Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 76)

Mặc dù hoạt động với mục tiêu chính là tương trợ thành viên nhưng hoạt động của mô hình QTDND vẫn phải đảm bảo mang lại nguồn thu nhập đủ bù đắp chi phí, có

lợi nhuận để duy trì hoạt động, có tích lũy vàcó lợi nhuận để chi trả tiền lãi cổ phần cho thành viên (xem hình 5.7).

Hình 5.7: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2008 – 2015

Nguồn: Báo cáo giám sát tình hình hoạt động các QTDND của NHNNTG [20]

Từ hình 5.7 cho thấy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm. Năm 2012 là năm có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao nhất qua các năm, đạt mức 10,21%. Có thể thấy mối liên hệ giữa hệ số CAR, tỷ lệ nợ xấu và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong năm 2012. Năm 2012 là năm tăng trưởng tín dụng cao nhất đạt 24,83% và do giá trị các khoản dư nợ chiếm tỷ trọng đa số trong TSC rủi ro nên TSC rủi ro cũng đạt mức tăng trưởng cao nhất là 77,20% dẫn đến hệ số CAR đạt mức thấp nhất 10,89%. Vì dư nợ tăng trưởng cao nên nguồn thu nhập của các QTDND cũng tăng dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng tăng theo. Từ năm 2013 đến 2015mặc dù dư nợ có tăng trưởng, mang lại nguồn thu nhập cho QTDND nhưng tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu thấp do:

8.88% 8.42% 9.91% 9.23% 10.21% 8.61% 8.54% 9.90% 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

- Mặt bằng LSHĐ giảm cùng với việc áp dụng cho vay PTNNNT theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP nên chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra bị thu hẹp từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu của QTDND.

- Hệ thống thừa vốn cao: VHĐ thừa chưa được sử dụng được gửi tại NHHTX hoặc TCTD khác để hưởng lãi nhưng mức lãi suất này rất thấp so với LSCV của QTDND, đồng thời LSHĐ giảm nên QTDND còn phải bù đắp vào để trả đối với các kỳ hạn tiền gửi huy động dài hạn với lãi suất cao đã huy động trước đó nên nguồn thu nhập của QTDND không cao.

Tóm lại, thông qua tiêu chí quản trị lành mạnh mà tác giả tập trung vào đánh giá chỉ tiêu thành viên QTD, công tác quản trị điều hành, đội ngũ nhân viên, ứng dụng công nghệ thông tin và hoàn thiện cơ sở vật chất. Nội dung phân tích nêu trên phần nàophản ánh được thực tế địa bàn hoạt động của QTDND trên địa bàn tỉnh nói riêng và hệ thống QTDND trên cả nước nói chung trong thời gian qua có một số QTD hoạt động liên xã, phường đã bộc lộ xu hướng chạy theo lợi nhuận, hoạt động với quy mô lớn chủ yếu cho vay ngoài địa bàn, ngoài thành viên, vượt quá khả năng quản lý và kiểm soát của QTDND, tiềm ẩn rủi ro cao nên NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư số 04/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động của QTDND nhằm mục đích siết chặt lại, không để QTDND hoạt động tự do, ngoài kiểm soát để tránh đến tình trạng mất kiểm soát, phá sản tạo ra bất ổn trong xã hội. Đồng thời, tiêu chí này có phần đánh giá công tác quản trị điều hành của QTDND cũng còn tồn tại các mặt hạn chế trong nội bộ như số lượng thành viên HĐQT hiện tại còn ít so với quy mô hoạt động ngày càng lớn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra lợi ích nhóm; trình độ chuyên môn ban điều hành còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý; BKS chưa thực hiện hết chức năng và quyền hạn của mình, một số QTDND xem BKS như một bộ phận nghiệp vụ bình thường; đội ngũ cán bộ nhân viên có số lượng nhân sự lớn tuổi cao, phong cách phục vụ khách hàng chưa được quan tâm, kỹ năng chăm sóc khách hàng còn mang đậm tính chất người dân ở quê; một số QTDND có quy mô nhỏ chưa ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại kịp

thời, dẫn đến khó khăn và mất thời gian nhiều trong việc báo cáo cơ quan cấp trên và cập nhật số liệu thông tin khách hàng.

5.1.4. Chỉ số về thu nhập và sinh lời (Earnings and Profitability Indicators)

Trong giai đoạn 2008 – 2015, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các QTDND đạt ở mức khá tốt (xem hình 5.8).

