Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu áp dụng thành công cách tiếp cận “đường biên hiệu quả” (frontier approaches) để đánh giá hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Bắt đầu từ năm 1985 bởi Sherman và Gold (1985) khi nghiên cứu hiệu quả tổng thể của 14 chi nhánh của ngân hàng tiết kiệm Hoa Kỳ, kết quả chỉ ra rằng 6 chi nhánh hoạt động hiệu quả hơn so với các chi nhánh còn lại. Nathan và Neave
(1992) áp dụng phương pháp biên ngẫu nhiên để phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Canada giai đoạn 1983-1987, kết quả cho thấy các ngân hàng lớn về tính kinh tế quy mô không có lợi thế chi phí hơn hẳn các ngân hàng nhỏ. Berger và các cộng sự (1987) áp dụng phương pháp tham số để xem xét tính kinh tế theo quy mô của 413 chi nhánh ngân hàng nhà nước và 241 NHTM năm 1983 ở Mỹ. Miller và Noulas (1996) áp dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) để ước tính hiệu quả hoạt động của 201 ngân hàng lớn ở Mỹ, kết quả cho thấy đa số các ngân hàng có quy mô quá lớn và đang rơi vào vùng hiệu quả giảm dần theo quy mô. Fukuyama (1993) cũng áp dụng phương pháp phân tích DEA đo lường hiệu quả của 143 NHTM ở Nhật Bản vào năm 1991 và kết luận nguyên nhân chính của phi hiệu quả kỹ thuật là do phi hiệu quả thuần chứ không phải phi hiệu quả quy mô gây ra. Adnan (2002) tập trung nghiên cứu vào hiệu quả chi phí, tính kinh tế nhờ quy mô và tiến bộ công nghệ của hệ thống ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo thống kê đến hết năm 2009 của Abdel (2010), có khoảng 204 nghiên cứu tại 63 quốc gia trên thế giới nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật trong ngành ngân hàng. Trong số 204 nghiên cứu, 120 bài sử dụng cách tiếp cận phi tham số và 84 bài sử dụng cách tiếp cận tham số. Trong mỗi cách tiếp cận đều có một phương pháp nổi bật, cụ thể là DEA và SFA.
Về sau là một số nghiên cứu điển hình như nghiên cứu của Chen và các cộng sự (2010) sử dụng 4 mô hình DEA khác nhau nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của 37 ngân hàng Đài Loan trong thời gian từ năm 2004-2006. Luo và Yao (2011) sử dụng mô hình DEA để ước lượng hiệu quả của các NHTM Trung Quốc và nhận thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất trong mẫu nghiên cứu có điểm số là 1. Avkivan (2011) kết hợp mô hình DEA với các chỉ số tài chính đề nghiên cứu về các NHTM Trung Quốc. Hsiao và các cộng sự (2011) đề xuất mô hình DEA cải tiến để nghiên cứu về hoạt động của 24 NHTM đang gặp vấn đề về nợ và đầu tư với thông tin không đầy đủ.
Tại Việt Nam, nghiên cứu định lượng về đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM ở trong nước ngày càng được các tác giả quan tâm nhiều hơn. Điển hình
như nghiên cứu của Bùi Duy Phú (2002) đã đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM qua hàm sản xuất và hàm chi phí, tuy nhiên nghiên cứu chỉ đơn thuần dừng lại ở việc xác định hàm chi phí và ước lượng trực tiếp hàm chi phí này để tìm các tham số của mô hình. Do vậy, không thể tách được phần phi hiệu quả trong quá trình hoạt động và phạm vi nghiên cứu chỉ phân tích Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn. Nguyễn Thị Việt Anh (2004) đã ước lượng các nhân tố phi hiệu quả bằng việc áp dụng phương pháp hàm biên ngẫu nhiên và ước lượng hiệu quả kỹ thuật dưới dạng hàm chi phí Cobb-Douglas. Hạn chế chính của nghiên cứu là chỉ định dạng hàm và mẫu nghiên cứu chỉ tập trung phân tích là Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn. Nghiên cứu của Ngô Đăng Thành (2010) đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của một số NHTM cổ phần ở Việt Nam năm 2008. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) đã đánh giá hiệu quả về mặt kỹ thuật của 22 mẫu nghiên cứu và đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực này. Sau đây là bảng 2.1 tổng quan tóm tắt các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động trong và ngoài nước thời gian qua.
