Tổng dư nợ và kết cấu dư nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 63 - 66)

Phát triển kinh tế của tỉnh có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. Mặc dù cơ cấu kinh tế tỉnh đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp, thương mại dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp nhưng khu vực nông nghiệp luôn là khu vực có sự đóng góp chủ yếu vào GDP của tỉnh. Trong hoạt động cấp tín dụng của QTDND, cho vay đối với thành viên chủ yếu phục vụ vào mục đích sản xuất nông nghiệp.Do có những khác nhau về điều kiện tự nhiên nên cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại các huyện phía Đông và phía Tây tỉnh phát triển cũng khác nhau. Đồng thời hoạt động cho vay luôn dựa trên cơ sở khai thác thế mạnh của địa phương,do đó vốn cho vay vào các ngành, lĩnh vực của các QTDND cũng khác nhau như khác nhau về quy mô, về cơ cấu vốn đầu tư tín dụng. Vốn cho vay của các QTDND tại các huyện phía Tây tỉnh chủ yếu là đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và thương mại dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như trồng cây ăn quả có giá

trị cao, buôn bán kinh doanh, tiểu thủ công nghiệp... Đặc điểm thành viên tại địa bàn này là có mức sống cao. Ngược lại, khí hậu, thổ nhưỡng tại các huyện phía Đông có phần khắc nghiệt hơn nên cho vay của các QTDND tại vùng này chủ yếu là trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi các loại thủy hải sản nước mặn, nước lợ…

Từ năm 2008 đến năm 2015 các QTDND đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển KT-XH tại địa bàn hoạt động, cung ứng vốn tín dụng đa dạng cho nhiều lĩnh vực kinh tế (xem bảng 5.1).

ảng 5.1: Tình hình cho vay và cơ cấu dƣ nợ của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (2008 – 2015)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng dư nợ 136.717 168.992 198.449 233.240 291.154 341.351 385.405 447.549 Tăng/giảm so với năm trước (%) 17,68 23,61 17,43 17,53 24,83 17,24 12,91 16,12 Tỷ trọng ngắn hạn (%) 93,87 95,02 86,92 89,94 57,31 45,51 40,86 38,63 Tỷ trọng trung dài hạn (%) 6,13 4,98 13,08 10,06 42,69 54,49 59,14 61,37

Nguồn: Báo cáo giám sát tình hình hoạt động các QTDND của NHNNTG [20]

Từ bảng 5.1 cho thấy, dư nợ cho vay của các QTDND luôn có sự tăng trưởng cao qua các năm. Tăng trưởng dư nợ cho vay bình quân 18,42%/ năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư nợ không đồng đều qua các năm. Năm 2012 là năm tăng trưởng tín dụng cao nhất, tăng 24,83% so với năm 2011. Trong năm 2012, tình hình lạm phát trong nước tăng cao lên mức 18,13% nên NHNNVN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt. Mặc dù tăng trưởng tín dụng được các TCTD xem xét trên cơ sở thận trọng, trong

chiến lược như cho vay xuất khẩu lúa gạo, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng và chế biến thủy sản, phát triển nông nghiệp nông thôn (PTNNNT). Do cơ cấu tín dụng đượcđiều chỉnh theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như PTNNNT nên các QTDND đạt mức tăng trưởng tín dụng tốt. Đến năm 2013 và năm 2015 chính sách tín dụng tiếp tục được tập trung vào các lĩnh vựcưu tiên và mặt bằng LSCV của các QTDND được duy trìở mức thấp nhưng tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh còn khó khăn nên dư nợ tăng trưởng chậm lại với tốc độ tăng 17,24%, 12,91%, 16,12% vào năm 2013, năm 2014 và năm 2015.

Về thời hạn cho vay: Dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, cao nhất lên đến 95,02% ở năm 2009. Giai đoạn 2010 – 2015, cơ cấu thời hạn của tổng dư nợ được phân bổ lại theo hướng ngày càng hợp lý hơn, đó là tăng dần tỷ trọng dư nợ TDH và giảm dần tỷ trọng dư nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, năm 2011 dư nợ TDH chiếm 10,06%/tổng dư nợ, năm 2012 tăng đột biến lên đến 42,69% và tiếp tục tăng lên trong 03 năm tiếp theo lần lượt là 54,49%, 59,14 % và 61,37% cho thấy nguy cơ gia tăng rủi ro tín dụng. Tỷ trọng dư nợ TDH đang tăng lên một mặt góp phần khôi phục phát triển kinh tế mặt khác ẩn chứa vấn đề vì muốn thu lợi nhuận cao nên một số QTD đã cho vay TDH đối với các đối tượng có mục đích vay vốn ngắn hạn để hưởng chênh lệch lãi suất cao hơn.

Nhờ vào vốn vay từ QTDND mà thành viên đặc biệt là người dân tại vùng nông thôn có vốn để tham gia hoạt động sản xuất, đối với các Quỹ tại địa bàn nông thôn phần lớn nguồn vốn cho vay để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp như khai thác thủy sản, chăn nuôi bò sữa, các mô hình kinh tế miệt vườn... Một vài QTDND tại địa bàn thành thị thì cho vay nông nghiệp nông thôn (NNNT) ít hơn mà chủ yếu là cho vay phục vụ nhu cầu vốn buôn bán nhỏ lẻ hoặc cho vay trả góp chợ, cho vay tín chấp đối với công nhân viên chức. Qua đó cho thấy hoạt động cho vay của các QTDND là rất

quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế hộ, kinh tế nhỏ lẻ của một bộ phận nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)