Hình 5.8: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2008 – 2015

Nguồn: Báo cáo giám sát tình hình hoạt động các QTDND của NHNNTG [20]

Hình5.8 cho ta thấy, tỷ số lợi nhuận trên VCSH (ROE) có sự thay đổi theo hai xu hướng. Từ năm 2009 đến năm 2012 tỷ lệ ROE liên tục tăng và đạt ở mức cao. Năm 2012 tỷ lệ ROE đạt cao nhất là 31,89% chứng tỏ trong năm này các QTDND đã sử dụng đồng vốn của các thành viên đạt hiệu quả cao nhất. Đến năm 2013 tỷ lệ ROE giảm xuống còn 23,76% và tiếp tục giảm xuống còn 18,30% vào năm 2014 và 17,84% vào năm 2015.Tỷ suất sinh lời trên VCSH qua các năm đều cao trên 17% là tốt chứng tỏ các QTDND trên địa bàn sử dụng hiệu quả VTC, lợi nhuận tăng lên và VCSH cũng tăng nhẹ qua mỗi năm. Lợi nhuận tăng vừa tạo nguồn chi trả cổ tức cho thành viên

18.42% 17.89% 22.52% 28.48% 31.89% 23.76% 18.30% 17.84% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

vàphần lợi nhuận giữ lại bổ sung vào các quỹ nghiệp vụ để phát triển hoạt động kinh doanh,đồng thời tỷ lệ ROE cao còn thu hút thêm thành viên mới và mở rộng hoạt động của Quỹ. Tuy nhiên, thực tế lợi nhuận để lại các QTDND không nhiều nên quy mô tăng VTC hàng năm thấp, trong khi đó các QTDND cho vay chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động nên chi phí lãi vay, áp lực thanh toán nợ gốc cao buộc các QTDND phải luôn theo dõi tình hình thu hồi nợ vay, tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động nếu như QTDND không có chiến lược phát triển và khả năng quản trị tốt sẽ làm giảm tỷ lệ ROE.

- Tỷ lệ nợ xấu tăng và trích lập dự phòng tăng: hoạt động cho vay mang lại nguồn thu nhập chính cho QTDND nên khi nợ xấu phát sinh ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hồi vốn cho vay, đồng thời QTDND còn phải trích lập dự phòng rủi ro nên làm tăng chi phí phát sinh, tăng chi phí giám sát sử dụng vốn vay và chi phí THA phát mãi tài sản khi khách hàng không trả được nợ…nên chênh lệch thu nhập chi phí bị thu hẹp làm giảm tỷ lệ ROE. Năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn tăng đến 1,06% (từ mức 0,85% của 2008) làm cho khả năng sinh lời sụt giảm. Năm 2010 – 2012, tỷ lệ nợ quá hạn liên tục giảm, điều này tác động đến khả năng sinh lời cũng liên tục tăng lên từ 38,25% năm 2010 đến 50,13% năm 2012. Từ năm 2013 đến năm 2015, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tăng trở lại, theo đó tỷ lệ ROE cũng giảm tương ứng.

- Nguyên nhân do thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-NHNN thu hẹp địa bàn hoạt động cũa các QTDND có xã liền kề và chấm dứt tư cách thành viên đối với nhưng thành viên lâu năm không còn quan hệ giao dịch với QTDND nên phần nào tác động làm cho lợi nhuận của các QTDND có xu hướng giảm xuống liên tục trong những năm gần đây.

- Mặt bằng LSCV liên tục giảm: mặt bằng LSCV giảm ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của các QTDND. Tháng 3/2014 mức trần LSCV ngắn hạn PTNNNT theo quy định là 9%/ năm, đến tháng 10/2014 lãi suất này giảm chỉ còn 8%/ năm. Năm 2014và 2015 cơ cấu dư nợ có LSCV dưới 13% của các QTDND chiếm tỷ lệ lần lượt là 36,75% và 51,40%.

- Nguyên nhân do tác động không thuận lợi của thời tiết, biến đổi khí hậu:

Thời tiết khí hậu diễn biến thất thường nên ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi luôn diễn biến phức tạp, bảo quản sau thu hoạch còn hạn chế ... gây khó khăn cho người dân ảnh hưởng đến việc thu nợ của QTDND.

Do hoạt động của mô hình QTDND hướng đến mục tiêu là tương trợ thành viên, không phải là tối đa hóa lợi nhuận như hoạt động NHTM nên việc đánh giá chỉ tiêu này không thể dựa vào ngưỡng bình quân của ngành ngân hàng. Khi phân tích, đánh giá chỉ tiêu này trong năm 2015 người viết so sánh dựa vào mức trung bình của hệ thống QTDND cả nước năm 2015.