Bảng 2.1: Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động Nghiên
cứu Phương pháp và phạm vi
Biến đầu vào
(input) Biến đầu ra (output)
Eken và Kale (2010)
DEA với giả định VRS theo 2 cách tiếp cận sản xuất và lợi nhuận, đánh giá hiệu quả 128 chi nhánh ngân hàng tại Istanbul và Thrace của Thổ Nhĩ Kỳ. + Chi phí nhân viên; + Chi phí hoạt động rủi ro tín dụng.
+ Output 1: tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn; vay thương mại, vay khách hàng; thu nhập ngoài lãi;
+ Output 2: thu nhập lãi thuần, thu nhập ngoài lãi, Chen và
Pan (2012)
DEA kết hợp với chỉ số EPS đánh giá hiệu quả hoạt động 34 NHTM Đài Loan giai đoạn 2005 –2008.
ROA, ROE, lợi nhuận trên vốn cấp 1, thu nhập trung bình, EPS. Tổng dư nợ/Tổng tài sản, tiền gửi dự trữ/tổng vốn huy động, tỷ lệ nợ quá hạn. Nathan và Neave (1992)
Phương pháp biên ngẫu nhiên phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Canada giai đoạn 1983-1987.
3 đầu vào: lao động, vốn và các quỹ.
4 đầu ra (cho vay thương mại và công nghiệp, các loại cho vay khác, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn).
Berger và các cộng sự
Phương pháp tham số phân tích tính hiệu quả kinh tế theo quy mô.
2 đầu vào: vốn và lao động.
5 đầu ra: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn,
(1987) cho vay bất động sản, cho vay thương mại, cho vay trả góp.
Miller và Noulas (1996)
Phương pháp phân tích bao số liệu (DEA) ước tính hiệu quả hoạt động của 201 ngân hàng lớn ở Mỹ.
4 đầu vào: Tổng tiền gửi thanh toán, tổng tiền gửi có kỳ hạn, tổng chi lãi và tổng chi phí lãi.
Cho vay công nghiệp và cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản, đâu tư chứng khoán, thu lãi, thu phi lãi.
Fukuya ma (1993)
Phương pháp phân tích bao số liệu (DEA) đo lường hiệu quả của 143 NHTM ở Nhật Bản vào năm 1991.
3 đầu vào: lao động, tư bản, vốn huy động từ khách hàng.
Thu lãi từ vốn vay; và các khoản thu từ các hoạt động ngân hàng khác. Ji-Li Hu
và các cộng sự (2006)
Phương pháp phi tham số nghiên cứu hiệu quả hoạt động và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động 12 ngân hàng Trung Quốc từ năm 1996-2003.
Tiền gửi, số nhân viên và tài
sản cố định ròng Đầu tư và cho vay
Paradi và các cộng sự (2004)
DEA chuẩn kết hợp DEA trường hợp xấu nhất phân tích hiệu quả hoạt động với số liệu năm trước khi phá sản của các công ty nộp đơn phá sản trong năm 1996 và năm 1997 ở Canada
+ DEA: TA, IN; + DEA trường hợp xấu nhất: WC, CF;
+ DEA: RE, WC, EB, CF
+ DEA trường hợp xấu nhất: IN, SE
Liu và cộng sự (2007)
DEA với đường biên hiệu quả và phi hiệu quả kết hợp chỉ số TOPSIS đánh giá 15 công ty top 500 toàn cầu từ Zhu (2003)
Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, số nhân viên
Tổng doanh thu, lợi nhuận
Nguyễn Việt Hùng (2008)
DEA, SFA và hồi quy Tobit đánh giá hiệu quả 32 NHTM Việt Nam giai đoạn 2001-2005
Chi phí nhân viên; tư bản; tổng huy động
Tổng dư nợ; thu lãi; thu ngoài lãi
Ngô Đăng Thành (2010)
DEA với giả định VRS phân tích hiệu quả hoạt động 22 NHTM của Việt Nam năm 2008
Tiền lương; IN; chi phí khác
TA; thu lãi và các khoản tương tự; thu nhập khác Dương
Thanh Thủy (2013)
DEA thông thường với số liệu của lần lượt 5, 7, 9 NHTM trong 3 năm 2009-2011
Tỷ lệ nợ; ROA; ROE; EQ/TA; TL/TA
Xếp hạng tín dụng (từ Bankscope & Moody) Nguyễn
Minh Sáng (2015)
DEA, SFA, hồi quy Tobit, hồi quy véc tơ (VAR) phân tích hiệu quả sử dụng nguồn lực các NHTM và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1992-2013
Chi phí nhân viên, tài sản cố định ròng, tiền gửi khách hàng
Thu nhập từ lãi, thu ngoài lãi
Các nghiên cứu trên sử dụng phân pháp phân tích tham số và phi tham số trong đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng với đa dạng các biến đầu vào và đầu ra được lựa chọn tùy vào quan điểm và mục đích nghiên cứu của các tác giả.
