Sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 38)

Thông qua hoạt động cho vay, hệ thống QTDND đã có sự đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Trong năm các QTDND đã giải quyết cho 15.137 lượt thành viên vay vốn (giảm 94 lượt so với đầu năm). Tổng doanh số cho vay đạt 687.507 triệu đồng (tăng 74.709 triệu đồng so với đầu năm), bình quân đạt 42.969 triệu đồng/ 1 món vay. Tổng dư nợ cho vay đạt 475.897 triệu đồng, tăng 57.158 triệu đồng so với đầu năm tỷ lệ tăng 16,43% và vượt so với kế hoạch năm (kế hoạch tăng trưởng tín dụng 10%).

Do mặt bằng lãi suất huy động đang ở mức thấp kéo theo lãi suất cho vay thấp, do đó phần lớn các QTD chuyển sang hình thức cho vay trung hạn có mức lãi suất cho vay cao hơn để tìm kiếm lợi nhuận. Hiện tỷ lệ cho vay trung hạn chiếm 61,35% tổng dư nợ, số dư đạt 291.971 triệu đồng, tăng 52.742 triệu so đầu năm; dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 183.926 triệu, chiếm 38,65% tổng dư nợ, tăng 14.416 triệu so đầu năm.

Bảng 3.2: Dƣ nợ của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến ngày 31/12/2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

3.3.4. Chất lƣợng tín dụng

Nợ xấu của hệ thống QTDND trên địa bàn đang ngày càng gia tăng. Đến cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu đạt 0,54% tăng 0,06% so với đầu năm, số dư nợ xấu đạt 2.581 triệu đồng tăng 614 triệu so với đầu năm. Có 6 QTD có tỷ lệ nợ xấu tăng, 8

STT Quỹ tín dụng Dƣ nợ So sánhđầu năm

Tăng/giảm Tỷ lệ(%)

1 Chợ Gạo 19.060 3.751 24,50

2 Mỹ Long 10.696 469 4,59

3 Đăng Hưng Phước 14.238 3.637 34,31

4 Bình Phục Nhứt 47.636 1.968 4,31

5 Thân Cửu Nghĩa 30.912 4.230 15,85

6 An Hữu 46.753 3.737 8,69

7 Tân Mỹ Chánh 35.231 3.224 10,07

8 Vĩnh Bình 18.996 3.625 23,58

9 Tân Hội Đông 52.354 8.104 18,31

10 Tân Thành 25.638 5.089 24,77 11 Long Hoà 12.390 3.021 32,24 12 Tân Hiệp 65.925 13.337 25,36 13 Nhị Mỹ 6.310 709 12,66 14 Tân Thanh 61.410 7.243 13,37 15 Thành phố Mỹ Tho 20.068 3.689 22,52 16 Mùa Xuân 8.280 1.325 19,05 Tổng cộng 475.897 67.158 16,43

Nguồn: Báo cáo giám sát tình hình hoạt động các QTDNDcủa NHNN Tiền Giang [20]

QTD có tỷ lệ nợ xấu giảm và 3 QTD không phát sinh nợ xấu, có chất lượng tín dụng tốt là QTD An Hữu, Tân Hội Đông và Đăng Hưng Phước.Tuy nhiên, vẫn còn có QTDND Nhị Mỹ có tỷ lệ nợ xấu cao là 4,14% nguyên nhân do nguyên Chủ tịch HĐQT và Ban điều hành cũ của QTD đã có những sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động cho vay (vay ké, lập hồ sơ vay khống…). NHNN tỉnh đã đề nghị thay thế Chủ tịch HĐQT và có những biện pháp xử lý quyết liệt. Hiện tại QTD đang thực hiện phương án tái cơ cấu hoạt động dưới sự giám sát của NHNN tỉnh.

ảng 3.3: Một số chỉ tiêu về chất lƣợng tín dụng của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến 31/12/2015

Đơn vị tính: Triệu đồng STT Quỹ tín dụng Nợ xấu (triệu đồng) Tỷ lệ Nợ xấu/Dƣ nợ (%) Tỷ lệ Nợ nhóm 5/Nợ xấu (%) 1 Chợ Gạo 195 1,02 23,08 2 Mỹ Long 93 0,87 100,00

3 Đăng Hưng Phước 0 0,00 0,00

4 Bình Phục Nhứt 370 0,78 100,00

5 Thân Cửu Nghĩa 214 0,69 15,63

6 An Hữu 0 0,00 0,00

7 Tân Mỹ Chánh 210 0,60 0,00

8 Vĩnh Bình 18 0,09 0,00

9 Tân Hội Đông 0 0,00 0,00

10 Tân Thành 124 0,49 100,00 11 Long Hoà 117 0,94 0,00 12 Tân Hiệp 616 0,93 0,00 13 Nhị Mỹ 261 4,14 76,56 14 Tân Thanh 52 0,08 22,59 15 Thành phố Mỹ Tho 295 1,47 0,00 16 Mùa Xuân 16 0,19 0,00 2.580 0,54

