Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh tp hồ chí minh (Trang 45)

7. CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY

4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam

Việt Nam Chi nhánh TP. HCM

4.1.1. Những kết quả đạt được

VCB chi nhánh TPHCM đã vƣợt qua rất nhiều khó khăn thử thách, luôn tiên phong trong cơ chế thị trƣờng, không ngừng phấn đấu vƣơn lên, khẳng định đƣợc vị trí là một NHTM lớn, chủ lực, hàng đầu trên địa bàn TP.HCM, góp phần thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, phục vụ đắc lực và nâng cao năng lực SXKD, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, tăng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực, thực hiện CNH, HĐH đất nƣớc.

Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB - Chi nhánh TP.HCM giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 1 Nguồn vốn huy động 1.350 1.750 2.350 2 Dƣ nợ cho vay 1200 1350 1822 3 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0.62 0.63 0.59 4 Tổng thu 68.40 69.30 101.7 - Thu lãi cho vay 26.9 23.4 18.4 - Thu lãi điều vốn 21.0 27.9 36.0 - Thu dịch vụ 11.8 13.3 19.1 5 Tổng chi 19.65 20.66 40.82 - Chi cho hoạt động tín dụng - - - - Chi quản lý kinh doanh 17.60 18.80 38.90 - Chi khác 2.05 1.86 1.92 6 Chênh lệch thu chi (Quỹ thu nhập) 48.75 48.64 60.88 7 Lợi nhuận trƣợc thuế 46.4 47.14 59.75

(Nguồn: VCB - chi nhánh TP.HCM)

có hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp và ngƣời dân. Mở rộng và phát triển các loại hình sản phẩm dịch vụ mới, VCB chi nhánh TPHCM cung ứng vốn tín dụng cho hầu hết các doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn. Chất lƣợng cho vay và đầu tƣ đƣợc kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, quy trình nghiệp vụ theo hƣớng dẫn cụ thể của VCB và theo thông lệ quốc tế. Tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp dƣới 3% dƣ nợ, năng lực tài chính đƣợc nâng lên, các chỉ số hiệu quả ROA, ROE, CAR đều đạt khá. Doanh số thanh toán hàng năm qua VCB chi nhánh TPHCM lên tới hàng ngàn tỷ đồng bảo đảm an toàn, thuận tiện, nhanh chóng cho khách hàng.

Trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, VCB chi nhánh TPHCM đã có sự phát triển vƣợt trội trên tất cả các mặt hoạt động, có quy mô huy động vốn và dịch vụ thanh toán lớn. Tính đến thời điểm cuối năm 2017, tổng nguồn vốn huy động của VCB chi nhánh TPHCM đạt 2.500 tỷ đồng. Dƣ nợ cho vay nền kinh tế đạt 1.822 tỷ đồng. Tổng nguồn thu của chi nhánh năm 2018 đạt 101,7 tỷ đồng. Lợi nhuận trƣớc thuế năm 2018 đạt 59,75 tỷ đồng; Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 0.59% năm 2017.

Cùng với sự tăng trƣởng về quy mô và hiệu quả hoạt động, VCB chi nhánh TPHCM đã có những thay đổi lớn trong quản trị điều hành theo hƣớng hiện đại, phù hợp với yêu cầu của hệ thống và chuẩn mực quốc tế.

4.1.2. Thực trạng dịch vụ huy động vốn

Bảng 4.2: Tốc độ tăng trƣởng và cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

I. Theo đối tƣợng KH 1.350 1.750 2.350

- Tiền gửi dân cƣ 1.268 1.645 2.185 Tỷ trọng (%) 94,00 94,00 93,00 - Tiền gửi TCKT và khác 82,00 105 165 Tỷ trọng (%) 6,00 6,00 7,00

