Đây là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá mức độ an toàn vốn của các TCTD. Trong giai đoạn 2008 – 2015, tỷ lệ VCSH trên dư nợ của hệ thống QTDND như sau (xem hình 5.3).
Hình 5.3: Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/ Dƣ nợ của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2008-2015
Nguồn: Báo cáo giám sát tình hình hoạt động các QTDND của NHNNTG [20]
Từ hình 5.3 cho thấy, từ năm 2008 đến năm 2013 tỷ lệ VCSH/ Dư nợ của hệ thống QTDND tỉnh liên tục giảm, từ 8,80% vào năm 2008 giảm xuống còn 7,82% vào năm 2009, 7,70% năm 2010, 7,36% năm 2011, 6,82% năm 2012 và 6,63% vào năm
8.80% 7.82% 7.70% 7.36% 6.82% 6.63% 6.93% 6.75% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 9.00% 10.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
2013. Nguyên nhân của việc chỉ số này liên tục giảm qua 06 năm là do tăng trưởng dư nợ cao hơn tăng trưởng VCSH.
Trong các năm qua, công tác cho vay có nhiều thuận lợi về mặt gần dân sát dân, nắm bắt được nhu cầu vay vốn của thành viên, địa bàn hoạt động được giới hạn nên nâng cao chất lượng phục vụ vốn vay thành viên, đồng thời các QTDND cũng tích cực giảm lãi suất cho vay thành viên nên tăng trưởng dư nợ tốt.
Một nguyên nhân khác là do thừa vốn cao. Do có những thuận lợi về cơ chế HĐV riêng nên công tác HĐV tại các QTDND được thực hiện tốt và tăng trưởng cao qua hàng năm, các QTDND luôn thừa vốn nên cũng hạn chế sử dụng VCSH để cho vay.
Từ năm 2014 đến 2015, tỷ lệ VCSH/Dư nợ tăng lên 6,93% và giàm nhẹ còn 6,75% vào năm 2015. Mặc dù, dư nợ của các QTDND trong năm 2014 tăng trưởng tốt (tăng 13,43% so với năm 2013) và vượt so với kế hoạch đề ra nhưng VCSH của các QTDND tăng trưởng mạnh. Nguyên nhân của việc tăng này là do thực trạng VĐL của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh năm 2013 có 02/14 QTDND có VĐL dưới 500 triệu đồng, 05/14 QTDND có mức VĐL từ 500 - 1.000 triệu đồng. Đây được xem là mức rất thấp vì các Quỹ khó có khả năng chống đỡ khi rủi ro xảy ra. Trong năm 2015 ngay khi có Dự thảo Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định hoạt động nên các QTDND đã tích cực thực hiện tăng trưởng VĐL, vì vậy tỷ lệ VCSH/ Dư nợ năm 2014 và 2015 tăng lên cao hơn so với năm 2013.
Tóm lại, thông qua biểu kết quả chỉ tiêu đảm bảo đủ vốn hay an toàn vốn của các QTDND trên địa bàn tỉnh trong gia đoạn 2008 – 2015 và từng QTDND trong năm 2015 cho thấy các QTDND đã thực hiện đúng chỉ tiêu quy định về tỷ an toàn vốn tối thiểu trên 8% và xem xét mức độ an toàn vốn thể hiện qua việc dùng VCSH để tài trợ cho các khoản cho vay tương đối thấp, nguồn vốn cho vay chủ yếu được tập trung sử dụng từ nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó, cho ta thấy mức vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu của một số QTD còn thấp, chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu mở rộng quy mô để
đảm bảo an toàn trong hoạt động. Vốn điều lệ thấp khiến các QTDND gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng quy mô hoạt động và khả năng chống đỡ rủi ro còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân là do một số QTDND có lợi nhuận cao không muốn mở rộng thành viên góp vốn thường xuyên mà chủ yếu tập trung vào thành viên sáng lập; một số QTDND có quy mô nhỏ, lợi nhuận hàng năm chưa cao nên việc vận động thành viên góp vốn CPTX bị hạn chế. Nguyên nhân khác do mức vốn pháp định đối với QTDND từ năm 1993 đến nay vẫn giữ mức 100 triệu đồng, trong khi hiện nay tất cả các QTD đều có mức VĐL lớn hơn mức vốn pháp định và VĐL bình quân 1.374 triệu đồng/Quỹ. Vì vậy, quy định này không tạo động lực cho các QTD đang có mức vốn điều lệ thấp tích cực vận động thành viên góp vốn, tăng vốn điều lệ để mở rộng quy mô hoạt động và tăng khả năng chịu đựng rủi ro, cần có giải pháp giải quyết phù hợp trong thời gian tới.
