Tổng quan về Agribank chi nhánh tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến quyết định vay vốn của cá nhân đối với agribank chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 47)

4.1.1. Giới thiệu về Agribank và quá trình phát triển

Ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 53/HĐBT về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) ngày nay hoạt động chính trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thời điểm này được xem như dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự ra đời của Agribank tách biệt khỏi các ngân hàng khác.

Agribank là NHTM duy nhất mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, giữ vai trò đi đầu trong việc thực hiện các chính sách của Nhà nước về cung cấp các chương trình tín dụng ưu đãi cho lĩnh nông nghiệp, nông thôn, ngoài ra Agribank cũng có đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích cho nền kinh tế. Qua đó, Agribank góp sức cùng thực thi hiệu quả các chính sách tiền tệ của NHNN, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trên địa bàn nông thôn, góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn Việt Nam.

Với xuất phát điểm của Agribank khi mới thành lập có tổng tài sản chưa tới 1.500 tỷ đồng; tổng nguồn vốn của ngân hàng khi đó chỉ 1.056 tỷ đồng, trong đó vốn huy động chỉ chiếm tỷ lệ thấp 42%, còn lại 58% từ Ngân hàng Nhà nước; Tổng dư nợ của Agribank vào thời điểm thành lập là: 1.126 tỷ đồng trong đó 93% là ngắn hạn; tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng rất lớn lên đến trên 10%; Các khách hàng hầu hết là những doanh nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã làm ăn thua lỗ. Cho đến thời điểm 31/12/2017 Agribank đã trở thành một Ngân hàng thương mại Nhà nước đứng đầu Việt Nam về: tổng tài sản, nguồn vốn, dư nợ, mạng lưới 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, đội ngũ nhân viên hơn 40.000 cán bộ, viên chức. Agribank nằm ở vị trí dẫn

đầu các NHTM trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016. Với quy mô tổng tài sản đã cán mốc 1,156 triệu tỷ đồng, nguồn vốn huy động đạt được 1,1 triệu tỷ đồng; tổng dư nợ cấp tín dụng 981 nghìn tỷ đồng, trong đó cho vay các địa bàn nông nghiệp nông thôn, lĩnh vực cho vay chính của Agribank đã chiếm trên 70%/tổng dư nợ cho vay và chiếm 51% tổng dư nợ cho vay của toàn ngành ngân hàng đầu tư trong lĩnh vực này; nợ xấu đạt mốc 1,89% ; hoạt động đầu tư vào các doanh nghiệp khác được củng cố và hoạt động hiệu quả hơn; hệ thống công nghệ thông tin được đầu tư mới hiện đại, hoạt động ổn định, an toàn, có hiệu quả và là nền tảng vững chắc cho phát triển thêm mới các sản phẩm dịch vụ tiện ích; vốn chủ sở hữu được bảo toàn, kinh doanh có lãi, nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ và tăng dần hằng năm; Agribank đã đảm bảo được các tỷ lệ an toàn trong hoạt động theo đúng quy định của NHNN.

4.1.2. Mạng lưới Agribank tại Bến Tre

Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre được thành lập vào ngày 26/03/1988 theo quyết định số 39/NH-TCCB ngày 26/3/1988 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mạng lưới chi nhánh lúc sơ khai gồm 01 Hội sở tỉnh và 7 chi nhánh Huyện (Ba Tri, Giồng Trôm, Châu Thành, Bình Đại, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú và Chợ Lách). Trải qua 31 năm phát triển, Agribank Bến Tre không ngừng lớn mạnh, khẳng định vai trò chủ lực trong triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại địa phương.

Hiện nay, Agribank Chi nhánh Tỉnh Bến Tre có hệ thống mạng lưới phủ khắp địa bàn tỉnh với 01 Hội sở tỉnh, 10 chi nhánh loại II và 18 phòng giao dịch, 38 máy ATM được phân bổ rộng khắp trong toàn tỉnh, cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, hoạt động kinh doanh hàng năm đều đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch của Trụ sở chính giao

4.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của chi nhánh tỉnh Bến Tre