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

II. Theo loại tiền 1.350 1.750 2.350

-VNĐ 1.332 1.715 2.338

Tỷ trọng (%) 98,70 98,00 99,50 - Ngoại tệ quy đổi 18,00 35,00 12,00 Tỷ trọng (%) 1,30 2,00 0,50 III. Theo kỳ hạn 1.350 1.750 2.350 - Không kỳ hạn 140 130 113 Tỷ trọng (%) 10,30 7,40 4,80 - Kỳ hạn dƣới 12 tháng 580,00 750,00 885,00 Tỷ trọng (%) 43,10 42,90 37,70 - Kỳ hạn trên 12 tháng 630 870 1.352 Tỷ trọng (%) 46,70 49,70 57,50 Tốc độ tăng trƣởng (%) 25,58 29,63 34,28 (Nguồn: VCB - chi nhánh TP.HCM)

Xác định đƣợc tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn, VCB Chi nhánh TP HCM đã khai thác, huy động tối đa các nguồn vốn tiềm tàng trong dân cƣ và trong các TCKT. Trong những năm qua, VCB Chi nhánh TP HCM đã chú trọng đến việc mở rộng màng lƣới nhƣ: Thành lập các phòng giao dịch, nhằm tạo điều kiện cho ngƣời dân gửi tiền; khuyến khích các cá nhân, TCKT mở tài khoản tiền gửi và thực hiện chi trả thông qua tài khoản ngân hàng, áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với thị trƣờng trong từng thời kỳ và khung lãi suất của NHNN. Hình thức huy động phong phú, tiết kiệm với các kỳ hạn linh hoạt, nhờ đó nguồn vốn huy động của VCB Chi nhánh TP HCM tăng khá nhanh. Qua bảng trên ta thấy, VCB Chi nhánh TP HCM có tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn nhanh qua các năm, năm 2016 nguồn vốn của VCB Chi nhánh TP HCM là 1350 tỷ đồng, đến 31/12/2018 số vốn huy động của VCB Chi nhánh TP HCM đã tăng lên 2.350 tỷ đồng.

Huy động tiền gửi dân cƣ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi tổ chức kinh tế và tiền gửi dân cƣ có tốc độ tăng trƣởng đều qua các năm. Cơ

cấu nguồn vốn theo kỳ hạn của VCB Chi nhánh TP HCM đƣợc duy trì khá ổn định trong giai đoạn 2016-2018. Trong đó tỷ trọng nguồn vốn huy động có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu (trên 85%). Đây là cơ cấu hợp lý trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nguồn vốn kinh doanh của VCB Chi nhánh TP HCM ổn định nhằm giảm áp lực rủi ro mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.

Bảng 4.3: Thị phần huy động vốn của VCB Chi nhánh TP HCM giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Tổng Huy động vốn của các ngân

hàng trên địa bàn 9.639 10.982 13.980

Huy động vốn của VCB Chi nhánh TP

HCM 1.350 1.750 2.350

Tỷ trọng (%) 14,00 15,94 16,81

Tỷ trọng vốn huy động của VCB Chi nhánh TP HCM so với tổng số vốn huy động của Các ngân hàng trên cùng địa bàn tăng trƣởng tốt, đó là do VCB Chi nhánh TP HCM cái triển khai: Các hình thức huy động vốn đa dạng và linh hoạt nhƣ tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thƣởng, tiết kiệm rút lãi và gốc linh hoạt, tiết kiệm lãi suất theo số dƣ, tiết kiệm kết hợp bảo hiểm, tiết kiệm gửi góp, phát hành giấy tờ có giá, dịch vụ gửi một nơi giao dịch tại nhiều nơi…

4.1.3. Thực trạng hoạt động cho vay và đầu tƣ

Thời gian qua, cho vay tiền là dịch vụ sinh lời chủ yếu của các NHTM nói chung và VCB Chi nhánh TP HCM nói riêng. VCB Chi nhánh TP HCM cái mở rộng cho vay nhiều thành phần kinh tế (DN ngoài quốc doanh, tƣ nhân cá thể…), cho vay bằng nhiều loại tiền (VNĐ, ngoại tệ) với nhiều kỳ hạn khác nhau (ngắn hạn,

trung hạn, dài hạn). Bên cạnh việc triển khai các gói tín dụng thƣơng mại cạnh tranh, VCB Chi nhánh TP HCM cũng tích cực triển khai nhiều gói tín dụng đặc thù nhƣ: Gói cho vay mua ô tô, gói sản phẩm dịch vụ bán lẻ ƣu việt …

