Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Tobit đánh giá các nhân tố tác động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 69 - 72)

đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại

Kết quả phân tích hồi quy Tobit với biến phụ thuộc là hiệu quả kỹ thuật (TE) đại diện cho hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam được trình bày trong bảng 4.9.

Dựa vào bảng 4.9, ta thấy trong 7 biến đưa vào mô hình hồi quy có 6 biến tác động đến TE gồm LTA, YEA, EFA, ETA và DTA được chấp nhận với mức ý nghĩa 1%, biến SIZE được chấp nhận ở mức ý nghĩa 5%, còn biến RTL bị bác bỏ. Cụ thể:

Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi quy Tobit Số quan sát = 223.0000 LR chi2(7) = 106.6300 Log likelihood = 31.3157 TE Hệ số Độ lệch chuẩn t P>t LTA 0.2868 0.0878 3.27 0.001 YEA 3.5923 0.3841 9.35 0.000 EFA 0.0387 0.0131 2.96 0.003 RTL -0.7829 1.8996 -0.41 0.681 SIZE 0.0275 0.0131 2.1 0.037 ETA -0.8100 0.2255 -3.59 0.000 DTA -0.3189 0.0992 -3.22 0.002 _cons 0.1304 0.2483 0.53 0.600 /sigma 0.1391 0.0084

Số quan sát: 0 quan sát bị kiểm duyệt trái 156 quan sát không bị kiểm duyệt

67 quan sát bị kiểm duyệt phải tại TE>=1

Nguồn: kết quả ước lượng của tác giả từ mô hình hồi quy Tobit

Hệ số ước lượng của biến SIZE có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Hệ số ước lượng dương có nghĩa khi tổng tài sản của các ngân hàng tăng thì hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam cũng tăng theo trong giai đoạn nghiên cứu 2008 – 2015. Tuy nhiên, mặc dù có tương quan thuận chiều giữa SIZE và hiệu quả hoạt động, nhưng hệ số ảnh hưởng này rất nhỏ. Trong nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) cũng cho kết quả tương tự. Như vậy, các ngân hàng cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định tăng vốn để mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, hiện tại các Ngân hàng của Việt Nam so với những ngân hàng trong khu vực và thế giới thì còn rất non trẻ và quy mô tài sản nhỏ, nhưng tiềm năng khai thác, và phát triển các dịch vụ trên thị trường Việt Nam cho các ngân hàng vẫn còn nhiều. Các dịch vụ mà các NHTM Việt Nam đang cung cấp hiện nay, dù đã được đa dạng hóa nhưng vẫn đơn điệu, chủ yếu là các sản phẩm truyền thống. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa phát triển hoặc đã phát triển nhưng không đồng bộ. Rất nhiều dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, nên việc các ngân hàng nên đầu tư phát

triển theo chiều sâu, nâng cao chất lượng dịch vụ và cung cấp các loại hình dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại để tăng hiệu quả hoạt động là điều cần thiết.

Hệ số ETA có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% với hệ số ước lượng âm, ngược chiều tác động với TE. Rõ ràng trong trường hợp này, tăng vốn chưa hẳn là giải pháp hay để làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng mà chủ yếu làm tăng thanh khoản của ngân hàng. Do vậy, các ngân hàng nên phát triển theo chiều sâu, đầu tư công nghệ, cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, góp phần tăng hiệu quả hoạt động hơn là mở rộng quy mô hoạt động hệ thống ngân hàng. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước. Do vậy, việc tăng vốn không phải là phương thức hữu hiệu để làm tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Minh chứng rõ nhất cho vấn đề này là khi ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng tăng vốn một cách nhanh chóng lên 3.000 tỷ đồng vào năm 2011. Việc này khiến các ngân hàng phải đối mặt với áp lực tăng giá trị và lợi nhuận cho nguồn vốn của các cổ đông dẫn đến tình trạng các ngân hàng chưa thể sử dụng nguồn vốn một cách cẩn trọng, mà vô tình đã thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nóng và sau đó là nợ xấu tăng, thanh khoản kém trong giai đoạn này. Kết quả là gây ra tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng khi tăng vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2008 – 2015.

Hệ số ước lượng của biến LTA có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng, cho thấy hoạt động cho vay góp phần vào hiệu quả hoạt động (cụ thể là tăng thu nhập từ lãi). Một số nghiên cứu trước cũng cho kết quả tương quan dương giữa 2 biến này. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng cần phải cân nhắc khi quyết định cho vay bởi nó còn liên quan đến rủi ro tín dụng. Thực tế cho thấy hoạt động tín dụng chính là hoạt động kinh doanh chính của các NHTM Việt Nam khi tỷ lệ LTA trung bình lớn nhất lên tới 85.2%. Chính vì các NHTM tập trung quá lớn vào hoạt động tín dụng nên cũng làm tăng rủi ro cho toàn hệ thống khi nền kinh tế bị suy thoái, đồng thời cho thấy sự phát triển chưa bền vững của các NHTM Việt Nam.

Biến YEA tác động cùng chiều với TE với hệ số ước lượng cao nhất đã củng cố cho nhận định trên khi nó cho thấy sự đóng góp của thu nhập từ lãi (chủ yếu là từ hoạt động cho vay) chính là yếu tố mang lại hiệu quả nhiều nhất cho các ngân hàng.

Song, bên cạnh việc đem đến thu nhập cho ngân hàng thì những rủi ro mà hoạt động tín dụng mang lại cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển của các ngân hàng. Do vậy, nếu các NHTM Việt Nam kiểm soát được chất lượng các khoản tín dụng thì việc mở rộng quy mô hoạt động tín dụng sẽ làm gia tăng nguồn doanh thu đầu ra tương ứng từ đó làm gia tăng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Biến thu nhập ngoài lãi (EFA) với hệ số ước lượng dương cho thấy các hoạt động kinh doanh khác ngoài tín dụng mà chủ yếu là hoạt động dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ đã đóng góp vào hiệu quả hoạt động các ngân hàng khá tốt. Tuy với mức độ chưa cao thể hiện ở hệ số ước lượng thấp, nhưng đây cũng là dấu hiệu cho thấy các ngân hàng cần tăng cường hơn nữa trong việc đầu tư công nghệ và phát triển các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho ngành ngân hàng Việt Nam. Kết quả từ phân tích chỉ số Malmquist cũng cho nhận định tương tự khi các ngân hàng cần đầu tư nâng cao công nghệ để tăng hiệu quả hoạt động.

Biến DTA – tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản có quan hệ ngược chiều với hiệu quả kỹ thuật của các NHTM Việt Nam. Kết quả ước lượng phản ánh trong giai đoạn nghiên cứu các NHTM Việt Nam chịu áp lực của việc huy động vốn tiền gửi khách hàng với chi phí cao dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM Việt Nam khi các nguồn thu nhập từ đầu ra không tương ứng với quy mô nguồn lực đầu vào. Kết quả này đã phản ánh đúng tình trạng thực tế của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn này khi các ngân hàng khát vốn và cạnh tranh khốc liệt trên thị trường tiền gửi, đỉnh điểm là vào năm 2011 lãi suất huy động đã tăng lên hơn 18.5% thậm chí 20% (lãi suất thỏa thuận ngầm giữa ngân hàng và khách hàng). Sau đó, nhờ vào việc áp dụng quy định nghiêm khắc về trần lãi suất huy động của NHNN, lãi suất huy động tiền gửi đã điều chỉnh giảm dần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 69 - 72)