Báo cáo tài chính đến ngày 31/3/2019, kết quả đạt được của Agribank tỉnh Bến Tre khá toàn diện: Nguồn vốn huy động tăng 1.527 tỷ đồng so cùng kỳ năm trước, tỷ lệ tăng 13,4%, trong đó nguồn vốn dân cư chiếm tỷ trọng 93,7%/tổng nguồn vốn, thị

phần nguồn vốn chiếm 38,1% (tăng 0,4% so năm 2018); Tổng dư nợ cho vay tăng 820 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước (tỷ lệ tăng 7,4%), trong đó dư nợ cho vay hộ sản xuất, chiếm tỷ trọng 95,5%/tổng dư nợ, thị phần tín dụng chiếm 37,8%/tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại tại Bến Tre; Thu dịch vụ tăng 26,9% so với cùng kỳ; Tài chính tăng 4,8% so cùng kỳ năm trước; Tỷ lệ nợ xấu thấp, dưới mức quy định do Trụ sở chính giao; Thu nợ xử lý rủi ro đạt 59,7% kế hoạch năm 2019; Đảm bảo ổn định thu nhập cho người lao động.

4.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE

4.2.1. Đặc điểm của KHCN tại Bến Tre

Với đặc điểm dân cư của tỉnh Bến Tre sống chủ yếu là nông thôn (tỷ lệ khoảng 80% người dân tập trung sống tại nông thôn), còn lại là dân cư sống ở khu vực thành thị chỉ chiếm khoảng 20%. Do đó, với lợi thế là ngân hàng của Nhà nước có mạng lưới rộng khắp các địa bàn xa xôi nhất của tỉnh, Agribank Bến Tre đẩy mạnh việc huy động vốn và cho vay tới các cá nhân, hộ sản xuất trên địa bàn của huyện. Nhờ vậy kết quả hoạt động của Agribank Bến Tre đã có những bước tăng trưởng như trên. Do đó, khách hàng cá nhân tại Bến Tre là những cá nhân, hộ sản xuất nhỏ lẻ là chính, các cá nhân, hộ sản xuất thường vay với số vốn không lớn nhưng vì số lượng cho vay với các khách hàng này là chủ yếu nên dư nợ của Agribank Bến Tre đối với nhóm khách hàng này khá cao trong thời gian qua.

Từ những đặc điểm của KHCN tại Bến Tre cho ta thấy những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện cho vay đối với khách hàng cá nhân như sau:

Về thuận lợi: Khách hàng có lối sống bình dị, thuần nhất nên ngân hàng dễ tiếp cận để tư vấn cho vay, sản phẩm vay của nhóm khách hàng này ít thay đổi nên ngân hàng dễ triển khai cho khách hàng.

Về khó khăn: Phần lớn cá cá nhân sống tại nông thôn do đó, các sản phẩm cho vay của chi nhánh với nhóm khách hàng này chủ yếu là các sản phẩm cho vay phát triển nông thôn, nông nghiệp, các sản phẩm ngân hàng hiện đại ít được triển khai với nhóm khách hàng này.

4.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay KHCN của Agribank chi nhánh tỉnh Bến Tre

Hoạt động cho vay của Agribank Bến Tre năm 2018 với tổng dư nợ cho vay (nội tệ + ngoại tệ quy VND) là 11.887,1 tỷ đồng. Dư nợ của Bến tre được phân chia làm nhiều loại như: Dư nợ cho vay nội tệ thông thường, dư nợ cho vay vốn dự án ủy thác đầu tư, dư nợ cho vay vốn theo một số chương trình, loại hình kinh tế,…Trong đó, nếu phân loại dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng thì tại Agribank Bên Tre được thể hiện theo bảng dưới đây:

Bảng 4.1. Dư nợ cho vay giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị: tỷ đồng

Dư nợ cho vay 2016 2017 2018

Dư nợ hộ sản xuất và cá nhân

8.650,4 9.750,7 11.349,8

Dư nợ KH pháp nhân 359,2 452,6 537,3

Tổng 9.009,6 10.203,3 11.887,1

Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng dư nợ của chi nhánh tăng qua các năm kể cả dư nợ hộ sản xuất và cá nhân và dư nợ khách hàng pháp nhân đều tăng qua các năm. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất là dư nợ hộ sản xuất và cá nhân. Cụ thể dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân năm 2018 tăng 1.599,1 tỷ đồng, tăng 16,3% so với năm 2017. Năm 2017 dư nợ hộ sản xuất và cá nhân tăng 1.100,3 tỷ đồng tăng 12,7% so với năm 2016. Mặt khác theo dữ liệu của 3 năm gần đây dư nợ cho vay của chi nhánh tỷ trọng cao nhất là đối với hộ sản suất và cá nhân. Trong năm 2016, tỷ trọng dư nợ hộ sản xuất và cá nhân là 96,01%, năm 2017 tỷ trọng này là 95,5% và năm 2018 thì tỷ trọng này là 95,48%.

