Đánh giá các NHTM sau giai đoạn tái cơ cấu 2011-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61 - 65)

Trước tình hình hệ thống ngân hàng sau năm 2011 bộc lộ sự kém hiệu quả hoạt động, đối mặt với rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản cao gây đe dọa đến sự ổn định và phát triển của toàn hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế. Chính phủ đã ban hành Đề án tái cơ cấu kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 với mục tiêu lành mạnh hóa tình trạng tài chính, củng cố năng lực hoạt động, cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng. Theo đó, các ngân hàng yếu kém đã buộc phải sáp nhập hoặc tự tái cơ cấu. Bảng 4.5 và 4.6 thống

kê tình hình tái cơ cấu và đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tái cơ cấu giai đoạn 2011 – 2015.

Bảng 4.5: Tình hình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011 - 2015 Thời gian NH sáp nhập Phương án tái cơ cấu/sáp nhập

15/12/2011 SCB, Đệ Nhất,

Tín Nghĩa Hợp nhất thành Ngân hàng SCB 28/08/2012 HabuBank Sáp nhập với SHB

23/05/2013 TrustBank Tự tái cơ cấu với sự hỗ trợ của tập đoàn Thiên Thanh, đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng VNCB

04/10/2013 WesternBank + PVFC => PVComBank 23/11/2013 DaiABank sáp nhập vào HDBank

22/01/2014 NaviBank Tự tái cơ cấu, đổi tên thành NHTMCP Quốc dân (NCB) 25/05/2015 MHB sáp nhập vào BIDV

12/08/2015 MDB sáp nhập vào MSB 01/10/2015 Southernbank sáp nhập vào Sacombank 07/07/2015 GP.Bank

NHNN đã tiến hành mua lại 3 NHTMCP yếu kém (VNCB, OceanBank và GP.Bank) với giá 0 đồng. 06/05/2015 OceanBank

05/03/2015 VNCB

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Bảng 4.6: Hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả kỹ thuận thuần (PE) và hiệu quả quy mô (SE) các ngân hàng tái cơ cấu/sáp nhập

NHTM 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 BIDV TE 1.000 1.000 0.928 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 PE 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 SE 1.000 1.000 0.928 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 - - drs - - - - - HDB TE 1.000 0.895 0.911 0.999 0.745 0.669 0.708 0.883 PE 1.000 0.960 1.000 1.000 0.889 0.725 0.742 0.907 SE 1.000 0.932 0.911 0.999 0.839 0.922 0.953 0.973

- irs irs irs irs irs irs irs

MSB TE 0.982 1.000 1.000 1.000 0.851 0.971 1.000 1.000 PE 1.000 1.000 1.000 1.000 0.889 1.000 1.000 1.000 SE 0.982 1.000 1.000 1.000 0.958 0.971 1.000 1.000 irs - - - irs drs - - NCB TE 0.759 1.000 0.858 0.782 1.000 0.742 0.724 0.694 PE 1.000 1.000 1.000 0.842 1.000 1.000 1.000 1.000

SE 0.759 1.000 0.858 0.929 1.000 0.742 0.724 0.694

irs - irs irs - irs irs irs

SCB TE 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 PE 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 SE 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 - - - - SHB TE 1.000 0.695 0.809 0.869 0.715 0.768 0.758 0.751 PE 1.000 0.762 0.845 0.870 0.746 0.769 0.781 0.778 SE 1.000 0.912 0.957 0.999 0.959 0.999 0.971 0.966

- irs irs irs irs irs irs irs

STB

TE 1.000 1.000 0.996 1.000 0.843 0.915 0.791 0.643 PE 1.000 1.000 1.000 1.000 0.854 0.961 0.836 0.644 SE 1.000 1.000 0.996 1.000 0.987 0.952 0.947 0.999

- - drs - drs drs drs -

Trong đó: các ô được tô màu và số in đậm biểu hiện năm nhận sáp nhập/tái cơ cấu, các ô được tô màu và số in nghiêng biểu hiện giai đoạn sau sáp nhập/tái cơ cấu.

Nguồn: kết quả chạy DEA

BIDV là ngân hàng luôn đạt mức hiệu quả 100% so với 27 ngân hàng còn lại trong mẫu nghiên cứu, trừ năm 2010 là do phi hiệu quả quy mô gây ra, với quy mô lớn và ở vị trí hiệu quả giảm dần theo quy mô. Cuối tháng 5/2015, BIDV sáp nhập với MHB và vẫn duy trì hiệu quả hoạt động tốt đến hết năm.

HDBank (HDB) có hiệu quả TE giảm dần và đạt mức thấp nhất vào năm 2013 với TE = 66.9% là do ảnh hưởng của kết quả nhận sáp nhập DaiABank vào cuối năm. Sau 2 năm sáp nhập 2014 và 2015, TE của HDB đã dần tăng lên và đạt mức 88.3% vào năm 2015 cho thấy sự hiệu quả sau sáp nhập của HDB, trong đó cả TE và PE đều đóng góp tích cực vào sự thay đổi của TE. Tuy nhiên, yếu tố gây phi hiệu quả từ năm 2013 – 2015 chủ yếu là phi hiệu quả kỹ thuật thuần (PE thấp hơn SE) hay khả năng quản lý của HDB còn thấp và cần cải thiện trong thời gian tới nếu HDB muốn gia tăng hiệu quả. Nhưng nhìn chung, HDB vẫn đang nằm trên đường biên hiệu quả tăng theo quy mô, có nghĩa là HDB vẫn có cơ hội gia tăng hiệu quả hoạt động bằng việc gia tăng quy mô hoạt động từ hoạt động tín dụng (trong điều kiện chất lượng tín dụng được kiểm soát) và cả hoạt động dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại góp phần tăng khả năng cạnh tranh và phát triển an toàn.