Nguồn: Báo cáo giám sát tình hình hoạt động các QTDNDcủa NHNN Tiền Giang [20]

Về việc chấp hành các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định tại Quyết định số 1328/2005/QĐ-NHNN ngày 06/9/2005 của Thống đốc NHNN: Một số QTDND chưa đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong quý trước đã có các biện pháp

khắc phục kịp thời vì vậy trong kỳ báo cáo, không có QTDND vi phạm các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động.

Công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng: Qua thanh tra cho thấy QTDND Tân Thanh không thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo đúng quy định.

Về việc chấp hành các quy định chế độ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân: Hầu hết các QTDND đã chấp hành tốt chế độ tài chính theo quy định tại Thông tư số 94/2013/TT-BTC ngày 08/7/2013 của Bộ Tài chính tuy nhiên QTD Chợ Gạo có tỷ lệ giá trị còn lại của tài sản cố định vượt 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (tỷ lệ của QTD là 96%). QTD đã có những biện pháp khắc phục để giảm dần tỷ trọng vi phạm.

Kết quả kinh doanh: Chênh lệch giữa thu nhập và chi phí đến ngày 31/12/2015 là 6.365 triệu đồng, so với kết quả hoạt động năm 2014 thì lợi nhuận của hệ thống QTD cao hơn 1.233 triệu đồng, tỷ lệ 24%. Tất cả các QTDND đều hoạt động có lãi trong năm 2015, tuy nhiên vẫn còn 02 QTDND còn lỗ lũy kế các năm trước là Thành phố Mỹ Tho (lỗ lũy kế 848 triệu đồng), Nhị Mỹ (lỗ lũy kế 369 triệu đồng).

Đồng thời, các QTDND trên địa bàn đã trang bị các thiết bị máy móc, đẩy mạnh đầu tư công nghệ ngân hàng cho QTD và ứng dụng cài đặt phần mềm quản lý ITD-VAPCF đáp ứng nhu cầu quản lý và hoạt động hàng ngày.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Qua thời gian hoạt động của hệ thống QTDND cả nước đã có sự phát triển về mọi mặt như nguồn vốn hoạt động có tăng trưởng cao và cơ cấu VHĐ có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng dư nợ TDH nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Các QTDND thực hiện tốt việc đáp ứng nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế, vốn cho vay thành viên chiếm tỷ trọng cao.

Qua hơn 20 năm kể từ khi QTDND Chợ Gạo được thành lập đầu tiên trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, đến cuối năm 2015 quy mô hoạt động của hệ thống QTDND tỉnh ngày càng lớn mạnh với 16 QTDND tham gia hoạt động. Hoạt động của hệ thống QTDND đã góp phần làm cho hoạt động của hệ thống các TCTD trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động. Bên cạnh đó những điều kiện thuận lợi về địa kinh tế, tự nhiên, xã hội của tỉnhđã mang lại nhiều cơ hội và tiềm năng cho hoạt động của mô hình QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Thực trạng hoạt động của các QTDND Tiền Giang phản ánh sự phát triển của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh khi xét về các yếu tố năng lực tài chính, quản trị điều hành, trình độ chất lượng của nhân viên. Thể hiện qua việc nguồn VHĐcủa các QTD vẫn tăng cao dù thời gian vừa qua NHNNVN liên tục giảm lãi suất,cho thấy niềm tin của người dân đối với các QTD ngày càng được nâng cao. Hơn nữa, nợ xấu của các QTD rất thấp so với giới hạn cho phép của NHNNVN là 3%. Đối với các món nợ xấu QTD quan tâm theo dõi, tích cực đôn đốc thành viên để thu hồi nợ. Bên cạnh, thành công của QTDND trên địa bàn còn thể hiện ở sự phát triển của bộ máy tổ chức và ứng dụng các tiến bộ công nghệ trong hoạt động.

CHƢƠNG 4

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Nhằm tiếp cận dưới góc độ định lượng hiệu quả của QTDND, luận văn hướng đến sử dụng các mô hình đã được nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước áp dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM bởi tính phổ biến của đối tượng này trong số các TCTD. Có rất nhiều phương pháp và mô hình để xác định những yếu điểm đang tồn tại cũng như phản ánh khả năng hoạt động của NHTM như: mô hình CAMELS / CAMEL, phương pháp phân tích bao số liệu (DEA), mô hình FIRST, mô hình PEARLS… Trong đó, mô hình CAMELS và phương pháp DEA là 02 phương pháp nổi bật và được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới so với các phương pháp khác.

