Quy trình phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến quyết định vay vốn của cá nhân đối với agribank chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 40 - 47)

Hình 3.1. Quy trình thực hiện Phân tích hồi quy, kiểm định các giả thuyết Kết luận và giải pháp Phỏng vấn trực tiếp mẫu 181 khách hàng Phân tích bằng SPSS Thang đo chính thức Cơ sở lý thuyết Xây dựng thang đo và giả thuyết nghiên cứu Lấy ý kiến chuyên gia Điều chỉnh

Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm với 5 mức độ: 1 là hoàn toàn không đồng ý, 2 là không đồng ý, 3 là không có ý kiến, 4 là đồng ý, 5 là hoàn toàn đồng ý.

Bảng 3.1. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NHTM của khách hàng vay cá nhân trên địa bàn tỉnh Bến Tre

STT Tiêu chí Mã hóa

Chất lượng dịch vụ

1 Ngân hàng trân trọng khi khách hàng đến giao dịch CLDV1 2 Các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng cung cấp đều

làm hài lòng khách hàng

CLDV2

3 Các thông tin về sản phẩm cho vay đều được ngân hàng cung cấp và cập nhật đầy đủ các thông tin đến khách hàng.

CLDV3

4 Nhân viên tự tin và chuyên nghiệp CLDV4

5 Nhân viên lịch sự, nhiệt tình CLDV5

6 Nhân viên của ngân hàng luôn được tin tưởng CLDV6 7 Ngân hàng tư vấn hướng giải quyết tốt nhất cho các yêu

cầu của khách hàng

CLDV7

8 Ngân hàng tư vấn các sản phẩm vay đáp ứng mong đợi tốt nhất của khách hàng

CLDV8

Hình ảnh ngân hàng

9 Ngân hàng có chi nhánh rộng khắp HANH1 10 Ngân hàng có nhiều điểm giao dịch HANH2 11 Ngân hàng có nơi giao dịch với khách hàng rộng,

thoáng mát và sang trọng

HANH3

12 Ngân hàng có thương hiệu dễ nhận biết HANH4 13 Đồng phục nhân viên gọn gàng, lịch sự HANH5

Giá cả

15 Chương trình khuyến mãi, ưu đãi lãi suất cho vay GIA2 16 Các loại chi phí khác (mua hồ sơ, tiền viết đơn, phí công

chứng, ….)

GIA3

Chính sách tín dụng

17 Sản phẩm cho vay đa dạng CSTD1

18 Vay tín chấp và không cần bảo lãnh của công ty CSTD2 19 Mức giới hạn thu nhập để được vay vốn thấp CSTD3 20 Mức độ bảo mật, an toàn thông tin khi giao dịch cao CSTD4

Ảnh hưởng

21 Sự giới thiệu từ người thân AH1

22 Sự giới thiệu từ bạn bè AH2

Thuận tiện

23 Ngân hàng gần nơi cư trú TT1

24 Tài khoản trả lương của ngân hàng này TT2

Chính sách marketing

25 Mức độ xuất hiện thường xuyên của ngân hàng trên các phương tiện truyền thông

CLMA1

26 Ngân hàng có chương trình khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn và hậu mãi (Khách hàng VIP, tích điểm khi giao dịch,…)

CLMA2

27 Đa dạng về phương thức tiếp thị (Điện thoại, gửi email, tin nhắn, tờ rơi, nhân viên đi tiếp thị,…)

CLMA3

Quyết định lựa chọn

28 Lựa chọn/sử dụng dịch vụ ngân hàng này vì lãi suất cho vay thấp

QDLC1

29 Lựa chọn/sử dụng dịch vụ ngân hàng này vì nhân viên năng động, chuyên nghiệp và nhiệt tình

30 Lựa chọn/sử dụng dịch vụ ngân hàng này vì ngân hàng có thương hiệu tốt

QDLC3

Để xây dựng được mô hình các nhân tố nghiên cứu này, tác giả đã tham khảo các công trình nghiên cứu trước đây, bao gồm các công trình trong và ngoài nước. Tác giả đã kế thừa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân là: Chất lượng dịch vụ, sự thuận tiện. Bên cạnh đó tác giả đã thêm vào một số nhân tố khác các đề tài đi trước là: Hình ảnh ngân hàng, giá cả, chính sách tín dụng, ảnh hưởng và chính sách marketing mà tác giả thấy phù hợp với nghiên cứu cho quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh tỉnh Bến Tre.

