CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƢỚC ĐÂY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 30 - 34)

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu thực hiện nhằm định lượng hiệu quả hoạt động của các QTDND. Thay vào đó, các nghiên cứu về QTD chủ yếu đánh giá định tính về điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống QTDND, từ đó đề ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các QTDND.

Các nghiên cứu trước về hiệu quả của QTDND gồm nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương (2013) với chủ đề “Ngân hàng hợp tác xã – Mô hình mới trong hệ thống TCTD Việt Nam”, tác giả đã điểm lại thực trạng hoạt động của hệ thống QTDND từ lúc thành lập (1993) cho đến năm 2012. Trong đó, tác giả đã thông tin về mạng lưới các QTDND trên cả nước, khẳng định vị trí, vai trò của QTDND trong phát triển KT - XH, cũng như các đánh giá về thành tựu và thách thức của QTDND sau 20 năm đầu hoạt động, nêu những định hướng và mục tiêu hoạt động của ngân hàng hợp tác xã theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” của NHNN. Luận án của Lê Minh Hồng (2000) nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND trong khu vực kinh tế nông thôn Việt Nam” đã đánh giá thực trạng hoạt động của QTDND. Luận văn của Bùi Chính Hưng (2014) “Giải pháp phát triển QTDND ở Việt Nam” đã phân tích về hoạt động và đưa ra các kiến nghị phát triển hệ thống QTDND. Trịnh Hà (2013) chủ đề “Nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở” nội dung bài viết được tác giả tập trung vào phân tích định tính, đánh giá thực trạng hoạt động của 35 QTDND trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Từ đó, tác giả nêu ra một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động của các QTDND để đề xuất ra các giải pháp phù hợp.

Nhằm tiếp cận dưới góc độ định lượng, luận văn hướng đến sử dụng các mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động được nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước áp dụng trong ngành ngân hàng, cụ thể là các NHTM. Trong nghiên cứu “Các nhân tố

tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam” của Nguyễn Thị Cành và Hoàng Nguyễn Vân Trang (2009), tác giả đã áp dụng mô hình kinh tế lượng (Berger và Patti, 2004), cụ thể là hàm hiệu quả hoạt động đo bằng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) phụ thuộc vào các nhân tố là cấu trúc vốn (tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản – ký hiệu ECAP) và các yếu tố hệ số an toàn vốn, năng lực quản trị thể hiện qua tỷ lệ chi phí/thu thập. Kết quả nghiên cứu đưa ra các hàm ý cho NHTM Việt Nam. Thứ nhất, muốn nâng cao lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cần đa dạng hóa các hoạt động để phân tán rủi ro để đạt lợi nhuận cao. Thứ hai, cấu trúc vốn và vốn chủ sở hữu (VCSH) lại có quan hệ đồng biến với lợi nhuận và ROA. Thứ ba, yếu tố tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam là giảm chi phí và tăng thu nhập. Nguyễn Thị Ngân, Hoàng Công Gia Khánh và Đặng Hoàng Xuân Huy (2013) với nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam”. Các tác giả dùng phương pháp phân tích bao số liệu (DEA) để đánh giá hiệu quả hoạt động của 34 NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2011 và thu được kết quả về xu hướng tăng/giảm hiệu quả hoạt động của các NHTM, cụ thể giảm 66,1% năm 2009 xuống còn 44,9% năm 2011. Nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam nhằm phát triển bền vững. Thứ nhất, theo kết quả chạy mô hình DEA, yếu tố công nghệ được xem là yếu tố quan trọng nhất trong việc giúp các NHTM tăng giá trị gia tăng. Chính vì vậy, NHNN cần xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng, hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu quốc gia hiện đại, tập trung, thống nhất. Thứ hai, để tăng hiệu quả hoạt động, bên cạnh việc tiếp tục duy trì và nâng cao mảng truyền thống (tín dụng), các ngân hàng cần chú trọng phát triển mảng dịch vụ như ngân hàng điện tử, các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo hướng giao dịch tự động. Lê Phương Dung, Trịnh Thị Trinh và Huỳnh Thùy Yên Khuê (2014) nghiên cứu “Ứng dụng phương pháp màng dữ liệu DEA và mô hình hồi quy TOBIT trong đánh giá hiệu quả hoạt động các NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam”. Kết quả cho thấy sau khi đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM dựa vào mô hình CAMELS, nghiên cứu tiếp tục ước lượng hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp màng dữ liệu DEA. Bằng

các phương pháp nêu trên, các tác giả đã đánh giá hiệu quả hoạt động của 8 NHTM cổ phần niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2009-2013 là 91,9%. Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam”. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy Tobit dựa trên số liệu của 39 NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2012 để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam thông qua các chỉ tiêu ROA và ROE. Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí hoạt động trên doanh thu có tương quan nghịch với cả ROA và ROE; Tỷ lệ VCSH trên tài sản càng cao thì lợi nhuận trên tổng tài sản càng cao, nhưng làm lợi nhuận trên VCSH giảm; tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận của NHTM càng cao; tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả hoạt động của các NHTM càng giảm; NHTM nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn so với các NHTM khác.

Như vậy, chủ đề nâng cao hiệu quả hoạt động của các QTDND Việt Nam trong thời gian qua đã được quan tâm, nghiên cứu và viết thành các bài báo nhưng phần lớn các nghiên cứu này tập trung vào hướng tiếp cận là phân tích định tính chủ yếu thu thập số liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm, thực trạng hoạt động của QTDND. Từ đó, người nghiên cứu nêu ra các mặt hạn chế đang còn tồn tại để đề xuất ra các giải pháp có hướng giải quyết phù hợp. Các nghiên cứu trước chưa dành nhiều sự quan tâm, ứng dụng phương pháp tiếp cận hiện đại để đánh giá hiệu quả hoạt động của QTDND. Đây cũng là một trong những lý do thúc đẩy tôi chọn đề tài nghiên cứu này, để đánh giá hiệu quả hoạt động của QTDND trên địa bản tỉnh theo hướng tiếp cận định lượng đo lường hiệu quả kinh tế thông qua mô hình CAMEL và áp dụng phương pháp phân tích bao số liệu để đo lường hiệu quả kỹ thuật.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động và các đặc thù của QTDND. Từ đó, đưa ra các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của QTDND. Trong đó, các nhân tố nội bộ và bên ngoài, bao gồm sự phát triển của các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ địa phương, các quy định điều chỉnh hoạt động của các QTDND, tiến bộ công nghệ trong ngành, năng lực tài chính, quản trị điều hành, trình độ chất lượng của nhân viên phản ánh doanh thu, lợi nhuận, tính thanh khoản, rủi ro... được đo lường thông qua các tiêu chí trong mô hình CAMEL.

Kết quả nghiên cứu trong chương 2 này là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động của các QTDND được trình bày ở các chương sau, theo đó, hiệu quả hoạt động sẽ được đánh giá trên 02 phần là hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật.

Dựa trên các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động tại NHTM đã áp dụng trong các nghiên cứu trước đây, người viết luận văn chọn lọc, tìm ra yếu tố phù hợp đưa vào áp dụng trong mô hình nghiên cứu để đánh giá hiệu quả hoạt động của QTDND.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊ ÀN TỈNH TIỀN GI NG

3.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội tác động đến hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)