Mô hình CAMELS là một mô hình được ra đời sớm, được nhiều ngân hàng trung ương các nước dùng để phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động, hơn nữa, mô hình được coi là chuẩn mực đối với hầu hết các tổ chức trên toàn thế giới khi đánh giá hiệu quả, rủi ro của các ngân hàng nói riêng và các TCTD nói chung.

Về phương pháp DEA, theo một thống kê tính đến năm 2009 của Emrouznejad and Abdel (2010), có khoảng 204 nghiên cứu tại 63 quốc gia về tính hiệu quả của ngân hàng với các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Trong đó, phương pháp DEA được sử dụng nhiều nhất (109 nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 53,43%).

Do vậy, luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu mô hình CAMEL và phương pháp DEA, từ đó, đề xuất phương pháp và mô hình nghiên cứu.

4.1.1. Mô hình CAMEL

Mô hình CAMEL dùng để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động dựa theo 5 yếu tố cơ bản, đó là: mức độ an toàn vốn (C), chất lượng tài sản có (A), khả năng quản lý (M), khả năng sinh lời (E), tính thanh khoản (L).

Mô hình này không chỉ áp dụng đánh giá tính lành mạnh của hệ thống ngân hàng, mà còn sử dụng để đánh giá các định chế tài chính phi ngân hàng và thị trường chứng khoán. Cụ thể, tại Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã sử dụng mô hình CAMEL trong việc đánh giá, xếp loại công ty quản lý quỹ dựa trên 5 tiêu chí đánh giá là vốn, chất lượng tài sản, năng lực quản trị, kết quả kinh doanh, khả năng thanh khoản. Đặc điểm của mô hình này là không chỉ đánh giá qua một vài nhân tố riêng lẻ mà thay vào đó là đánh giá một cách tổng hợp, toàn diện và khoa học dựa vào 5 tiêu chí trên thông qua việc sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn như hệ thống báo cáo, kết quả thanh tra… Riêng đối với NHTM, để đánh giá tình trạng sức khỏe của các NHTM thì ngoài 5 tiêu chí trên còn bổ sung thêm 01 tiêu chí là mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (S), khi đó mô hình CAMEL sẽ trở thành mô hình CAMELS.

Nghiên cứu của Wirnkar and Tanko (2008) sử dụng mẫu nghiên cứu là 11 NHTM Nigeria trong thời kỳ từ 1997 – 2005. Nghiên cứu đã đánh giá mức độ tác động của các yếu tố trong mô hình CAMEL lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng bằng phần mềm Efficiency Measurement System 1.30 và kiểm định T-test. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả yếu tố trong mô hình CAMEL đều tác động đến hiệu quả của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu và để thấy rõ vai trò của từng yếu tố tác động lên hiệu quả, tác giả có đề xuất chuyển cụm viết tắt từ CAMEL sang CLEAM.

ảng 4.1: Các chỉ tiêu đánh giá các tiêu chí mô hình C MEL

Tiêu chí Các chỉ tiêu đánh giá

C

Hệ số an toàn vốn:

Vốn tự có CAR =

Tài sản đã điều chỉnh theo rủi ro VCSH/ Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn/ (VCSH + Dự phòng tín dụng)

A

Dư nợ cho vay Nợ quá hạn Nợ xấu

M

Yếu tố định tính:

- Cơ cấu quản trị: số lượng thành viên; nhiệm vụ, chức năng của từng thành phần.

- Đội ngũ lãnh đạo: Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm.

- Đội ngũ nhân viên, môi trường làm việc, hệ thống quản lý chất lượng. Yếu tố định lượng:

- Lợi nhuận ròng/ Doanh thu - Tỷ lệ chi phí

- Lợi nhuận ròng/ Tổng số nhân viên

E Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM) Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ lệ lợi nhuận trên VCSH (ROE)

L

Tổng dư nợ/ Nguồn vốn huy động Trạng thái tiền mặt

Trạng thái ròng giữa gửi, cho vay trên thị trường tiền tệ với nhận gửi, vay trên thị trường tiền tệ

Các yếu tố xác định hiệu quả hoạt động của đơn vị được đánh giá chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Các nhân tố này có thể chia thành hai nhóm là nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan. Trong đó, nhân tố chủ quan chính là các nhân tố bên trong nội bộ như năng lực tài chính thể hiện ở quy mô, mức độ an toàn của VCSH; chất lượng tài sản có; khả năng quản trị điều hành; tính thanh khoản... đây cũng chính là các yếu tố cấu thành nên mô hình CAMEL. Mối liên hệ giữa mô hình CAMEL và hiệu quả hoạt động của đơn vị được đánh giá được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.2: Mối quan hệ giữa mô hình CAMEL và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng

Tiêu chí Tác động

C

Thể hiện việc đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN, cho biết VCSH dùng tài trợ cho hoạt động chính yếu như thế nào và VCSH có đủ để xử lý rủi ro đảm bảo an toàn hoạt động  ảnh hưởng đến mức độ rủi ro.