Đối với cho vay đối với hộ sản xuất và cá nhân phân chia theo mục đích sử dụng vốn vay thể hiện theo bảng dưới đây:

Bảng 4.2. Phân loại dư nợ cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị: tỷ đồng

Dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân

2016 2017 2018

Cho vay kinh doanh 2.233,9 1.889,9 2.888,4 Cho vay tiêu dùng 2.890,3 3.000,2 3.124.6 Cho vay nông nghiệp, nông

thôn

3.526,2 4.860,6 5.336,8

Tổng 8.650,4 9.750,7 11.349,8

Nhìn vào bảng 4.2 cho ta thấy, đối với khách hàng cá nhân khi vay vốn tại chi nhánh thì mục đích chủ yếu là sử dụng cho mục đích nông nghiệp, nông thôn, điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Qua 3 năm khoản cho vay nông nghiệp của chi nhánh không ngừng tăng từ 40,7% lên 49,8% và 47% năm 2018. Ngoài ra theo bảng 4.2 chúng ta cũng thấy được khoản vay kinh doanh của cá nhân cũng được tăng lên qua các năm điều đó thể hiện việc đầu tư đang được chuyển hướng sang kinh doanh sẽ tạo ra một cách thức hoạt động mang lại nguồn thu nhập mới cho cá nhân trong giai đoạn hiện nay và đó là một xu hướng đúng đắn mà cá nhân nên hướng tới trong thời gian tiếp theo.

Ngoài ra, trong năm 2018, chi nhánh đã thực hiện được một số kết quả đối với tín dụng khách hàng hộ sản xuất và cá nhân như sau:

- Tổng hợp hồ sơ chứng từ đề nghị chi trả lãi tiền vay hỗ trợ sản xuất cho các mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp đợt 2 năm 2018.

- Thực hiện rà soát số liệu cho vay theo NĐ 55/2015/NĐ-CP cập nhật khách hàng đủ điều kiện theo NĐ 55 vào cho vay nông nghiệp nông thôn theo hướng dẫn của văn bản 13293/NHNo-HSX ngày 20/12/2018.

- Thực hiện chi hoa hồng cho vay khách hàng cá nhân năm 2018 và ký hợp đồng trách nhiệm năm 2019 đối với các đơn vị hỗ trợ.

4.3. MÔ TẢ MẪU

Sử dụng bảng khảo sát (Phụ lục 1), thu thập các ý kiến của khách hàng cá nhân vay vốn đến ngân hàng giao dịch. Thực hiện khảo sát tại hội sở chính của chi nhánh, 10 chi nhánh loại II và 18 Phòng Giao dịch theo phương pháp thuận tiện và chọn được những khách hàng ngẫu nhiên có thể tiếp cận được tại các chi nhánh của ngân hàng để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, và một phần vì thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên không thể khảo sát toàn bộ hoặc phân loại đối tượng khách hàng để khảo sát. Các đối tượng khách hàng cá nhân khi đến giao dịch tại các chi nhánh của ngân hàng sẽ được chọn vào mẫu nghiên cứu. Có 280 bảng khảo sát được phát ra tại các chi nhánh và các phòng giao dịch, số bảng khảo sát thu về là 243. Sau khi kiểm tra và phân tích có 62 bảng bị loại. Do đó, có 181 bảng khảo sát hợp lệ được sử dụng trong bài nghiên cứu (tỷ lệ hồi đáp 86%), đảm bảo điều kiện cỡ mẫu là n = 5 x m (cỡ mẫu >100), với m = 30.

Thống kê về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, mức thu nhập, tình trạng hôn nhân, tình trạng việc làm và lĩnh vực công việc của mẫu khảo sát:

- Về giới tính : Trong đó các khách hàng được khảo sát thì có 105 người là nam giới (chiếm 58%) và nữ giới là 76 người (chiếm 42%). Tỷ lệ này cho thấy quan niệm ở nông thôn thì nam giới là người quyết định việc sản xuất kinh doanh của cả gia đình nên sẽ là người đại diện gia đình đi vay vốn.

- Về độ tuổi : Nhóm tuổi dưới 30 tuổi là 88 người (chiếm 48.6%), từ 30 tuổi đến 40 tuổi là 76 người (chiếm 42%) và trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là 16 người (9.4%). Có thể thấy ở nhóm tuổi dưới 30 tuổi (cụ thề là từ 20-30 tuổi) là độ tuổi có nhiều ý tưởng sản xuất kinh doanh, vì vậy mà những người ở độ tuổi này cần có nhu cầu về vốn là rất nhiều để bắt đầu lao động tạo ra nguồn thu nhập.