Bảng 4.4: Tốc độ tăng trƣởng và cơ cấu dƣ nợ của VCB Chi nhánh TP HCM giai đoạn 2016-2018 Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 1. Dƣ nợ theo kỳ hạn 1.200 1.350 1.822 - Ngắn hạn 774,00 768,00 979,00 Tỷ trọng (%) 64,50 56,90 53,70 - Trung dài hạn 426,00 582,00 843,00 Tỷ trọng (%) 35,50 43,10 46,30

2. Dƣ nợ theo loại tiền 1.200 1.350 1.822

-VNĐ 1.190 1.350 1.822

Tỷ trọng (%) 99,00 100,00 100,00 - Ngoại tệ quy đổi VNĐ 10,00 0,00 0,00 Tỷ trọng (%) 1,00 0,00 0,00 3. Dƣ nợ theo TPKT 1.200 1.350 1.822 - Cá nhân 364,00 412,00 768,00 Tỷ trọng (%) 30,30 30,50 42,20 Tổ chức kinh tế và khác 836 938 1.054 Tỷ trọng (%) 69,70 69,50 57,80 Tốc độ tăng trƣởng (%) 25,58 29,63 34,28

Qua bảng trên cho thấy, VCB Chi nhánh TP HCM là Ngân hàng có quy mô dƣ nợ nhỏ nhƣng tốc độ tăng trƣởng nhanh trong giai đoạn 2016 - 2018 bình quân đạt 22,47%/năm.

Cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn cho vay của VCB Chi nhánh TP HCM đƣợc duy trì khá ổn định. Tuy nhiên, khi liên kết với cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn huy động thì tỷ trọng cho vay vốn ngắn hạn là khá cao, chiếm trên 60% tổng dƣ nợ. Điều này cũng tạo tính ổn định của chỉ tiêu dƣ nợ và an toàn trong thanh khoản của ngân hàng.

Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo loại đồng tiền đƣợc duy trì khá ổn định, VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng chính trong tổng dƣ nợ cho vay đối với nền kinh tế và duy trì ở mức hơn 99%. Với chính sách hạn chế đối tƣợng cho vay bằng ngoại tệ của NHNN nên tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ của VCB Chi nhánh TP HCM trong những năm qua luôn đƣợc duy trì ở mức trên 1% - 0%.

4.1.4. Những hạn chế yếu kém

Do hệ thống VCB đổi mới công nghệ, hiện đại hóa Ngân hàng đã trên 10 năm các ứng dụng đều từ hệ thống khác cho nên công nghệ cung ứng dịch vụ xử lý dữ liệu chậm, các dịch vụ sau khi cho vay còn đơn điệu chƣa thực sự hấp dẫn khách hàng. Điều đó không những làm giảm hiệu quả trong công tác quản trị ngân hàng mà còn làm giảm khả năng cạnh tranh của VCB chi nhánh TPHCM, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tê diễn ra ngày càng sâu sắc và toàn diện.

