Áp dụng mô hình hồi quy Tobit để phân tích các nhân tố tác động đến hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 48)

hiệu quả hoạt động

Để tiến hành phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy Tobit với biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam là hiệu quả kỹ thuật (TE) được ước lượng từ mô hình phân tích bao dữ liệu (DEA) được tính toán ở bước 1.

Do đặc điểm của các biến phụ thuộc là các biến bị chặn, nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 nên nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Tobit (hay mô hình hồi quy kiểm duyệt – censored regression model).

Mô hình Tobit được sử dụng lần đầu tiên trong lý thuyết kinh tế lượng để phân tích bởi nhà kinh tế học James Tobin năm 1958. Nó còn có tên gọi khác là mô hình hồi quy chuẩn được kiểm duyệt (censored regression model) hoặc mô hình hồi quy có biến phụ thuộc bị chặn (limited dependent variable regression model) bởi vì có một sốquan sát của biến phụ thuộc y* bị chặn hay được giới hạn.

Mô hình tobit chuẩn có thể được định nghĩa với một mẫu nghiên cứu gồm i ngân hàng trong năm t như sau:

{ 𝑛

𝑛

Trong đó, là biến phụ thuộc bị chặn hay biến bị cắt cụt và là giá trị của chỉ số hiệu quả kỹ thuật trung bình của ngân hàng i tại năm t được tính toán bằng phương pháp DEA (nhận giá trị từ 0 đến 1). là hệ số của phương trình hồi quy Tobit cần tính, là các biến số độc lập, uit là sai số với ui ~ N(0,u2).

Qua quá trình lược khảo các công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng trong Chương 2, luận văn tập trung phân tích tác động của nhóm các nhân tố bên trong bằng việc sử dụng 7 biến độc lập để phân tích trong mô hình hồi quy Tobit. Mô tả chi tiết các biến trong mô hình hồi quy Tobit được trình bày trong bảng 3.2.

Mô hình trên là mô hình tobit chuẩn hóa cho dữ liệu chéo (cross-sectional) tuy nhiên để phù hợp với dữ liệu bảng trong nghiên cứu và biến phụ thuộc là hiệu quả kỹ thuật, mô hình được triển khai thành:

Trong đó, TE là biến hiệu quả kỹ thuật được tính toán bằng phương pháp DEA, và nhóm các biến độc lập bao gồm: (i) Tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (LTA) đo lường quy mô hoạt động tín dụng của các NHTM, nghiên cứu kỳ vọng rằng khi quy mô tín dụng càng mở rộng khi chưa có yếu tố tác động đến chất lượng của các khoản tín dụng thì hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng ngày càng được cải thiện. (ii) Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản (DTA) đo lường tỷ trọng huy động tiền gửi khách hàng trong tổng cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nghiên cứu kỳ vọng rằng khi tỷ lệ DTA càng tăng thì các NHTM Việt Nam có nguồn để mở rộng hoạt động kinh doanh từ đó gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực; (iii) Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng được đo lường bằng tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và quy mô tổng tài sản (ETA), đây là nhân tố cho biết cơ cấu và sức mạnh nguồn vốn chủ sở hữu mà ngân hàng đang nắm giữ được kỳ vọng cùng dấu với hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM;

Bảng 3.2: Mô tả và thống kê tóm tắt các biến trong mô hình hồi quy Tobit Biến Ý nghĩa Dữ liệu thu thập

Dấu kỳ vọng Giá trị trung bình Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Số quan sát Biến phụ thuộc

TE Hiệu quả kỹ thuật

theo DEA Kết quả từ DEA 0.851 1.000 0.403 0.139 223

Biến độc lập LTA

Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản thể hiện quy mô hoạt động tín dụng Cho vay khách hàng / Tổng tài sản + 0.515 0.852 0.114 0.140 223 DTA Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản thể hiện quy mô tiền gửi

Tổng tiền gửi khách hàng / Tổng tài sản

ETA

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thể hiện cơ cấu nguồn vốn

Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản + 0.116 0.462 0.043 0.064 223 RTL Tỷ lệ dự phòng nợ xấu trên tổng dư nợ thể hiện chất lượng tài sản của ngân hàng

Dự phòng rủi ro nợ xấu / Cho vay khách hàng

- 0.013 0.037 0.001 0.006 223

YEA Tỷ suất sinh lời trên

tài sản Có sinh lời Thu lãi/ Tài sản sinh lời + 0.013 0.037 0.001 0.006 223

EFA Tỷ suất sinh lời trên tài sản cố định Thu nhập ngoài lãi/ Tài sản cố định + 0.702 4.056 -1.901 0.796 223 SIZE

Logarit tự nhiên của tổng tài sản thể hiện quy mô của ngân hàng

Logarit tự nhiên

của tổng tài sản + 17.864 20.562 14.699 1.201 223

Nguồn: tác giả tự tính từ số liệu thu thập từ báo cáo tài chính của 28 NHTM

(iv) Chất lượng tài sản của ngân hàng được đo lường bằng tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu trên tổng dư nợ (RTL), khi tỷ lệ dự phòng càng cao thì chất lượng tài sản của ngân hàng càng xấu làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM; Tỷ suất sinh lời của ngân hàng được đo lường bằng (v) suất sinh lời trên tài sản Có sinh lời (YEA) và (vi) tỷ suất sinh lời trên tài sản cố định (EFA); (vii) Quy mô của ngân hàng được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản của ngân hàng (SIZE), nghiên cứu kỳ vọng khi quy mô ngân hàng được mở rộng giúp các ngân hàng tận dụng lợi thế nhờ quy mô giúp gia tăng hiệu quả hoạt động.

Mô hình phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM Việt Nam được thực hiện thông qua phân tích hồi quy tobit với sự trợ giúp của phần mềm STATA cho dữ liệu bảng có thời gian nghiên cứu từ năm 2008 -2015 với số lượng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu là 28 NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, nghiên cứu đã trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận và các bước đo lường hiệu quả hoạt động và nhân tố tác động hiệu quả hoạt động của các NHTM. Bước thứ nhất nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả biên với cách tiếp cận phi tham số (DEA) để đánh giá hiệu quả hoạt

động các NHTM. Bước thứ hai, nghiên cứu sử dụng kết quả hiệu quả hoạt động từ phân tích DEA cùng với ứng dụng mô hình phân tích hồi quy Tobit để đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Cuối cùng, qua việc lược khảo các công trình nghiên cứu trong chương 2, luận văn đã đề xuất và mô tả các biến đầu vào, đầu ra sử dụng trong phân tích DEA, và mô tả các yếu tố tác động trong mô hình hồi quy Tobit để đo lường hiệu quả và các yếu tố tác động hiệu quả hoạt động các NHTM.

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA

CÁC NHTM VIỆT NAM

Dựa trên cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động và phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động, trong chương 4, nghiên cứu sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động và phân tích các yếu tố tác động hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam qua hai bước:

(i) Đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 48)