Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (LRA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 66 - 68)

Nhân tố tỷ lệ dự trữ thanh khoản có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Việt Nam với mức ý nghĩa 5%. Kết quả trên phù hợp với kỳ vọng của nghiên cứu cũng như tương đồng với nhận định của các tác giả trước đó (Chung-hua Shen, 2009).

Dữ liệu dự trữ thanh khoản trong nghiên cứu được lấy từ nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp bao gồm các khoản mục tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và các NHTM khác, và chứng khoán kinh doanh. Trên đây là những tài sản có tính thanh khoản cao và sẽ được Ngân hàng sử dụng để tạo nguồn cung thanh khoản kịp thời cho các nhu cầu đột xuất.

Hình 4.3: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản bình quân giai đoạn 2006-2017 của các NHTM Việt Nam

Đvt: %

Nguồn: Tác giả tính toán

Ngân hàng Tiên phong có tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng tài sản bình quân cao nhất trong mẫu nghiên cứu với mức 53.93%, sau đó là ngân hàng TMCP Quân đội và Bưu điện liên việt. Mặc dù dự trữ thanh khoản tính theo giá trị tuyệt đối đối với nhóm NHTM cổ phần Nhà nước cao nhất với mức 159,813.5 tỷ đồng cũng như một số NHTM cổ phần tư nhân quy mô lớn (49,805.69 tỷ đồng) so với giá trị bình quân 19,136.24 của nhóm ngân hàng tư nhân nhỏ, nhưng tỷ trọng trong tổng tài sản luôn được các lãnh đạo ngân hàng cân nhắc. Nhận thấy ích lợi của dự trữ thanh khoản trong việc đáp ứng các nhu cầu đột xuất nhưng khi tỷ lệ này càng cao đồng nghĩa với việc chịu chi phí cơ hội khi không sử dụng nguồn tiền cho các mục tiêu sinh lời

hấp dẫn hơn. Do đó, các ngân hàng ưu tiên duy trì mức độ dự trữ thanh khoản vừa phải để dung hòa các mục tiêu trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)