Trình độ và phong cách phục vụ của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập: Mặc dù VCB chi nhánh TPHCM đã triển khai cơ cấu lại tổ chức bộ máy, chuyên nghiệp hóa theo nhóm khách hàng và nhóm sản phẩm dịch vụ, bộ phận quản lý rủi ro độc lập nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng. Tuy nhiên, bộ máy vẫn còn cồng kềnh, tồn tại quá nhiều phòng chuyên môn, dẫn đến chồng chéo chức năng và hoạt động kinh doanh bị phân đoạn ra thuộc nhiều đầu mối. Do đó, tính hệ thống và liên kết trong hoạt động chuyên môn bị phân tán, chi phí hoạt động cao, năng suất lao động, hiệu quả quản lý thấp. Thực trạng cơ cấu tổ chức của VCB chi nhánh TPHCM hiện đang trong quá trình đổi mới theo mô hình ngân hàng hiện đại. tuy nhiên mô hình tổ chức hiện nay

vẫn còn những hạn chế so với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian tới, cùng với việc đối mới hoạt động kinh doanh, VCB chi nhánh TPHCM vẫn phải tiếp tục hoàn thiện và đổi mới mô hình tổ chức theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế theo định hƣớng của VCB, bảo đảm hoạt động kinh doanh phát triển hiệu quả và bền vững.

- Sản phẩm dịch vụ của VCB chi nhánh TPHCM còn chƣa thực sự phong phú, chất lƣợng dịch vụ chƣa cao: Trong những năm qua, VCB chi nhánh TPHCM đã thực hiện chính sách tăng trƣởng quy mô hoạt động gắn với việc không ngừng đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và đòi hỏi của nền kinh tế. Mặc dù VCB chi nhánh TPHCM đã có nhiều cải tiến, nhƣng sản phẩm dịch vụ còn khá đơn điệu, chất lƣợng dịch vụ chƣa cao. Mặt khác, do chịu ảnh hƣởng từ nội tại nền kinh tế và tập quán tiêu dùng của ngƣời Việt Nam, nên các sản phẩm dịch vụ truyền thống vẫn là sản phẩm nổi trội và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của VCB chi nhánh TPHCM.

4.2.Thực trạng dư nợ thẻ tín dụng tại VCB – CN TP.HCM

4.2.1. Thị phần thẻ tín dụng của VBC Chi nhánh TP.HCM

Theo đánh giá của VBCA, đến nay thị trƣờng thẻ tín dụng Việt nam đã có bƣớc phát triển đáng ghi nhận và đồng đều về tất cả các mặt hoạt động nhƣ phát hành, thanh toán, sử dụng thẻ và phát triển mạng lƣới. Đến 31/12/2018, VCB Chi nhánh TP.HCM phát hành đƣợc 1.054 thẻ tín dụng đứng thứ nhất trên địa bàn về số lƣợng thẻ đƣợc phát hành.

Bảng 4.5: Thị phần thẻ tín dụngcủa VCB Chi nhánh TP HCM giai đoạn 2016- 2018 Đơn vị: Chiếc Ngân hàng 2016 2017 2018 VCB Chi nhánh TP HCM 819 972 1054 Vietinbank chi nhánh TP HCM 463 628 753 BIDV chi nhánh TP HCM 778 861 967

Agribank chi nhánh TP HCM 705 842 905

4.2.2. Thực trạng số lƣợng khách sử dụng thẻ tín dụng

Khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng của ngân hàng là những khách hàng làm việc tại các cơ sở nhà nƣớc, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp,... có mức thu nhập phù hợp với yêu cầu mở thẻ tín dụng tại Ngân hàng. Cùng với môi trƣờng kinh tế xã hội của địa phƣơng trong giai đoạn phát triển thì những thói quen, điều kiện thu nhập của ngƣời dân nơi đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng. Trong giai đoạn 2016 – 2018, tốc độ tăng trƣởng số lƣợng thẻ tín dụng của ngân hàng tăng lên qua các năm, tốc độ tăng trƣởng số lƣợng thẻ tín dụng bình quân hàng năm là 13,44%/năm. Trong đó, số lƣợng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 73% tổng số thẻ tín dụng năm 2018).

