Đánh giá về hiệu quả quy mô (SE) giai đoạn 2008-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50 - 55)

Giai đoạn từ 2008 – 2011, hiệu quả quy mô tăng là do cả quy mô hoạt động tín dụng lẫn quy mô hoạt động dịch vụ tăng, nhưng đóng góp phần lớn là do quy mô hoạt động tín dụng tăng với doanh thu từ lãi trung bình năm 2011 tăng gần gấp 2 lần năm 2010 từ 6.9 nghìn tỷ lên 12,12 nghìn tỷ đồng (số liệu từ Bảng 3.1). Điều đó phản ánh trong khoảng thời gian này, các ngân hàng đã tăng cường hoạt động cho vay và sử dụng tốt các nguồn lực đầu vào.

Quy mô hoạt động tín dụng gia tăng trong giai đoạn này thể hiện rõ nét hơn qua tốc độ tăng trưởng tín dụng và sự đóng góp của tín dụng vào GDP nền kinh tế (hay tỷ lệ tín dụng so với GDP).

Hình 4.2: Tăng trưởng tín dụng, GDP và tỷ lệ tín dụng/GDP

Nguồn: GSO, Worldbank

Kể từ năm 2008 đến năm 2014 quy mô tín dụng/GDP trong nền kinh tế luôn ở mức hơn 85%. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình 19.2% trong giai đoạn 2008- 2014, cao hơn mức tăng trung bình 5.8% của GDP, trong đó nổi bật là năm 2009 với 36.2%, năm 2010 là 27.7%. Quy mô tín dụng được cung cấp bởi ngành ngân hàng so với GDP tăng hàng năm, kể từ năm 2001 tới nay, và đạt đỉnh cao nhất 125% vào năm 2010, trước khi quay trở lại mức thấp hơn vào các năm 2011 - 2014, đây là thời kỳ mà nợ xấu là bước cản trở tín dụng của hệ thống ngân hàng ra bên ngoài nền kinh tế.

Giai đoạn từ sau năm 2011 đến 2015, sự suy giảm mạnh của SE nhiều hơn so với PE cho thấy sự phi hiệu quả trong quy mô hoạt động của các NHTM. Điều này có thể lý giải bởi thực trạng sau năm 2011, do hậu quả sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng và ảnh hưởng hậu khủng hoảng tài chính năm 2008 đã đẩy ngành ngân hàng Việt Nam đối mặt với tình trạng nợ xấu liên tục tăng, thanh khoản khó khăn, các ngân hàng yếu kém đã buộc phải sáp nhập để tránh nguy cơ đổ vỡ toàn hệ thống. Để đối phó với những rủi ro trên, các ngân hàng thời kỳ này đã tập trung tăng cường hoạt động kỹ thuật, nâng cao khả năng quản lý hơn là tập trung mở rộng quy mô hoạt động (thể hiện ở SE có xu hướng giảm mạnh hơn PE). Đây là giai đoạn

37% 41% 48% 57% 65% 69% 88% 87% 113% 125% 110% 105% 108% 97% 21.5% 22.2% 28.4% 41.7% 31.0% 26.0% 53.9% 25.4% 36.2% 27.7% 10.9% 8.9% 12.5% 13.0% 6.89% 7.04% 7.24% 7.79% 8.44% 8.32% 8.48% 6.31% 5.23% 6.78% 5.89% 5.25% 5.42% 5.98% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 9.00% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

khó khăn của hệ thống khi hàng loạt các ngân hàng buộc phải tái cơ cấu hoặc tự tái cơ cấu, phản ứng đầu tiên của các ngân hàng là thận trọng hơn trong việc cho vay, tăng cường trích lập dự phòng, thu hồi nợ khó đòi, đồng thời thắt chặt chi tiêu, giảm số lượng nhân sự, tinh gọn bộ máy, điều này đã làm giảm quy mô hoạt động ngân hàng, mà chủ yếu là giảm quy mô hoạt động tín dụng (thể hiện ở doanh thu từ lãi giảm trong khi doanh thu ngoài lãi tăng – tham khảo số liệu Bảng 3.1). Tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại từ sau năm 2011 (đạt mức thấp nhất 8.9% vào năm 2013) và tỷ lệ quy mô tín dụng/GDP giảm (hình 4.2) đều đã phản ánh rõ sự suy giảm trong hoạt động tín dụng các ngân hàng trong giai đoạn này.

Như vậy, có thể nhận thấy yếu tố hiệu quả quy mô đã có những tác động khá mạnh đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam thời gian qua. Sự đầu tư tập trung mở rộng quy mô hoạt động tín dụng thời gian trước năm 2011 đã mang lại hiệu quả tạm thời khi TE tăng, nhưng sau năm 2011 khi chất lượng tín dụng suy giảm, các ngân hàng thận trọng hơn trong cho vay đã khiến cả TE và SE suy giảm. Điều này cũng cho thấy sự tăng trưởng, phát triển chưa bền vững của các NHTM Việt Nam khi chú trọng quá nhiều vào hoạt động tín dụng. Cụ thể hơn, qua việc so sánh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới sẽ cho thấy quy mô của các NHTM Việt Nam vẫn còn nhỏ và phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng.