A

-Cho biết tỷ lệ tài sản sinh lợi; cơ cấu Dư nợ cho vay theo kỳ hạn  ảnh hưởng đến nguồn thu từ lãi và lợi nhuận ra sao.

-Phản ánh cơ cấu Dư nợ theo nhóm nợ, Tỷ lệ nợ quá hạn, Tỷ lệ nợ xấu 

ảnh hưởng chi phí trích lập Dự phòng rủi ro và mức độ rủi ro.

M

Với cơ cấu quản trị; đội ngũ lãnh đạo, nhân viên; môi trường làm việc 

ảnh hưởng khả năng phối hợp công việc giữa các bộ phận; tốc độ xử lý công việc; khả năng phản ứng với các biến động của nền kinh tế và những sự cố bất ngờ  tác động đến nguồn thu, chi phí quản lý và tiền lương 

ảnh hưởng đến lợi nhuận.

E

Phản ánh trực tiếp sự biến động của nguồn thu gồm thu từ lãi, thu ngoài lãi; các khoản chi phí gồm chi phí lãi, chi phí ngoài lãi, thuế cho thấy tác động lên lợi nhuận trong từng thời kỳ.

L

-Thể hiện biến động giữa Dư nợ cho vay so với nguồn VHĐ cho biết vốn đang bị ứ đọng hay cần huy động thêm  ảnh hưởng nguồn thu và chi phí như thế nào.

-Mức độ tài sản thanh khoản, sự chênh lệch giữa tài sản và vốn vay trên thị trường tiền tệ  cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu tiền mặt, mức độ rủi ro khi có biến cố xảy ra  tác động đến nguồn thu, lợi nhuận.

Phương pháp phân tích bao số liệu (DEA) dùng để tính toán, ước lượng hiệu quả (kỹ thuật) của các đơn vị/doanh nghiệp/tổ chức hoạt động trong cùng một ngành nghề, lĩnh vực như ngân hàng, giáo dục, bệnh viện.... gọi chung là các đơn vị ra quyết định (Decision Making Units - DMUs) trong việc sử dụng các nguồn lực đầu vào để tạo ra các kết quả đầu ra.

Dựa trên ý tưởng của Farrell (1957) về sử dụng đường giới hạn khả năng sản xuất (Production Possibilities Frontier – PPF) làm tiêu chí đánh giá hiệu quả (tương đối) giữa các công ty trong cùng một ngành, Charnes và ctg (1978) đã áp dụng phương pháp tối ưu hóa tuyến tính phi tham số (non-parametric linear optimization) cho mô hình DEA với khái niệm hiệu quả sản xuất không đổi theo quy mô (Constant Return to Scale – CRS). Ý tưởng chính của DEA cổ điển là xác định đường biên sản xuất, trên đó điểm quyết định đơn vị được coi là hiệu quả; các DMUs không nằm trên đường biên sẽ được so sách với DMUs tương đồng trên đường biên để ước tính điểm hiệu quả. Banker và ctg (1984) phát triển phương pháp cho trường hợp hiệu quả sản xuất thay đổi theo quy mô (Variable Return to Scale - VRS). Đến nay, có khá nhiều mô hình DEA được phát triển như Malmquist DEA, Network DEA, SBM DEA…

Eken and Kale (2010) sử dụng phương pháp DEA với giả định VRS theo cách tiếp cận sản xuất và lợi nhuận cho bộ số liệu gồm 128 chi nhánh ngân hàng tại Istanbul và Thrace của Thổ Nhĩ Kỳ. Biến đầu vào được sử dụng là chi phí nhân viên, chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng; tương ứng với 02 biến đầu ra: biến 01 gồm tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn, vay thương mại, vay khách hàng, thu nhập ngoài lãi; biến 02 gồm thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi.

Kuan-Chung Chen and Chung-Fu Pan (2012) sử dụng phương pháp DEA kết hợp với chỉ số EPS nhằm phân loại 34 NHTM Đài Loan giai đoạn 2005 – 2008 thành 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)