Mô hình CAMELS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 44 - 48)

Mô hình CAMEL dùng để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động dựa theo 5 yếu tố cơ bản, đó là: mức độ an toàn vốn (C), chất lượng tài sản có (A), khả năng quản lý (M), khả năng sinh lời (E), tính thanh khoản (L).

Mô hình này không chỉ áp dụng đánh giá tính lành mạnh của hệ thống ngân hàng, mà còn sử dụng để đánh giá các định chế tài chính phi ngân hàng và thị trường chứng khoán. Cụ thể, tại Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã sử dụng mô hình CAMEL trong việc đánh giá, xếp loại công ty quản lý quỹ dựa trên 5 tiêu chí đánh giá là vốn, chất lượng tài sản, năng lực quản trị, kết quả kinh doanh, khả năng thanh khoản. Đặc điểm của mô hình này là không chỉ đánh giá qua một vài nhân tố riêng lẻ mà thay vào đó là đánh giá một cách tổng hợp, toàn diện và khoa học dựa vào 5 tiêu chí trên thông qua việc sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn như hệ thống báo cáo, kết quả thanh tra… Riêng đối với NHTM, để đánh giá tình trạng sức khỏe của các NHTM thì ngoài 5 tiêu chí trên còn bổ sung thêm 01 tiêu chí là mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (S), khi đó mô hình CAMEL sẽ trở thành mô hình CAMELS.

Nghiên cứu của Wirnkar and Tanko (2008) sử dụng mẫu nghiên cứu là 11 NHTM Nigeria trong thời kỳ từ 1997 – 2005. Nghiên cứu đã đánh giá mức độ tác động của các yếu tố trong mô hình CAMEL lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng bằng phần mềm Efficiency Measurement System 1.30 và kiểm định T-test. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả yếu tố trong mô hình CAMEL đều tác động đến hiệu quả của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu và để thấy rõ vai trò của từng yếu tố tác động lên hiệu quả, tác giả có đề xuất chuyển cụm viết tắt từ CAMEL sang CLEAM.

ảng 4.1: Các chỉ tiêu đánh giá các tiêu chí mô hình C MEL

Tiêu chí Các chỉ tiêu đánh giá

C

Hệ số an toàn vốn:

Vốn tự có CAR =

Tài sản đã điều chỉnh theo rủi ro VCSH/ Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn/ (VCSH + Dự phòng tín dụng)

A

Dư nợ cho vay Nợ quá hạn Nợ xấu

M

Yếu tố định tính:

- Cơ cấu quản trị: số lượng thành viên; nhiệm vụ, chức năng của từng thành phần.

- Đội ngũ lãnh đạo: Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm.

- Đội ngũ nhân viên, môi trường làm việc, hệ thống quản lý chất lượng. Yếu tố định lượng:

- Lợi nhuận ròng/ Doanh thu - Tỷ lệ chi phí

- Lợi nhuận ròng/ Tổng số nhân viên

E Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM) Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ lệ lợi nhuận trên VCSH (ROE)

L

Tổng dư nợ/ Nguồn vốn huy động Trạng thái tiền mặt

Trạng thái ròng giữa gửi, cho vay trên thị trường tiền tệ với nhận gửi, vay trên thị trường tiền tệ

Các yếu tố xác định hiệu quả hoạt động của đơn vị được đánh giá chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Các nhân tố này có thể chia thành hai nhóm là nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan. Trong đó, nhân tố chủ quan chính là các nhân tố bên trong nội bộ như năng lực tài chính thể hiện ở quy mô, mức độ an toàn của VCSH; chất lượng tài sản có; khả năng quản trị điều hành; tính thanh khoản... đây cũng chính là các yếu tố cấu thành nên mô hình CAMEL. Mối liên hệ giữa mô hình CAMEL và hiệu quả hoạt động của đơn vị được đánh giá được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.2: Mối quan hệ giữa mô hình CAMEL và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng

Tiêu chí Tác động

C

Thể hiện việc đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN, cho biết VCSH dùng tài trợ cho hoạt động chính yếu như thế nào và VCSH có đủ để xử lý rủi ro đảm bảo an toàn hoạt động  ảnh hưởng đến mức độ rủi ro.

A

-Cho biết tỷ lệ tài sản sinh lợi; cơ cấu Dư nợ cho vay theo kỳ hạn  ảnh hưởng đến nguồn thu từ lãi và lợi nhuận ra sao.

-Phản ánh cơ cấu Dư nợ theo nhóm nợ, Tỷ lệ nợ quá hạn, Tỷ lệ nợ xấu 

ảnh hưởng chi phí trích lập Dự phòng rủi ro và mức độ rủi ro.

M

Với cơ cấu quản trị; đội ngũ lãnh đạo, nhân viên; môi trường làm việc 

ảnh hưởng khả năng phối hợp công việc giữa các bộ phận; tốc độ xử lý công việc; khả năng phản ứng với các biến động của nền kinh tế và những sự cố bất ngờ  tác động đến nguồn thu, chi phí quản lý và tiền lương 

ảnh hưởng đến lợi nhuận.

E

Phản ánh trực tiếp sự biến động của nguồn thu gồm thu từ lãi, thu ngoài lãi; các khoản chi phí gồm chi phí lãi, chi phí ngoài lãi, thuế cho thấy tác động lên lợi nhuận trong từng thời kỳ.

L

-Thể hiện biến động giữa Dư nợ cho vay so với nguồn VHĐ cho biết vốn đang bị ứ đọng hay cần huy động thêm  ảnh hưởng nguồn thu và chi phí như thế nào.

-Mức độ tài sản thanh khoản, sự chênh lệch giữa tài sản và vốn vay trên thị trường tiền tệ  cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu tiền mặt, mức độ rủi ro khi có biến cố xảy ra  tác động đến nguồn thu, lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)