Tính đến thời điểm 31/12/2015 hệ thống các NHTM tại Việt Nam có 43 ngân hàng bao gồm 7 NHTM nhà nước, 28 NHTMCP, 3 ngân hàng liên doanh và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. So sánh quy mô tổng tài sản, dư nợ tín dụng và tiền gửi khách hàng của các ngân hàng Việt Nam và các nước trong khu vực Châu Á và Đông Nam Á năm 2014 và 2015 qua bảng 4.2 có thể nhận thấy:

Quy mô tổng tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam năm 2014 và 2015 lần lượt là 243.6 và 275.6 tỷ USD, trong đó dư nợ tín dụng là 184.7 và 217.1 tỷ USD, và tiền gửi khách hàng là 209.6 và 238.8 tỷ USD. So sánh với 14 quốc gia trong khu vực Châu Á thì quy mô của hệ thống NHTM của Việt Nam còn thấp khi chỉ xếp hạng thứ 11/14 quốc gia. Quy mô của hệ thống NHTM Việt Nam năm 2015 chỉ hơn Philippines, Bangladesh và Sri Lanka. Còn so với 5 quốc gia trong khu vực Đông

Nam Á thì quy mô hệ thống NHTM Việt Nam chỉ đứng thứ 4 thấp hơn nhiều so với Singapore, Malaysia, Thailand, và Indonesia.

Bảng 4.2: Quy mô tổng tài sản các NHTM của một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á (2015)

Đơn vị: Tỷ USD

TT Quốc gia Tổng tài sản hạng Xếp Dư nợ tín dụng hạng Xếp

Tiền gửi khách

hàng Xếp

hạng

2014 2015e 2014 2015e 2014 2015e

1 Australia 3,006.7 2,882.7 2 1,838.2 1,758.7 2 1,553.7 1,442.7 3 2 Sri Lanka 37.0 40.0 14 21.2 22.9 14 27.7 29.5 14 3 India 1,479.9 1,546.8 5 1,002.2 1,039.1 4 1,270.9 1,321.5 5 4 South Korea 2,424.6 2,452.8 3 1,641.4 1,638.9 3 2,016.6 2,039.6 2 5 Bangladesh 141.6 163.2 13 75.5 87.6 13 87.9 98.8 13 6 Taiwan 1,344.5 1,347.0 6 794.7 818.4 6 1,040.2 1,042.1 6 7 Hong Kong 2,377.2 2,443.7 4 938.4 955.3 5 1,266.3 1,352.3 4 8 Japan 8,185.5 8,404.8 1 3,830.8 3,943.8 1 5,523.5 5,656.1 1 9 Indonesia 453.3 438.0 10 296.6 289.9 10 332.1 315.2 10 10 Philippines 225.2 230.5 12 114.4 121.0 12 171.7 175.5 12 11 Singapore 800.0 759.0 7 458.4 441.3 7 415.5 421.4 7 12 Thailand 508.8 474.4 9 344.2 324.1 9 350.4 336.5 9 13 Malaysia 619.1 548.7 8 374.7 337.4 8 462.4 392.6 8 14 Vietnam 243.6 261.8 11 184.7 200.3 11 209.6 229.3 11

Nguồn: BMI; Central banks; Regulators

Tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam ở mức cao nhất trong tổng số 14 quốc gia nghiên cứu với tỷ lệ 76.5% vào năm 2015, Thái Lan ở mức thứ hai sau Việt Nam với 68.3% và Hồng Kông ở mức thấp nhất khi tỷ lệ này là 39.1%.

Bảng 4.3: So sánh tỷ lệ dư nợ tín dụng/ tiền gửi và tỷ lệ dư nợ tín dụng/ tổng tài sản của một số quốc gia năm 2014 và 2015

Đơn vị tính: %

TT Quốc gia Dư nợ/Tổng tài sản hạng Xếp

Dư nợ/Tiền gửi

khách hàng Xếp hạng

2014 2015e 2014 2015e

1 Australia 61.1% 61.0% 7 118.3% 121.9% 1

3 India 67.7% 67.2% 3 78.9% 78.6% 9 4 South Korea 67.7% 66.8% 4 81.4% 80.4% 8 5 Bangladesh 53.3% 53.7% 11 85.9% 88.7% 5 6 Taiwan 59.1% 60.8% 8 76.4% 78.5% 10 7 Hong Kong 39.5% 39.1% 14 74.1% 70.6% 12 8 Japan 46.8% 46.9% 13 69.4% 69.7% 13 9 Indonesia 65.4% 66.2% 5 89.3% 92.0% 4 10 Philippines 50.8% 52.5% 12 66.6% 68.9% 14 11 Singapore 57.3% 58.1% 9 110.3% 104.7% 2 12 Thailand 67.6% 68.3% 2 98.2% 96.3% 3 13 Malaysia 60.5% 61.5% 6 81.0% 85.9% 7 14 Vietnam 75.8% 76.5% 1 88.1% 87.4% 6

Nguồn: BMI; Central banks; Regulators Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản lớn phản ánh hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam chưa có sự đa dạng, tập trung chủ yếu vào hoạt động tín dụng. Điều này làm tăng nguy cơ gánh chịu rủi ro cao khi xảy ra các cú sốc trên thị trường, và không đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng. Trong năm 2015, Việt Nam là 5 trong số 14 quốc gia có tỷ lệ dư nợ tín dụng/ tiền gửi ở mức trung bình (87.4%), trong khi tỷ lệ này lần lượt ở Australia và Singapore là lớn hơn 100%. Tỷ lệ này thể hiện khả năng huy động vốn và sử dụng vốn huy động tài trợ cho hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam khá tốt, nguồn vốn tín dụng hoàn toàn được tài trợ bởi nguồn vốn huy động. Ngược lại, Australia và Singapore có vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa tốt.

Như vậy, từ những phân tích trên có thể kết luận hoạt động của các NHTM Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng, nhưng đồng thời hoạt động này cũng mang đến nhiều rủi ro cho các ngân hàng, và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả trên cũng cho thấy các NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để nâng cao hiệu quả hoạt động qua việc mở rộng quy mô hoạt động, mà đặc biệt là hoạt động dịch vụ nhằm đạt được sự an toàn và phát triển bền vững cho hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)