MSB cũng là một trong các ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt với TE =1 trong 5 năm, và đến năm 2015 khi nhận sáp nhập MDB thì MSB vẫn duy trì được mức hiệu quả TE=1.

Ngược lại với diễn biến khả quan của HDB thì NCB là ngân hàng tự tái cơ cấu và đổi tên từ Navibank có kết quả TE giảm dần và đạt mức thấp nhất vào năm 2015 với TE = 69.4%. Điểm đáng chú ý là NCB là ngân hàng có khả năng quản trị rất tốt với PE luôn đạt mức 1.0 trong 7 năm (trừ năm 2011), và nguyên nhân gây phi hiệu quả hoạt động hoàn toàn là do phi hiệu quả quy mô với SE giảm dần và đạt mức thấp nhất 69.4% vào năm 2015. Hai năm sau khi tự tái cơ cấu NCB vẫn chưa cải thiện được hiệu quả hay thậm chí là suy giảm nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng giống như HDB, NCB đang ở vị trí hiệu quả tăng dần theo quy mô nên việc tăng trưởng mở rộng quy mô hoạt động trên cơ sở kiểm soát chặt chẽ rủi ro thì NCB vẫn có thể cải thiện hiệu quả một cách an toàn và bền vững.

Cũng tương tự như BIDV, SCB cũng là một trong các ngân hàng hoạt động hiệu quả với TE =1 và duy trì suốt thời gian cả trước và sau sáp nhập, là ngân hàng tận dụng tốt khả năng quản trị lẫn hiệu quả từ quy mô hoạt động. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng (2015).

Trước giai đoạn sáp nhập, SHB có mức hiệu quả khá tốt và đang tăng dần, nhưng đột ngột giảm mạnh xuống mức thấp nhất 0.715 vào năm 2012, là do SHB phải nhận sáp nhập Habubank, ảnh hưởng đến kết quả tài chính trong năm 2012. Sau giai đoạn sáp nhập hiệu quả hoạt động của SHB có cải thiện nhưng không đáng kể. Nguyên nhân gây phi hiệu quả trong suốt thời gian 8 năm này là do yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật thuần hay khả năng quản trị suy giảm đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Do vậy, để tăng hiệu quả SHB cần tăng cường khả năng quản trị các nguồn lực đầu vào cũng như tăng khả năng kiểm soát các rủi ro tốt hơn. Bên cạnh đó, tương tự như HDB và NCB, dấu hiệu (irs) của SHB cho thấy SHB vẫn có thể tận dụng hiệu quả tăng dần theo quy mô để tăng hiệu quả hoạt động.

Trước khi nhận sáp nhập, STB là ngân hàng có TE khá tốt (trên 79%), đến năm 2015 STB có TE thấp nhất với 64.3% do nhận sáp nhập Southernbank. Mặc dù

STB tận dụng được yếu tố hiệu quả quy mô (SE), nhưng chính khả năng quản trị kém là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm trong hiệu quả hoạt động từ sau năm 2013. Tuy nhiên, kết quả cho thấy STB cần thận trọng hơn trong việc tăng cường quy mô hoạt động vì STB đang nằm trên đường hiệu quả giảm dần theo quy mô. Do vậy, chỉ khi nào STB có thể cải thiện được khả năng quản trị thì mới đem lại hiệu quả hoạt động tốt nhất.

Tóm lại, qua những đánh giá trên về hiệu quả hoạt động của các NHTM trước và sau khi tái cơ cấu, có thể kết luận:

 Phần lớn các ngân hàng nhận sáp nhập đều có hiệu quả hoạt động khá tốt trước khi sáp nhập.

 Hiệu quả kỹ thuật TE suy giảm mạnh vào năm nhận sáp nhập.

 Đối với 4 ngân hàng HDB, NCB, SCB và SHB: ngoại trừ SCB có hiệu quả không đổi (TE=1), thì HDB và SHB có hiệu quả tăng dần sau giai đoạn sáp nhập (đặc biệt là HDB), còn NCB với hoạt động tự tái cơ cấu chưa thật sự mang lại hiệu quả thậm chí suy giảm, cho thấy NCB cần phải xem xét kỹ lưỡng hơn về hoạt động của mình. Tuy nhiên, cả ba ngân hàng HDB, SHB và NCB nếu biết tận dụng lợi thế tăng theo quy mô với việc phát triển đầu tư hoạt động dịch vụ và hoạt động tín dụng trong điều kiện khả năng quản trị rủi ro được tăng cường và kiểm soát chặt chẽ sẽ mang lại giá trị gia tăng trong hiệu quả hoạt động thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61 - 65)