Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 50 - 56)

Dựa trên các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động tại NHTM đã áp dụng trong các nghiên cứu trong hai mô hình đã trình bày, luận văn sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang dựa vào mô hình CAMEL để đo lường hiệu quả kinh tế của QTDND, sau đó ước lượng hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp DEA. Tuy nhiên, cả 02 phương pháp trên sẽ được hiệu chỉnh cho phù hợp với đặc thù hoạt động của QTDND, cụ thể:

Bước 1: Áp dụng mô hình CAMEL với các tiêu chí được đo lường như sau:

Tiêu chí Chỉ tiêu đo lƣờng

C Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR

Tỷ lệ VCSH/ dư nợ

A

-Dư nợ cho vay -Nợ quá hạn -Nợ xấu

M

-Cơ cấu quản trị: Số lượng thành viên; nhiệm vụ, chức năng từng thành phần. -Đội ngũ lãnh đạo: Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm.

-Đội ngũ nhân viên, môi trường làm việc, hệ thống quản lý chất lượng.

Lợi nhuận ròng/ Doanh thu

E Tỷ lệ lợi nhuận/VCSH (ROE)

L Tổng dư nợ/ Nguồn vốn huy động Trong đó:

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (gọi tắt là hệ số CAR): được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 so với tổng tài sản cóđã điều chỉnh rủi ro.

Vốn tự có Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu =

Tổng tài sản có đã điều chỉnh rủi ro

Đối với QTDND, tỷ lệ này giúp ta xác định được khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với nguy cơ rủi ro tín dụng.Khi các QTDND đảm bảo được tỷ lệ này có nghĩa là khả năng tài chính của Quỹ cũng phần nào có khả năng chống đỡ khi xảy ra rủi ro. Theo quy định tại Quyết đinh 1328/2005/QĐ-NHNN thì các QTDND phải duy trì tỷ lệ CAR tối thiểu là 8%.

- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ dư nợ: Đây là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các TCTD. Tỷ lệ này cho biết tỷ lệ tài trợ của VCSH trong tổng dư nợ của các QTDND.

- Dư nợ cho vay: Chỉ tiêu này phản ánh khối lượng tiền mà QTDND cung ứng ra nền kinh tế tại một thời điểm nhất định. Tổng dư nợ thấp so với quy mô nguồn vốn chứng tỏ hoạt động cho vay có thể không hiệu quả hoặc ngân hàng không mở rộng tín dụng. Tuy nhiên khi tỷ lệ này cao chưa hẳn là các khoản tín dụng có chất lượng và các khoản tín dụng chưa hẳn là mang lại hiệu quả vì mỗi khoản vay còn tiềm ẩn những rủi ro của món vay đó.

- Kết cấu dư nợ: Phản ánh tỷ trọng của từng loại dư nợ trong tổng dư nợ. Tùy theo tiêu chí phân loại mà kết cấu dư nợ có nhiều loại dư nợ khác nhau. Dựa vào kết cấu dư nợ mà QTDND có thể định hướng để mở rộng hoặc thu hẹp tín dụng đối với từng thời hạn cho vay, từng ngành kinh tế …

Đối với hoạt động của QTDND, chỉ tiêu dư nợ và kết cấu dư nợ được sử dụng để đánh giá chất lượng tài sản có (TSC) thông qua xét cơ cấu cho vay theo kỳ hạn và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay. Cho vay ngắn hạn đối với hầu hết các QTDND là những khoản cho vay ít rủi ro hơn trong hoạt động của họ mặc dù nguồn thu nhập của nó không cao vì lãi suất cho vay thường thấp.

- Tỷ lệ nợ xấu: Đây là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng của các TCTD. Theo quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về sửa đổi, bổ sung Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5. Nợ xấu không phát sinh hay tỷ lệ nợ xấu càng thấp thì càng tốt. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấucòn cho ta thấy sự suy giảm hay gia tăng mức độ rủi ro trong hoạt động của QTDND. Điều này tương tự cho nợ quá hạn, một khi Nợ cần chú ý cao thì khi có một sự cố, các khoản nợ này rất dễ bị chuyển sang Nợ dưới tiêu chuẩn làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu. Từ đó có thể thấy rằng, bất

kỳ một khoản nợ quá hạn nào phát sinh đều có thể gây ra ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của món vay cũng như tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu rất cao.

- Về khả năng quản lý: Việc đánh giá tiêu chí này có thể định lượng thông qua chỉ tiêu Lợi nhuận ròng/ Doanhthu.

Lợi nhuận ròng

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = x 100%

Doanh thu

Ý nghĩa: Tỷ lệ này cho biết cứ100 đồng doanh thu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ lệ này càng lớn nghĩa là hoạt động có lãi càng cao và ngược lại.Tỷ lệ này có giá trị âm đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh bị lỗ.

Ngoài ra khả năng quản lý của QTDND còn được xem xét bởi một số khía cạnh sau:

- Cơ cấu quản trị, điều hành: Số lượng thành viên; nhiệm vụ, chức năng của các bộ phần gồm HĐQT, Ban điều hành và BKS.