5.1.2. Chất lƣợng tài sản ( ssets quality)
5.1.2.1 Tổng dư nợ và kết cấu dư nợ
Phát triển kinh tế của tỉnh có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. Mặc dù cơ cấu kinh tế tỉnh đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp, thương mại dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp nhưng khu vực nông nghiệp luôn là khu vực có sự đóng góp chủ yếu vào GDP của tỉnh. Trong hoạt động cấp tín dụng của QTDND, cho vay đối với thành viên chủ yếu phục vụ vào mục đích sản xuất nông nghiệp.Do có những khác nhau về điều kiện tự nhiên nên cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại các huyện phía Đông và phía Tây tỉnh phát triển cũng khác nhau. Đồng thời hoạt động cho vay luôn dựa trên cơ sở khai thác thế mạnh của địa phương,do đó vốn cho vay vào các ngành, lĩnh vực của các QTDND cũng khác nhau như khác nhau về quy mô, về cơ cấu vốn đầu tư tín dụng. Vốn cho vay của các QTDND tại các huyện phía Tây tỉnh chủ yếu là đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và thương mại dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như trồng cây ăn quả có giá
trị cao, buôn bán kinh doanh, tiểu thủ công nghiệp... Đặc điểm thành viên tại địa bàn này là có mức sống cao. Ngược lại, khí hậu, thổ nhưỡng tại các huyện phía Đông có phần khắc nghiệt hơn nên cho vay của các QTDND tại vùng này chủ yếu là trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi các loại thủy hải sản nước mặn, nước lợ…
Từ năm 2008 đến năm 2015 các QTDND đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển KT-XH tại địa bàn hoạt động, cung ứng vốn tín dụng đa dạng cho nhiều lĩnh vực kinh tế (xem bảng 5.1).
ảng 5.1: Tình hình cho vay và cơ cấu dƣ nợ của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (2008 – 2015)
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng dư nợ 136.717 168.992 198.449 233.240 291.154 341.351 385.405 447.549 Tăng/giảm so với năm trước (%) 17,68 23,61 17,43 17,53 24,83 17,24 12,91 16,12 Tỷ trọng ngắn hạn (%) 93,87 95,02 86,92 89,94 57,31 45,51 40,86 38,63 Tỷ trọng trung dài hạn (%) 6,13 4,98 13,08 10,06 42,69 54,49 59,14 61,37
Nguồn: Báo cáo giám sát tình hình hoạt động các QTDND của NHNNTG [20]
Từ bảng 5.1 cho thấy, dư nợ cho vay của các QTDND luôn có sự tăng trưởng cao qua các năm. Tăng trưởng dư nợ cho vay bình quân 18,42%/ năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư nợ không đồng đều qua các năm. Năm 2012 là năm tăng trưởng tín dụng cao nhất, tăng 24,83% so với năm 2011. Trong năm 2012, tình hình lạm phát trong nước tăng cao lên mức 18,13% nên NHNNVN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt. Mặc dù tăng trưởng tín dụng được các TCTD xem xét trên cơ sở thận trọng, trong
chiến lược như cho vay xuất khẩu lúa gạo, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng và chế biến thủy sản, phát triển nông nghiệp nông thôn (PTNNNT). Do cơ cấu tín dụng đượcđiều chỉnh theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như PTNNNT nên các QTDND đạt mức tăng trưởng tín dụng tốt. Đến năm 2013 và năm 2015 chính sách tín dụng tiếp tục được tập trung vào các lĩnh vựcưu tiên và mặt bằng LSCV của các QTDND được duy trìở mức thấp nhưng tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh còn khó khăn nên dư nợ tăng trưởng chậm lại với tốc độ tăng 17,24%, 12,91%, 16,12% vào năm 2013, năm 2014 và năm 2015.