Bảng 4.6a: Số lƣợng thẻ tín dụng

Chỉ tiêu Đvt 2016 2017 2018 Tăng, giảm

BQ % Tổng Thẻ 819 972 1054 13.44 Số lƣợng thẻ tín dụng khách hàng cá nhân Thẻ 532 680 769 20.22 Số lƣợng thẻ tín dụng khách hàng DN, tổ chức khác Thẻ 287 292 285 -0.36 Cơ cấu % 100 100 100 Số lƣợng thẻ tín dụng khách hàng cá nhân % 65 70 73 Số lƣợng thẻ tín dụng khách hàng DN, tổ chức khác % 35 30 27

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của NH

4.2.3. Thực trạng dƣ nợ thẻ tín dụng

- Tăng trưởng dư nợ thẻ tín dụng:

Dƣ nợ thẻ tín dụng tại Chi nhánh tuy đang tăng dần qua các năm nhƣng còn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng dƣ nợ. Năm 2016, dƣ nợ thẻ tín dụng chỉ đạt 42 tỷ đồng, chiếm 3,5% tổng dƣ nợ. Đến năm 2017, tổng dƣ nợ tín dụng ở mức 91,8 tỷ, chiếm 6,8% tổng dƣ nợ. Năm 2018, quy mô dƣ nợ thẻ tín dụng

tăng hơn 59 tỷ so với năm 2017, tƣơng ứng mức tăng 64,7% so với năm 2016, tỷ trọng dƣ nợ thẻ tín dụng đạt 8,3 % tổng dƣ nợ cho vay, đạt mức 151,23 tỷ đồng. Chứng tỏ năm 2018, Chi nhánh đã chú trọng hơn đến việc mở rộng quy mô đối với mảng này. Chi nhánh cần duy trì sự tăng trƣởng này ở mức ổn định, vững chắc hơn trong thời gian tới.

Bảng 4.6b: Thực trạng dƣ nợ thẻ tín dụng qua các năm Chỉ tiêu Đvt 2016 2017 2018 Tăng, giảm BQ % Dƣ nợ cho vay Tỷ đồng 1200 1350 1822 23,22 Dƣ nợ thẻ tín dụng Tỷ đồng 42 91,80 151,23 89,75 Tỷ lệ dƣ nợ thẻ tín dụng/tổng dƣ nợ % 3,5 6,8 8,3

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của NH - Cơ cấu dư nợ thẻ tín dụng theo đối tượng khách hàng:

Mặc dù số thẻ tín dụng của khách hàng Doanh nghiệp ít hơn so với khách hàng cá nhân nhƣng dƣ nợ thẻ tín dụng của đối tƣợng khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp chiểm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu dƣ nợ thẻ tín dụng tại Chi nhánh. Dƣ nợ thẻ tín dụng khách hàng doanh nghiệp năm 2016 đạt 19,32 tỷ đồng, chiếm 46% tổng dƣ nợ thẻ tín dụng; đến năm 2018 chiếm 52,77% (tƣơng ứng 79,8 tỷ đồng).

Đối với dƣ nợ thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân năm 2016, đạt mức 22,68 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 54% tổng dƣ nợ thẻ tín dụng. Năm 2017, dƣ nợ thẻ tín dụng khách hàng cá nhân đạt mức 47,25 tỷ đồng, tƣơng ứng 51,47% tổng dƣ nợ thẻ tín dụng. Năm 2018, tỷ lệ này lên đến 47,23%.

Bảng 4.7: Cơ cấu dƣ nợ thẻ tín dụng theo đối tƣợng khách hàng

Chỉ tiêu Đvt 2016 2017 2018 Tăng, giảm BQ % 1 Dƣ nợ thẻ tín dụng theo đối tƣợng khách hàng tỷ đồng 42 91.8 151.23 89.75 Dƣ nợ thẻ tín dụng khách hàng cá nhân tỷ đồng 22.68 47.25 71.42 77.46 Dƣ nợ thẻ tín dụng khách hàng tổ chức, DN tỷ đồng 19.32 44.55 79.80 103.24 2 Cơ cấu dƣ nợ thẻ tín dụng % 100 100 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh tp hồ chí minh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)