Đánh giá về hiệu quả kỹ thuật thuần (PE) giai đoạn 2008-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 55 - 59)

Giai đoạn từ năm 2008 – 2011, hiệu quả kỹ thuật thuần (PE) biến động ngược chiều với hiệu quả quy mô, nhưng nhìn chung không có nhiều thay đổi. Các NHTM thể hiện khả năng quản trị khá tốt trong giai đoạn này. Song, khả năng quản trị yếu kém đã được bộc lộ từ sau năm 2010 khi PE bắt đầu giảm trước khi SE giảm. Chính việc quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và quản trị nguồn vốn kinh doanh (nguồn lực đầu vào) chưa tốt đã khiến các ngân hàng gặp khó khăn. Minh chứng cho thấy khả năng quản lý yếu kém thể hiện rõ nhất ở hai vấn đề:

Thứ nhất, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng và cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Theo số liệu thống kê của Worldbank cho thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng của Việt Nam liên tục tăng từ năm 2008 và đạt đỉnh 3.44% vào năm 2012. Trước tình hình đó, VAMC (Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam) đã ra đời vào tháng 7/2013 nhằm giải quyết vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Giai đoạn 2013 đến nay, trước nỗ lực xử lý nợ xấu của cả NHNN và hệ thống ngân hàng nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng đã có dấu hiệu cải thiện, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ giảm còn 2.94% vào cuối năm 2014. Tuy nhiên, so với 11 quốc gia trong khu vực Châu Á thì Việt Nam vẫn là quốc gia có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cao thứ hai, chỉ đứng sau Ấn Độ.

Hình 4.3: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng các quốc gia

2.15 1.80 2.09 2.79 3.44 3.11 2.94 - 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Australia Hong Kong Indonesia India Japan Korea Malaysia Philippines Singapore Thailand Vietnam

Một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng là do các ngân hàng đã đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng giai đoạn trước, nhưng việc quản lý, kiểm soát rủi ro tín dụng yếu kém. Trước thực trạng nguồn vốn điều lệ các ngân hàng liên tục tăng qua các năm, để đáp ứng quy định vốn pháp định 3,000 tỷ đồng đến cuối 2011 của NHNN, và những năm sau đó là để đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn CAR. Tăng vốn đồng nghĩa với việc các ngân hàng phải chịu áp lực tăng trưởng về lợi nhuận từ phía các cổ đông, điều này đã dẫn đến tình trạng các ngân hàng mạnh dạn cho vay và buông lỏng kiểm soát rủi ro tín dụng khiến nợ xấu gia tăng và kéo theo là rủi ro thanh khoản. Mặc dù, có thể nói vấn đề nợ xấu đến nay đã được kiểm soát nhưng chưa thể chủ quan vì các biện pháp giải quyết trước mắt chỉ mang tính chất kỹ thuật và được xử lý qua việc bán nợ cho VAMC, các NHTM và Ngân hàng nhà nước vẫn cần thận trọng hơn nữa trong công cuộc giải quyết nợ xấu, tăng sự an toàn và vững mạnh cho toàn hệ thống.

Khả năng quản trị rủi ro yếu kém còn được thể hiện qua khả năng chậm áp dụng các chuẩn mực quốc tế, mà điển hình là việc chậm áp dụng Basel trong hoạt động ngân hàng.

Hình 4.4: Tình hình áp dụng Basel tại các quốc gia

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng (2015) do BVSC tổng hợp

Từ hình 4.4 cho thấy so với 12 quốc gia trong khu vực Châu Á, Việt Nam là quốc gia chậm nhất trong việc áp dụng các chuẩn mực của Basel trong hoạt động

ngân hàng, tiếp theo là Philippines và Malaysia. Việc chậm áp dụng các chuẩn mực quốc tế cho thấy sự rủi ro trong hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay so với các quốc gia trên. Để đạt được Basel III đòi hỏi các NHTM phải thay đổi nhiều cơ chế mới như đầu tư về công nghệ, cơ sở hạ tầng có chất lượng, cơ sở dữ liệu thực sự phát triển trước khi bắt đầu mô hình tiên tiến để tối ưu hoá vốn của ngân hàng. Minh chứng cho khó khăn trong việc đầu tư hạ tầng công nghệ này, nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng nhận định, ngay cả những NHTM lớn của Việt Nam như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, mặc dù hiện đều đảm bảo CAR 9% theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN, nhưng là được tính toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), nên có sự sai lệch khá xa khi tính lại theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS). Bên cạnh đó, vốn cấp 2, vốn vay mượn dài hạn để tính vào vốn tự có của các ngân hàng Việt Nam hiện còn hạn chế. Mặt khác, việc đánh giá lại tài sản cố định của các ngân hàng Việt Nam hàng năm để tính lại vốn tự có là chưa được thực hiện. Như vậy, có thể thấy năng lực tài chính, trình độ công nghệ và khả năng quản trị của các NHTM Việt Nam còn yếu kém là yếu tố tác động rất lớn đến mức độ hiệu quả trong hoạt động của các ngân hàng.