Về thời hạn cho vay: Dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, cao nhất lên đến 95,02% ở năm 2009. Giai đoạn 2010 – 2015, cơ cấu thời hạn của tổng dư nợ được phân bổ lại theo hướng ngày càng hợp lý hơn, đó là tăng dần tỷ trọng dư nợ TDH và giảm dần tỷ trọng dư nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, năm 2011 dư nợ TDH chiếm 10,06%/tổng dư nợ, năm 2012 tăng đột biến lên đến 42,69% và tiếp tục tăng lên trong 03 năm tiếp theo lần lượt là 54,49%, 59,14 % và 61,37% cho thấy nguy cơ gia tăng rủi ro tín dụng. Tỷ trọng dư nợ TDH đang tăng lên một mặt góp phần khôi phục phát triển kinh tế mặt khác ẩn chứa vấn đề vì muốn thu lợi nhuận cao nên một số QTD đã cho vay TDH đối với các đối tượng có mục đích vay vốn ngắn hạn để hưởng chênh lệch lãi suất cao hơn.
Nhờ vào vốn vay từ QTDND mà thành viên đặc biệt là người dân tại vùng nông thôn có vốn để tham gia hoạt động sản xuất, đối với các Quỹ tại địa bàn nông thôn phần lớn nguồn vốn cho vay để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp như khai thác thủy sản, chăn nuôi bò sữa, các mô hình kinh tế miệt vườn... Một vài QTDND tại địa bàn thành thị thì cho vay nông nghiệp nông thôn (NNNT) ít hơn mà chủ yếu là cho vay phục vụ nhu cầu vốn buôn bán nhỏ lẻ hoặc cho vay trả góp chợ, cho vay tín chấp đối với công nhân viên chức. Qua đó cho thấy hoạt động cho vay của các QTDND là rất
quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế hộ, kinh tế nhỏ lẻ của một bộ phận nhân dân.
5.1.2.2. Nợ quá hạn và nợ xấu
Mặc dùđã có những nỗ lực trong việc ngăn chặn, giảm thiểu nợ xấu nhưng trong thời gian qua nợ xấu đã có những biến động thất thường tại các QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (xem bảng 5.2).
ảng 5.2: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (2008 – 2015)
Chỉ tiêu Năm
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0,90 1,11 0,97 0,60 0,35 1,14 0,78 0,74 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,33 0,43 0,48 0,22 0,16 0,37 0,35 0,51
Nguồn: Báo cáo giám sát tình hình hoạt động các QTDND của NHNNTG [20]
Từ bảng 5.2 cho thấy, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của các QTDND trên địa bàn luôn ở mức thấp so với mặt bằng chung của các TCTD trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ nợ xấu tại các QTD có chiều hướng gia tăng qua các năm nhưng vẫn nằm trong giới hạn an toàn cho phép của NHNN dưới 3%, chứng tỏ chất lượng tín dụng của các Quỹ khá tốt. Tỷ lệ nợ xấu có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm. Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu thấp nhất đạt 0,16% và cao nhất với tỷ lệ 0,51% vào năm 2015. Do phần lớn thành viên vay vốn là các hộ cá thể sản xuất nhỏ lẻ trên địa bàn nông thôn, nhu cầu món vay nhỏ nên cơ cấu dư nợ của các Quỹ chủ yếu cho vay ngắn hạn NNNT do đó khả năng tiềm ẩn rủi ro phát sinh nợ xấu cũng ít hơn.
Hình 5.4:Tỷ lệ nợ xấu của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2008 -2015
Nguồn: Báo cáo giám sát tình hình hoạt động các QTDND của NHNNTG [20]
Hình 5.4 cho thấy tỷ lệ nợ xấu của các QTDND biến động trong giai đoạn 2008 – 2015. Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu đạt mức thấp nhất nhưng lại tăng đột biến là 0,37% vào năm 2013 và tiếp tục tăng lên 0,51% vào năm 2015. Nguyên nhân là do trong năm 2013 tình hình dịch bệnh trên nghêu xảy ra tại các huyện phía Đông cùng với việc giá cả nông sản liên tục bị rớt giá ngay từ những tháng đầu nămvà kéo dài liên tục trong năm để lại hệ lệ cho các năm tiếp theo. Trong khi đó, đa số thành viên vay vốn đều sản xuất nông nghiệp nên chịu ảnh hưởng lớn, vì vậy việc thu hồi nợ của nhiều QTD gặp nhiều khó khăn.