Xem xét tỷ số lợi nhuận trên VCSH của từng QTDND trong năm 2015 (xem bảng 5.9).

Hình 5.9: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của từng Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnhTiền Giang năm 2015

Nguồn: Báo cáo giám sát tình hình hoạt động các QTDND của NHNNTG [20]

16,32% 31,81% 6,85% 10,47% 12,85% 14,73% 3,50% 30,75% 24,07% 20,53% 0,13% 13,23 12,85% 23,71% 000% 005% 010% 015% 020% 025% 030% 035% An Hữu Bình Phục Nhứt Chợ Gạo Đăng Hưng Phước Long Hòa Mỹ Long Nhị Mỹ Tân Hiệp Tân Hội Đông Tân Mỹ Chánh Tân Thanh Tân Thành Thân Cửu Nghĩa Vĩnh Bình

Từ bảng 5.9 cho thấy, năm 2015 tỷ lệ ROE bình quân của hệ thống QTDND cả nước đạt 14,28%. Trên địa bàn tỉnh có 03/14 QTDND đạt tỷ lệ ROE thấp dưới 10% gồm Chợ Gạo là 6,85%, Nhị Mỹ là 3,50% và Tân Thanh là 0,13% và một số QTDND như Tân Hiệp là 30,75%, Tân Hội Đông là 24,07%, Bình Phục Nhứt là 31,81% có tỷ lệ ROE cao trên mức bình quân trên cả nước.

Một số nguyên nhân gây ra tỷ lệ ROE thấp là do:

- Lợi nhuận thấp: QTDND Chợ Gạo là QTDND ra đời đầu tiên trên địa bàn tỉnh nhưng lợi nhuận hàng năm đều đạt mức thấp nhất trong hệ thống. Nguyên nhân là do địa bàn hoạt động có nhiều NHTM nên HĐV đầu vào với lãi suất cao từ đó làm tăng lãi suất cho vay, mặc dù LSCV tại QTD này cao nhất trong hệ thống (cuối năm 2015 cơ cấu dư nợ có mức lãi suất trên 13% đến 15% chiếm 62,65%, đứng hàng thứ 02/14 QTD) nhưng chênh lệch LSHĐ và LSCV thu hẹp nên lợi nhuận cũng thấp.

+ QTDND Nhị Mỹ: Do những sai phạm như đã phân tích ở các phần trên tại QTDND này, trong năm 2015 hoạt động của Quỹ có doanh thu 878 triệu đồng, đạt lợi nhuận 30 triệu đồng nhưng do trích lập dự phòng cụ thể đối với những món vay không thu hồi được vốn từ những hồ sơ khống, đồng thời bù lỗ lũy kế của các năm trước nên tỷ lệ ROE đạt 3,50%.

+ QTDND Tân Thanh: Thực hiện Công văn số 482/TGI-TTGS ngày 28/9/2015 của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tiền Giang về việc giám sát việc tính lãi dự thu, dự chi tại QTDND Tân Thanh. Qua kết quả kiểm tra của Tổ giám sát ghi nhận các sai pham trong việc hạch toán lại dự thu, dự chi. Số dự chi lũy kế trên Bảng kê tính lãi dự chi (799.330.186 đồng) là đúng nếu như ngày bắt đầu tính lãi của các món sai ngày bắt đầu tính lãi đã được nêu ở trên được cập nhật lại cho đúng. Số dư trên TK 4913 (1.018.957.140 đồng) của Bảng cân đối kế toán là sai. Nguyên nhân dẫn đến sai sót là do trước đây, khi chưa sử dụng phần

mềm quản lí QTDND (Hiệp hội QTDND cài đặt), QTD không thực hiện bút toán thoái chi đối với trường hợp đã dự chi nhưng khách hàng tất toán trước hạn.

Đối với các QTDND có tỷ lệ ROE cao, một số nguyên nhân mang lại hiệu quả của việc sử dụng VCSH tại các QTD này như sau:

- Đối với QTDND Tân Hiệp, Tân Hội Đông, Bình Phục Nhứt: công tác cho vay PTNNNT được các QTDND này tăng cường thực hiện. Dư nợ ngắn hạn chiếm 69,76% dư nợ, LSCV ngắn hạn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP được chỉ định ở mức thấp, cơ cấu dư nợ có LSCV từ 13% trở xuống luôn chiếm trên 90% dư nợ nhưng do dư nợ cao nên nguồn thu nhập lớn dẫn đến tỷ lệ ROE cao.

