vĩ mô như khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất giao dịch thị trường liên ngân hàng, lãi suất cho vay, lãi suất repo và tỷ lệ thất nghiệp. Trong đó, biến phụ thuộc tỷ lệ thanh khoản được đo lường thông qua 4 chỉ số: tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản, tài sản ngắn hạn trên tổng số dư tiền gửi và các khoản vay ngắn hạn, dư nợ cho vay trên tổng tài sản và dư nợ cho vay trên tổng số dư tiền gửi và các khoản vay ngắn hạn. Sau nghiên cứu thực nghiệm cho ra kết quả chỉ những nhân tố quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn, khả năng sinh lời, tăng trưởng kinh tế và khủng hoảng kinh tế có kết quả thống kê.