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu tại các QTDND trong thời gian qua như:
- Nguyên nhân khách quan:
Từ môi trường kinh tế: Hoạt động sản xuất của thành viên vay vốn phần lớn là trồng lúa, các loại cây ăn quả, chăn nuôi gia súc gia cầm … nhưng tình hình tiêu thụ
0.33% 0.43% 0.48% 0.22% 0.16% 0.37% 0.35% 0.51% 0.00% 0.10% 0.20% 0.30% 0.40% 0.50% 0.60% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
các mặt hàng nông sản còn bấp bênh, thiếu đầu mối lớn nên ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của thành viên, điều này phần nào gây khó khăn đến việc trả nợ của thành viên tại QTD nên phát sinh nợ xấu.
Điều kiện tự nhiên: Hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt dẫn đến tình trạng ngập úng hàng năm, tình hình sạt lở bờ sông, kênh rạch, đê bao chống lũ đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất bị mất mùa. Trên địa bàn tỉnh không có nguồn nước ngọt ổn định, tình trạng xâm nhập mặn ngày càng đến sớm hơn và lan rộng, nhiều huyện, thị phía Đông của tỉnh thiếu nguồn nước nghiêm trọng nên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân. Do những bất lợi ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp: thời tiết, khí hậu luôn có những diễn biến thất thường nên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, năng suất của nông dân làm phát sinh nợ xấu.
- Nguyên nhân chủ quan:
Từ phía khách hàng: nhiều thành viên còn mang nặng phương thức sản xuất nông nghiệp theo lối truyền thống nên hạn chế ứng dụng khoa học ảnh hưởng đến năng suất và sức cạnh tranh của sản phẩm, do đó giá thành sản phẩm tạo ra thấp hơn giá cả sản phẩm cùng loại từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu nhập trả nợ ngân hàng. Đồng thời nhiều thành viên vay vốn không có thiện chí trả nợ, thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay và cố tình chay ì không có nghĩa vụ đến trả nợ đối với QTD.
Từ phía QTDND: nhiều nguyên nhân gây phát sinh nợ xấu và gây ảnh hưởng đến công tác xử lý nợ xấu như:
Cán bộ thiếu trình độ: một số cán bộ tín dụng từ khâu thẩm định đến xét duyệt cho vay đã không chấp hành, tuân thủ các quy trình, quy định về cấp tín dụng, các hạn chế công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của QTDND, để khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Nhiều cán bộ tín dụng vì muốn đơn giản hóa thủ tục đã bỏ qua một số bước trong quy trình cấp tín dụng nên tiềm ẩn nguy cơ xảy ra rủi ro cao. Cán bộ tín
dụng thiếu khả năng phân tích và dự báo rủi ro, về năng lực tài chính và khả năng trả nợ của của khách hàng.
Chậm đổi mới thiết bị, công nghệ: hệ thống công nghệ thông tin không được ứng dụng kịp thời để lưu trữ và theo dõi các thông tin liên quan đến việc giám sát nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. Đồng thời công nghệ thông tin thô sơ cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc cập nhật các thông tin có liên quan đến hoạt động không được kịp thời như các phần mềm kết nối với NHHTX, NHNN, Cục thuế.
Cán bộ thiếu trách nhiệm: công tác quản trị điều hành chưa được thực hiện nghiêm túc. Nhiều cán bộ kể cả cán bộ điều hành, quản trị, kiểm soát do chưa đủ năng lực lãnh đạo đã sai phạm cấp tín dụng không đúng quy trình, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay lỏng lẻo, lập hồ sơ cho vay khống để chiếm đoạt tài sản của QTDND để chi tiêu vào lợi ích cá nhân ... dẫn đến nợ đọng kéo dài, có khả năng mất vốn. Đây là sai phạm nghiêm trọng làm phát sinh nợ xấu và gây thiệt hại nghiêm trọng cho hoạt động của QTDND.
Đạo đức cán bộ tín dụng bị tha hóa: đã phát sinh trường hợp cán bộ tín dụng tại QTDND do đã có quan hệ lợi ích với khách hàng vay vốn cho nên mặc dù khách hàng chưa hoặc không đủ điều kiện vay vốn nhưng vì lợi ích cá nhân của mình thậm chí là