- QTDND Tân Hiệp: Đây là QTDND luôn luôn có lợi nhuận cao nhất trong hệ thống. Nguồn thu nhập của QTDND này đến từ những thuận lợi như đo địa bàn hoạt động tại thị trấn nên hoạt động kinh doanh của thành viên khá sôi nổi, nhu cầu vay vốn kinh doanh, thành viên có doanh thu diễn ra nhanh nên vốn tín dụng xoay vòng nhanh chóng, mức sống thành viên cao nên HĐV rất tốt do đó nguồn vốn thừa cao được gửi vào các NHTM để thu lãi tiền gửi (nguồn thu từ tiền gửi tại TCTD khác gần bằng với nguồn thu từ lãi cho vay). Hơn nữa, địa bàn hoạt động tại các phường ở thị trấn nên cho vay ngắn hạn PTNNNT không bắt buộc phải áp dụng theo mức trần LSCV theo quy định của NHNN.

Tóm lại, thông qua tiêu chí đánh giá tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu các QTDND trên địa bàn giai đoạn từ 2008 – 2015 và từng QTDND cụ thể trong năm 2015. Kết quả cho thấy mặc dù tỷ lệ ROE của hệ thống đều đạt mức cao qua các năm nhưng nếu xem xét riêng từng QTDND thì tỷ lệ này giữa các QTD có sự khác biệt nhau. Sự thay đổi tỷ lệ này ở từng QTD do nhiều nguyên nhân khác nhau về quy mô dư nợ, cơ cấu dư nợ, cách thức sử dụng nguồn để tối đa hóa nguồn vốn đầu vào. Bên cạnh đó, NHNN tỉnh định kỳ cần tổ chức kiểm tra, thanh tra hoạt động của các QTDND trên địa bàn để nhằm phát hiện ra các sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động của QTDND Nhị Mỹ để kịp thời xử lý nghiêm khắc đúng quy định pháp luật, nhằm

răng đe các QTDND còn không tái phạm. Tránh tình trạng để xảy ra sai sót trong việc hạch toán kế toán lãi dự thu, dự chi như QTDND Tân Thanh mặc dù nguyên nhân do áp dụng phần mền máy tính tin học bị lỗi nhưng điều này lần nữa phản ánh về trình độ nghiệp vụ của các bộ phân liên quan chưa đạt yêu cầu và công tác thanh tra, giám sát của NHNN tỉnh đối với các QTDND trên địa bàn chưa được quan tâm nhiều.

5.1.5. Tính thanh khoản (Liquidity)

Rủi ro thanh khoản có thể được hiểu là rủi ro trong hoạt động khi QTDND không có khả năng thanh toán tại một thời điểm nào đó hoặc phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán, hoặc do các nguyên nhân chủ quan khác làm mất khả năng thanh toán của QTDND dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Hiện tại, QTDND chưa có quy định về tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động để đảm bảo về khả năng chi trả và đảm bảo an toàn nhưng đối với ngân hàng có quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 thì tỷ lệ này không được vượt quá 80%.

Trong giai đoạn 2008-2015, hiệu suất sử dụng vốn của các QTDND trên địa bàn tỉnh đạt ở mức khá cao và ngày càng có xu hướng giảm dần về giới hạn an toàn theo quy định (xem hình 5.10).

Hình 5.10: Hiệu suất sử dụng vốn của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2008-2015

Nguồn: Báo cáo giám sát tình hình hoạt động các QTDND của NHNNTG [20]

Từ hình 5.10 cho thấy, năm 2008 tỷ lệ dư nợ cho vay/ vốn huy động đạt 90,23%, đến năm 2009 tỷ lệ này tăng lên cao nhất đạt 95,26% và năm 2010 giảm nhẹ còn 96,15%. Đến năm 2011 do tình hình kinh tế suy giảm và chính sách tiền tệ của Chính phủ thắt chặt lại nên tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại, tỷ lệ dư nợ/ vốn huy động đạt mức 88,75%. Tỷ lệ này tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo do nền kinh tế vẫn chưa ổn định trở lại và chịu ảnh hưởng hệ lụy của những năm trước, đến năm 2015 đạt 76,46%. Hiệu suất sử dụng vốn có xu hướng giảm cho thấy tăng trưởng dư nợ ngày càng chậm hơn tăng trưởng VHĐ. Dư nợ bình quân tăng trưởng 19,26%/ năm trong khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)