2.5.2. Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động và nhân tố tác động hiệu quả hoạt động
Nhìn chung, các nghiên cứu nêu trên hoặc là áp dụng phương pháp tham số hoặc phương pháp phi tham số để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, nhưng cũng chủ yếu tập trung vào đánh giá hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí, hiệu quả phân bổ, tính kinh tế nhờ quy mô và tiến bộ công nghệ của các ngân hàng. Các nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả này thì còn chưa nhiều, gần đây mới có một số nghiên cứu về vấn đề này như Donsyah (2004) áp dụng phương pháp DEA và sử dụng mô hình hồi quy OLS để xem xét các biến môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của 18 NHTM Islamic. Xiaoqing và Shelagh (2005) sử dụng cách tiếp cận phi tham số với mô hình hồi quy hai bước để xem xét ảnh hưởng của loại hình sở hữu và hoạt động cải cách hệ thống ngân hàng đến hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng Trung Quốc giai đoạn 1985-2002. Kết quả cho thấy các ngân hàng của Trung Quốc đang hoạt động ở dưới đường biên với hiệu quả đạt được khoảng 50-60%, các NHTM cổ phần có hiệu quả lớn hơn các NHTM nhà nước và hiệu quả kỹ thuật của khu vực ngân hàng cao hơn ở giai đoạn đầu của thời kỳ cải cách. Ji-Li Hu và các cộng sự (2006) áp dụng phương pháp phi tham số để nghiên cứu hiệu quả hoạt động và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 12 ngân hàng Trung Quốc từ năm 1996-2003. Các tác giả cũng đã sử dụng mô hình hồi quy Tobit để xem xét ảnh hưởng của các biến: loại hình sở hữu, quy mô, các biến giả phản ánh những ảnh hưởng của quá trình tham gia WTO, tác động của khủng hoảng tài chính châu Á đến hiệu quả hoạt động của 12 ngân hàng.
Các nghiên cứu trong nước về hiệu quả hoạt động và các yếu tố tác động có thể kể đến gồm nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) sử dụng cách tiếp cận tham số (SFA) và phi tham số (DEA) để đo lường hiệu quả và đánh giá các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam thông qua kết quả ước lượng mô hình Tobit đối với dữ liệu của 32 ngân hàng thời kỳ từ 2001- 2005. Nguyễn Minh Sáng (2015) sử dụng phương pháp DEA, SFA, mô hình hồi quy Tobit và hồi quy véc tơ (VAR) để phân tích hiệu quả sử dụng nguồn lực, nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực và mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam với dữ liệu của 48 NHTM trong giai đoạn 1992 - 2013.
Dưới đây là bảng 2.2 tổng quan tóm tắt các nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động NHTM với sự kết hợp phân tích hiệu quả bằng phương pháp DEA hoặc SFA và phân tích nhân tố tác động hiệu quả hoạt động.
Bảng 2.2: Tổng quan các nghiên cứu về yếu tố tác động hiệu quả hoạt động Nghiên
cứu Nội dung
Biến phụ
thuộc Biến độc lập
Kwan (2006)
Phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Hồng Kông giai đoạn 1992 – 1999 thông qua mô hình fixed effect cho dữ liệu bảng.
Hiệu quả chi phí (CE) theo DEA
(i) quy mô ngân hàng, (ii) tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, (iii) tỷ lệ cho vay thương mại trên tổng tài sản, (iv) tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, (v) quy mô hoạt động ngoại bảng trên tổng tài sản, (vi) tốc độ tăng trưởng dư nợ.