- Về trình độ học vấn : tập trung nhiều nhất là đại học với 126 người (chiếm 69.6%), trung cấp và cao đẳng là 30 người (chiếm 16.6%), THPT 22 người (chiếm 12.2%) và sau đại học 3 (chiếm 1.7%). Đây là một trong những mẫu quan trọng tác động đến quyết định vay vốn của khách hàng, phần lớn khách hàng sau 4 năm đại học sẽ ấp ủ những kế hoạch, ý tưởng cho sự nghiệp, vì vậy sau khi tốt nghiệp đại học,

khi đã có đủ trình độ cũng như kiến thức đầy đủ, thì khách hàng sẽ tìm đến ngân hàng với nhu cầu tìm vốn để thực hiện những kế hoạch, ý tưởng đó.

- Xét về mức thu nhập chiếm tỷ lệ cao là từ 5 – 10 triệu/tháng với 91 người (chiếm 50.3%), dưới 5 triệu/tháng là 25 người (chiếm 13.8%) và 65 người có mức thu nhập trên 10 triệu/tháng (chiếm 35.9%). Đối với mức thu nhập từ 5 – 10 triệu/tháng ở nông thôn thì đây là mức thu nhập vừa có thể lo cho bản thân và có thể dành dụm được một ít vốn tự có, tuy nhiên số tiền mà khách hàng dành dụm được với mức thu nhập này sẽ không đủ để đầu tư sản xuất kinh doanh, vì vậy nhóm người có mức thu nhập từ 5 – 10 triệu/tháng chiếm phần lớn khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng.

- Về tình trạng hôn nhân : Trong 181 mẫu hợp lệ thì tỷ lệ người độc thân với 89 người (chiếm 49.2%), số người đã lập gia đình là 92 (chiếm 50.8%). Hai tỷ lệ này gần như là bằng nhau, tuy nhiên số khách hàng vay là người đã có gia đình chiếm tỷ lệ cao hơn do họ cần nguồn thu nhập lớn hơn để chi trả cho các chi phí của các thành viên trong gia đình.

- Về tình trạng việc làm : Số người đang có việc làm là 175 (chiếm 96.7%), số người thất nghiệp là 6 (chiếm 3,3%). Số người có việc làm, có thu nhập cũng là một trong các điều kiện để đáp ứng được các tiêu chí cho vay của ngân hàng, nó là một trong những nguồn trả nợ của khách hàng mà dựa vào đó ngân hàng sẽ đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay.

- Về lĩnh vực công việc : nhóm người làm việc ở công ty tư nhân chiếm 75.1%, công ty nhà nước 13,3%, còn lại tự kinh doanh là 11,6%. Khách hàng vay chủ yếu ở nông thôn là các công nhân của công ty tư nhân, chủ yếu là công nhân tại các cơ sở xí nghiệp nhỏ trên địa bàn. Đối tượng này thường có nhu cầu vay vốn để phục vụ cho mục đích chăn nuôi trồng trọt để đảm bảo nguồn thu nhập cho gia đình. Kế đến là các cán bộ, công chức, viên chức, đối tượng này thường vay qua thấu chi qua thẻ ATM để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.

Bảng 4.2. Mẫu phân bổ theo phân loại đối tượng phỏng vấn

Phân bố mẫu theo Số lượng

% trong mẫu Giới tính Nam 105 58.0 Nữ 76 42.0 Độ tuổi ≤ 30 88 48.6 30 < tuổi < 40 76 42.0 ≥ 40 17 9.4 Trình độ học vấn THPT 22 12.2 Trung cấp, Cao đẳng 30 16.6 Đại học 126 69.6 Sau đại học 3 1.7 Thu nhập ≤ 5 triệu 25 13.8 5 < TN < 10 triệu 91 50.3 ≥ 10 triệu 65 35.9 Trình trạng hôn Nhân Độc thân 89 49.2 Đã lập gia đình 92 50.8 Trình trạng việc Làm Đang có việc làm 175 96.7 Thất nghiệp 6 3.3

việc Công ty tư nhân 136 75.1

Tự kinh doanh 21 11.6

(Nguồn: Khảo sát từ khách hàng)

4.4. PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO THÔNG QUA HỆ CRONBACH ALPHA CRONBACH ALPHA

Bảng 4.4.1. Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho thang đo nhân tố “chất lượng dịch vụ”

Biến quan sát

Trung bình

thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến quyết định vay vốn của cá nhân đối với agribank chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)