3.3.1. Kiểm định thang đo

Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng trước nhằm loại các biến không phù hợp. Cronbach’s alpha từ 0.8 đến 1 là thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến 0.8 là thang đo lường sử dụng được. Trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới, hoặc mới với người trả lời thì hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6 có thể được chấp nhận (Hoàng Trọng, 2005).

Tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên và hệ số tương quan biến tổng của các biến (item-total correlation) lớn hơn 0.3 (Nunnally & Burnstein, 1994).

3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy qua đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha, tiến hành phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Để có thể phân tích nhân tố thì phải đảm bảo các điều kiện: chỉ số Kaiser-Meyer- Olkin (KMO) > 0.5: dữ liệu phù hợp để phân tích nhân tố và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett < 0.05: xem xét các biến có tương quan với nhau trên tổng thể.

Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.

Phương pháp trích hệ số được sử dụng trong nghiên cứu này là Principal component với phép quay Varimax. Trong bảng Rotated Component Matrix chứa các hệ số tải nhân tố (Factor loading). Theo Hair và các đồng sự (1998), Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor loading > 0.3 được xem là đạt được mức tối thiểu, > 0.4 được xem là quan trọng, > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair và các đồng sự (1998) cũng khuyên người nghiên cứu như sau: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.3 thì cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu của bài nghiên cứu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.55, nếu cỡ mẫu của bài nghiên cứu khoảng 50 thì Factor loading phải > 0.75. Đề tài nghiên cứu với cỡ mẫu 280, vì vậy các biến có hệ số tải >0.5 được đưa vào phân tích. Theo Hair và các đồng sự (1998), thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%. Nghiên cứu sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal components.

3.3.3. Xây dựng phương trình hồi quy

Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn vay vốn của khách hàng cá nhân tại Agribank Bến Tre, mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân có dạng tổng quát như sau:

Y =β0+β1*X1+β2*X2+β3*X3+β4*X4+β5*X5+β6*X6+β7*X7+ε Trong đó:

Y: là biến phụ thuộc phản ánh lựa chọn ngân hàng khi vay vốn

Xi (i=1...7): là các biến độc lập, phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng trong vay vốn

X1: phản ánh sự ảnh hưởng của nhân tố chất lượng dịch vụ đến sự lựa chọn ngân hàng trong vay vốn.

X2: phản ánh sự ảnh hưởng của nhân tố hình ảnh ngân hàng đến sự lựa chọn ngân hàng trong vay vốn.

X3: phản ánh sự ảnh hưởng của nhân tố giá cả đến sự lựa chọn ngân hàng trong vay vốn.

X4: phản ánh sự ảnh hưởng của nhân tố chính sách tín dụng đến sự lựa chọn ngân hàng trong vay vốn.

X5: phản ánh sự ảnh hưởng của nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng trong vay vốn.

X6: phản ánh sự ảnh hưởng của nhân tố thuận tiện đến sự lựa chọn ngân hàng trong vay vốn.

X7: phản ánh sự ảnh hưởng của nhân tố chính sách marketing đến sự lựa chọn ngân hàng trong vay vốn. βi (i=1...7): Các hệ số hồi quy

β0: Hằng số ε : Sai số.

Kết luận chương 3

Chương 3 đã trình bày quy trình nghiên cứu thông qua phương pháp chọn mẫu (280 mẫu) và xử lý số liệu thu về từ các mẫu. Mỗi mẫu được đo lường dựa trên thang đo Likert 5 điểm để chọn ra các mẫu trả lời hữu ích nhất để nhập vào chương trình SPSS phục vụ cho quá trình phân tích. Từ đó thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NHTM của khách hàng vay cá nhân trên địa bàn tỉnh Bến Tre gồm chất lượng dịch vụ, hình ảnh ngân hàng, giá cả, chính sách tín dụng, ảnh hưởng của các mối quan hệ, sự thuận tiện, chính sách marketing.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến quyết định vay vốn của cá nhân đối với agribank chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)