NHỮNG HÀM Ý CHÍNH SÁCH, KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 73 - 75)

RO THANH KHOẢN TẠI NHTM VIỆT NAM

Với kết quả hồi quy thực hiện được từ mô hình nghiên cứu, bài viết tiến hành kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế hay kiểm soát rủi ro thanh khoản của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Theo như kết quả nghiên cứu, nhân tố quy mô có ảnh hưởng ngược chiều đối với rủi ro thanh khoản. Từ đó, hàm ý những ngân hàng lớn thể hiện qua số liệu quy mô sẽ liều lĩnh hơn trong hoạt động kinh doanh và ngược lại ngân hàng nhỏ với việc nhận định lý thuyết kinh tế quy mô sẽ tự điều chỉnh kinh doanh để đảm bảo an toàn hoạt động cũng như hạn chế được rủi ro. Việc tăng vốn ồ ạt theo Nghị định 141/2006/ND-CP đã tạo ra những tác động không mong đợi khi chưa tính đến những đặc thù, tình huống riêng biệt phù hợp đặc điểm của từng ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cần chủ động xây dựng chiến lược tăng quy mô và cân nhắc nguồn để hạn chế ảnh hưởng đến trạng thái thanh khoản. Các ngân hàng nên ưu tiên phát hành giấy tờ có giá như trái phiếu sẽ có lợi thế về nguồn vốn ổn định. Những chính sách nhiều ngân hàng đã thực hiện thời gian qua và đem lại hiệu quả tốt như hạn chế chia cổ tức tiền mặt để tăng vốn tự có cấp 1, phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi dài hạn để tăng vốn tự có cấp 2.

- Thứ hai, cân đối cơ cấu và tỷ trọng tài sản nợ, có phù hợp

Việc duy trì cân đối tỷ trọng tài sản nợ, có phải phù hợp với tình hình kinh doanh của ngân hàng. Chủ động trong việc tính toán và tuân thủ tỷ lệ dự trữ thanh khoản cũng như khả năng chi trả trong vòng 30 ngày, 7 tuần phải được xem là yếu tố bắt buộc trong chiến lược kinh doanh của các TCTD.

- Thứ ba, kinh doanh ngân hàng hiệu quả

Kết quả mô hình cho thấy có tương quan đồng biến giữa lợi nhuận của ngân hàng và rủi ro thanh khoản nên Luận văn đề xuất các ngân hàng cần có chiến lược kinh doanh hiệu quả, tăng sức cạnh tranh, có các chính sách linh hoạt đáp ứng kịp thời các biến động của nền kinh tế, đảm bảo mục tiêu của ngân hàng. Các TCTD nên đảm bảo các chỉ số cho vay trên huy động, hoặc tỷ trọng cho vay trung dài hạn trên tổng nguồn vốn ngắn hạn… ở mức độ phù hợp vừa đảm bảo quy định của NHNN, và chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng phải có chiến lược sử dụng hiệu quả nguồn vốn, bên cạnh hoạt động sinh lời là cấp tín dụng, NH nên ước tính khả năng cũng như tỷ lệ tài sản thanh khoản cần có để phòng ngừa rủi ro khi trạng thái thanh khoản có vấn đề. Đối với hoạt động cho vay, ngoài việc đáp ứng

các tỷ lệ an toàn đảm bảo do NHNN quy định, mỗi ngân hàng cần xây dựng quy trình đánh giá, thẩm định, cấp tín dụng phù hợp cho người có nhu cầu, hạn chế cho vay vào một nhóm khách hàng, một ngành nghề hay lĩnh vực cụ thể để vừa mang lại lợi nhuận vừa tránh xảy ra rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)