Mô hình 1
Để ước lượng những nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Slovak, dữ liệu bảng được sử dụng để hồi quy theo mô hình sau:
Lit = α + βXit + δi +εit
Trong đó, Lit: 1 trong 4 chỉ số (tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản, tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tiền gửi và vay ngắn hạn, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, và tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi và vay ngắn hạn) của ngân hàng i tại thời điểm t.
Xit: vector các biến giải thích của mô hình (biến nội tại và ngoại sinh)
δi: biến tác động cố định của ngân hàng i
Các nghiên cứu của Vodova tại ngân hàng ở Cộng hòa Séc cũng thực hiện ước lượng mô hình tương đương. Trong mô hình sử dụng các biến nội tại ngân hàng bao gồm tỷ lệ vốn trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu trên tổng cho vay, ROE và giá trị logarit của tổng tài sản. Những nhân tố ngoại sinh cũng được đưa vào mô hình, bao gồm, biến giả khủng hoảng kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất cho vay, lãi suất các công cụ tiền tệ và tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế nội địa.
Mô hình 2
(y)n,t = αn +∑i=1L β1(y)n,t-1 + ∑i=1L β2(Macrp)n,t-1 + ∑i=1L β3(Performance)n,t-1 + ∑i=1L
β4(Character)n,t-1 + ∑i=1L β5(Size)n,t-1 + dt + εn,t
Hackethal et al (2010) ước lượng nhân tố ảnh hưởng đến tài sản thanh khoản của mẫu bao gồm 457 ngân hàng ở Đức giai đoạn 1997 đến 2006 qua phân tích dữ liệu bảng. Bài nghiên cứu sử dụng 3 biến phụ thuộc khác nhau để thể hiện nhân tố giá trị tài sản thanh khoản ngân hàng. Một trong những biến đó là tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản. Những biến giải thích được chia làm 4 nhóm: nhóm nhân tố kinh
tế vĩ mô, hiệu quả hoạt động ngân hàng, đặc điểm ngân hàng và cuối cùng là biến quy mô. Tỷ lệ thất nghệp, tổng lượng tiết kiệm, lãi suất được sử dụng đại diện cho nhóm nhân tố kinh tế vĩ mô. Chỉ số sinh lời trước lãi và thuế và chỉ tiêu sinh lời trên vốn chủ sở hữu được dùng đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, tỷ lệ giữa các khoản nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng cho vay được minh họa cho nhóm đặc điểm ngân hàng. Và cuối cùng, nhân tố quy mô được đo lường qua tổng lượng khách hàng, tổng giá trị cho vay và tiền gửi.
Mô hình 3
Liqit = c + c* NUK +β11SRit + β12(NUK*SR) + β22S(NUK*rit) + β31Yit + β32(NUK*Y) +αi + ε it
Nghiên cứu của Aspach et al (2005) ước lượng tác động của nhân tố vĩ mô lên hoạt động nắm giữ tài sản thanh khoản ở các ngân hàng Anh giai đoạn 1985 đến 2003. Biến phụ thuộc Liq minh họa cho thanh khoản được đo lường bởi tỷ lệ thanh khoản trên tổng tài sản và trên tổng tiền gửi. Biến độc lập bao gồm SR là sự hỗ trợ từ phía Chính phủ qua các công cụ, r đại diện cho lãi suất ngắn hạn kinh tế và Y minh họa cho tốc độ tăng trưởng GDP. Ngoài ra, biến NUK là biến giả để phân biệt ngân hàng sở hữu nước ngoài và ngân hàng nội địa Anh. Các tác giả ước lượng mô hình dữ liệu bảng có ảnh hưởng cố định (FEM).
Mô hình 4
FGAPit = ci + β1SIZEit + β2SIZEit2 + β3LRAit + β4ETAit + β5EFDit + β6TLAit + β7LLPTLit + α1GDPt + α2M2t + α3INTt + α4GDPt-1 + α2M2t-1 + α3INTt-1 + ε it
Mô hình trên được sử dụng trong bài nghiên cứu của tác giả Trương Quang Thông với dữ liệu bảng không cân đối thu thập từ báo cáo tài chính của 34 NHTM VN trong khoảng thời gian 10 năm từ năm 2002 đến 2011. Biến phụ thuộc trong mô hình FGAP được đo lường là chênh lệch giữa tổng giá trị cho vay bình quân và tổng giá trị tiền gửi bình quân được gọi tên là khe hở thanh khoản đại diện cho rủi ro thanh khoản ngân hàng. Các biến giải thích trong mô hình bao gồm nhóm biến nội tại là quy mô, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng tài
sản, tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn, sụ phụ thuộc nguồn tài trợ bên ngoài bằng cách lấy tổng vay mượn liên ngân hàng chia tổng nguồn vốn, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, dự phòng RRTD trên tổng dư nợ; nhóm biến bên ngoài ngân hàng bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát và tốc độ cung tiền. Trong mô hình, biến quy mô được lấy giá trị logarit và được đo lường ở giá trị bình phương do nghi ngờ quan hệ phi tuyến tính, các biến vĩ mô được tác giả cụ thể hơn với độ trễ 1 năm.
Mô hình 5
FGAPit = ci + β1SIZEit + β2ETAit + β3TLAit + β4ROEit + α1GDPt + α2INFt + ε it
Sử dụng chung ý nghĩa biến phụ thuộc như mô hình 4, tác gỉa Đặng văn Dân đã thực hiện ước lượng mô hình nghiên cứu với những biến giải thích thuộc về đặc điểm ngân hàng và nhân tố bên ngoài trên mẫu NHTM Việt Nam giai đoạn 2007- 2014. So với mô hình của bài nghiên cứu Trương Quang Thông (2013), tác giả chỉ sử dụng các biến giải thích về quy mô, tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay và chỉ số sinh lời ROE để mô tả đặc điểm ngân hàng trong mô hình.
Mô hình 6
Các tác giả Võ Xuân Vinh và Mai Xuân Đức thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng cảu sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2009-2015 với mô hình ước lượng:
LRit = α0 + α1*FOWNit + α2*Xit + α3*Zit + ε it
Trong đó, LRit: chỉ số thanh khoản đại diện đo lường mức độ rủi ro thanh khoản của ngân hàng i tại thời điểm năm t minh họa bằng tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản.
Xit vecto bao gồm các biến kiểm soát thể hiện đặc trưng của ngân hàng i ở năm t (bao gồm các biến rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, vốn ngân hàng)
Zitcác biến kiểm soát ở cấp độ vĩ mô ở năm t (bao gồm các biến lãi suất liên ngân hàng, lãi suất huy động, biến động lãi suất thị trường SMR và tỷ lệ tăng trưởng GDP)
FOWNit biến đo lường mức độ sở hữu nước ngoài của ngân hàng i ở năm t, được tính bằng tỷ lệ cổ phần của cổ đông nước ngoài trên tổng số cổ phần phát hành của NHTM.
Bài viết sử dụng các phương pháp hồi quy cho dữ liệu bảng với mẫu bao gồm 35 NHTM Việt Nam với đầy đủ những biến giải thích thể hiện cả đặc điểm hoạt động ngân hàng và nhân tố phản ánh môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường ngành.