Thứ hai, tình hình nợ xấu gia tăng đã dẫn đến vấn đề thanh khoản các ngân hàng gặp khó khăn. Hình 4.5 về tăng trưởng tín dụng và huy động đã cho thấy sự tăng trưởng tín dụng quá nóng đã dẫn đến tình trạng khan hiếm về vốn, thanh khoản thấp và lãi suất tăng trong giai đoạn 2009 – 2011. Năm 2011, 90% nguồn vốn huy động trên thị trường 1 là vốn ngắn hạn, trong khi cho vay trung dài hạn chiếm đến 40% tổng dư nợ tín dụng.

Để tăng thanh khoản các cuộc chạy đua lãi suất huy động vốn xảy ra đã đẩy tình trạng khó khăn các ngân hàng càng thêm nghiêm trọng, đỉnh điểm là năm 2011 với lãi suất huy động ngầm có khi đạt mức 20%. Trước tình hình căng thẳng trên thị trường huy động vốn, ngày 3/3/2011, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN, chính thức áp trần lãi suất huy động 14%/năm. Từ sau năm 2012, vấn đề thanh khoản về cơ bản đã được giải quyết khi tín dụng tăng trưởng chậm lại. Có thể nói vốn huy động tiền gửi chính là một trong các nguồn lực đầu

vào quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng, và chính tình hình khó khăn trong giai đoạn này đã khiến việc quản lý nguồn lực này không đem lại hiệu quả như mong đợi.

Hình 4.5: Tình hình tăng trưởng tín dụng và huy động vốn

Nguồn: Tổng hợp BCTN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Ngoài ra, trình độ quản lý kém còn được thể hiện qua yếu tố chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành ngân hàng. Tìm kiếm nhân sự có trình độ cao luôn là một bài toán khó không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng mà còn trong tất cả các lĩnh vực khác của nền kinh tế nói chung. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2015), chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức 3.79 điểm (trong thang điểm 10), xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á. Trong khi Hàn Quốc đạt 6.91 điểm; Ấn Độ đạt 5.76 điểm; Malaysia đạt 5.59 điểm; Thái Lan đạt 4.94 điểm. Đánh giá này cũng cho biết nhân lực nước ta yếu về chất lượng, thiếu năng động và sáng tạo, tác phong lao động công nghiệp. Điều này cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam thấp và có khoảng cách lớn với các nước trong khu vực.

Đối với lĩnh vực ngân hàng, có thể nói thời gian qua, về cơ bản đội ngũ nhân lực đã đáp ứng được sự phát triển của ngành ngân hàng, song theo nhận định của các chuyên gia và các nhà quản lý ngân hàng thì chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn thấp, thêm vào đó là nguồn nhân sự cao cấp của ngành vẫn còn thiếu. Hầu hết các

Giai đoạn tín dụng tăng trưởng vượt huy động dẫn tới khó khăn về thanh khoản và đẩy mặt bằng lãi suất lên cao

NHTM cổ phần quy mô trung bình trở xuống thiếu đội ngũ quản trị điều hành, lãnh đạo cấp chi nhánh, phòng giao dịch; trình độ chuyên môn, khả năng phân tích, độc lập xử lý các vấn đề thực tế không cao (theo Nguyễn Thuần Vân -Trường Đào tạo & Phát triển nguồn nhân lực). Để khắc phục những khó khăn đó, dù các ngân hàng đã ra sức đào tạo nhân lực, đầu tư vào trang thiết bị, công nghệ, nhưng công nghệ, số lượng và chất lượng nhân viên có năng lực, trình độ quản lý còn rất thấp. Trước tình hình đó, nhiều NHTMCP đã chọn giải pháp liên doanh, liên kết, bán cổ phần cho các ngân hàng lớn trên thế giới để từng bước được chuyển giao và nắm bắt công nghệ cũng như trình độ quản lý.

Như vậy, có thể thấy giai đoạn từ sau năm 2011 các ngân hàng đã thể hiện khả năng quản lý yếu kém khi các nguồn lực đầu vào (vốn chủ sở hữu, vốn huy động, lao động) tăng nhanh nhưng theo đó là quy mô đầu ra không tương xứng, kèm theo là rủi ro tín dụng và thanh khoản chưa được giải quyết đã làm giảm hiệu quả hoạt động các ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 55 - 59)