- Đội ngũ lãnh đạo: Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm.

- Đội ngũ nhân viên, môi trường làm việc, hệ thống quản lý chất lượng.

- Tỷ lệ Lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu (ROE):

Lợi nhuận ròng

ROE = x100% Vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa: Tỷ lệ này cho biết cứ 100 đồng VCSH của QTDND thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ lệ này càng lớn nghĩa là hoạt động có lãi càng cao và ngược lại.Tỷ lệ này có giá trị âm đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh bị lỗ.

- Hiệu suất sử dụng vốn:

Hiệu suất sử dụng vốn được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm giữa dư nợ cho vay với nguồn VHĐ.

Tổng dư nợ

Hiệu suất sử dụng vốn = x100% Tổng nguồn vốn huy động

Ý nghĩa: Tỷ lệ này cho biết với một đồng VHĐ thì QTDND sẽ sử dụng bao nhiêu vào hoạt động cho vay. Tỷ lệ này thể hiện hiệu quả trong công tác sử dụng vốn đồng thời phản ảnh mức độ an toàn trong hoạt động của QTDND. Theo Quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNNcủa NHNNVN đã giới hạn tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn VHĐ của các QTDND là 80% có thể làm cơ sở áp dụng đối với QTDND. Ngoài nguồn VTC thì để đảm bảo đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu thì các QTDND cũng tăng cường công tác HĐV. Tuy nhiên các QTDND có thể linh hoạt sử dụng thêm nguồn vốn vay từ NHHTX khi nguồn VHĐ không đáp ứng đủ yêu cầu.

Bước 2: Ứng dụng phương pháp DEA:

Luận văn áp dụng phương pháp DEA bao gồm mô hình sử dụng dữ liệu chéo (cross-sectional data) để ước lượng ước lượng hiệu quả kỹ thuật (EF) của các QTD theo từng năm.

Về bản chất, mô hình DEA cơ bản có công thức toán học như sau: Khi áp dụng cho một DMU có n yếu tố đầu vào và tạo ra m kết quả đầu ra, thì công thức xác định hiệu quả hoạt động của DMU sẽ được đo lường theo công thức (1):

     n j j j m i i i x v y u EF 1 1 (1) Trong đó:

EF: là hiệu quả hoạt động của đơn vị, EF 1

u: là trọng số của biến đầu ra y, với 0ui 1,i1,...,m

v: là trọng số của biến đầu vào x, với 0vj 1,j 1,...,n

Mục tiêu là phải tối đa hóa hệ số hiệu quả EF (tức phải xác định EFmax), do đó để xác định nghiệm cho phương trình (1) với vô số nghiệm, Charnes và ctg (1978) đã đưa vào thêm ràng buộc: 1

1    n j j jx v .

m i u n j v x v y u x v Khi y u EF Max i j j j n j i i i n j j j m i i i v u ,..., 1 , 1 0 ,..., 1 , 1 0 0 1 : 1 1 1 1 ,                  

Hình 4.1: Mô hình phân tích bao số liệu

Như được minh họa trong hình 4.1, giả sử đơn vị P nằm bên phải đường biên (điểm P trong hình) hoạt động không hiệu quả nên có thể cải thiện năng suất các yếu tố đầu vào so với các DMU hoạt động hiệu quả (nằm trên đường biên là Pc). Hiệu quả kỹ thuật toàn bộ được xác định bằng tỷ lệ

AP APc

 với giả thuyết hiệu quả không đổi theo quy mô (đường biên CRS), khi đó, đơn vị có thể giảm (1)đầu ra để đạt được điểm

hiệu quả APc. Nhưng với điều kiện hiệu quả biến đổi theo quy mô (đường biên VRS), hiệu quả kỹ thuật thuần được tính bằng

AP APv

 và hiệu quả quy mô được tính bằng 

Bên cạnh việc tính toán hiệu quả kỹ thuật tại một thời điểm nhất định, việc tính toán hiệu quả theo thời gian nhằm tạo nên một bức tranh về sự thay đổi của hiệu quả theo gian. Trong phương pháp DEA, việc ước lượng hiệu quả kỹ thuật được thực hiện dựa trên một đường giới hạn (frontier) xác định, do đó, để so sánh hiệu quả giữa hai giai đoạn dựa trên hai đường giới hạn khác nhau cần quy chúng về cùng một gốc tọa độ với các hàm khoảng cách (distance function).

Áp dụng đối với phân tích hiệu quả kỹ thuật cho 14 QTDND tại Tiền Giang (Phụ lục) với 3 biến đầu vào làVĐL, VHĐ và vốn vay; 02 biến đầu ra là dƣ nợ cho

vay, lợi nhuận. Luận văn sẽ sử dụng mô hình ước lượng tối đa hoá đầu ra thay đổi theo quy mô. Kết quả mục tiêu bao gồm: Điểm hiệu quả kỹ thuật của từng QTDND;

nhận định sự cải thiện tính hiệu quả của các QTDND trong giai đoạn 2008 – 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)