Sufian (2009)
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Malaysia giai đoạn 1995 – 1999 xung quanh cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997 bằng phương pháp DEA và hồi quy Tobit.
Hiệu quả kỹ thuật (TE) theo DEA
(i) quy mô ngân hàng được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng tiền gửi, (ii) tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản, (iii) tỷ lệ dự phòng nợ xấu trên tổng tài sản, (iv) tổng thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản, (v) tổng chi phí ngoài lãi trên tổng tài sản, (vi) tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản.
Lee và Kim (2013)
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Hàn Quốc giai đoạn 2003 – 2010 dựa trên cách tiếp cận chỉ số Malmquist.
ROA, ROE và Malmqui st
(i) quy mô tổng tài sản, (ii) tỷ lệ tiền gửi trên tổng dư nợ và (iii) các biến giả để đánh giá tác động của hình thức sở hữu, sự kiện hợp nhất sáp nhập đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM Hàn Quốc.
Ayadi (2013)
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Tunisian giai đoạn 1996 –
Hiệu quả chi phí (CE) theo DEA
(i) chỉ số tập trung của thị trường (HHI), (ii) tỷ lệ tiền gửi của từng ngân hàng so với hệ thống, (iii) tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản, (iv) tỷ lệ vốn
2010, sử dụng phương pháp hồi quy với dữ liệu bảng thông qua mô hình fixed effects và random effects.
chủ sở hữu trên tổng tài sản, (v) quy mô của các ngân hàng đo lường bằng logarit thập phân của tổng tài sản và (vi) biến giả về hình thức chủ sở hữu các NHTM.
Alrafadi và cộng sự (2014)
Đo lường hiệu quả hoạt động cũng như các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng tại Libya trong giai đoạn 2004 – 2010 thông qua bộ dữ liệu của 17 NHTM Libya bằng phương pháp DEA và hồi quy Tobit.
Hiệu quả kỹ thuật (TE) theo DEA
(i) ROA, (ii) vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, (iii) quy mô ngân hàng là logarit tự nhiên của tổng tài sản, (iv) thị phần tiền gửi được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng tiền gửi, (v) khả năng thanh khoản chính là tỷ lệ tổng giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và (vi) biến phụ thuộc phản ánh hình thức sở hữu của các NHTM. Nguyễn Việt Hùng (2008) Sử dụng cách tiếp cận tham số (SFA) và phi tham số (DEA) để đo lường hiệu quả và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam thông qua kết quả ước lượng mô hình Tobit đối với dữ liệu của 32 ngân hàng thời kỳ từ 2001-2005. Hiệu quả kỹ thuật (TE) theo DEA và SFA
(i) quy mô ngân hàng là logarit tự nhiên của tổng tài sản, (ii) biến giả về loại hình ngân hàng, (iii) tổng chi phí trên tổng doanh thu, (iv) tỷ lệ tiền gửi trên cho vay, (v) vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, (vi) thị phần được xác định bằng tổng TS của từng NH/tổng TS của tất cả NH, (vii) vốn cho vay trên tổng TS, (viii) nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay, (ix) tỷ lệ tư bản hiện vật trên tổng TS, (x) tỷ lệ vốn trên lao động, (xi) thu về lãi/thu về hoạt động, và (xii) các biến thời gian. Nguyễn Minh Sáng (2015) Sử dụng phương pháp DEA, SFA, hồi quy Tobit và hồi quy véc tơ (VAR) phân tích hiệu quả sử dụng nguồn lực các NHTM và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1992-2013.
Hiệu quả chi phí (CE), hiệu quả kỹ thuật (TE) theo DEA, SFA
(i) tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản, (ii) tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, (iii) tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản, (iv) tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu trên tổng dư nợ, (v) ROE, (vi) quy mô ngân hàng là logarit tự nhiên của tổng tài sản, (vii) tỷ lệ dư nợ tín dụng so với tiền gửi khách hàng.
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
Các nghiên cứu sử dụng biến phụ thuộc là kết quả từ phân tích hiệu quả hoạt động (CE hoặc TE) và biến độc lập là các chỉ số tài chính phản ánh các yếu tố về