Tình trạng thông tin bất cân xứng xảy ra trong thị trƣờng không hoàn hảo. Khái niệm về thông tin bất cân xứng lần đầu đƣợc đƣa ra trong nghiên cứu của Akerlof George A. vào năm 1970. Theo Akerlof (1970), ngƣời bán sẽ là ngƣời nắm nhiều nhất thông tin về tài sản của mình nên không sẵn sàng bán tài sản đó cho bên mua thiếu thông tin. Trong khi đó, ngƣời mua lại nghĩ rằng nếu ngƣời bán sẵn lòng bán ngày tài sản của họ với giá mà ngƣời mua đƣa ra thì có nghĩa giá mua cao hơn giá trị của tài sản. Điều đó đồng nghĩa với tài sản đƣợc mua bán là tài sản có chất lƣợng xấu. Nhƣ vậy, vấn đề thông tin bất cân xứng giữa ngƣời mua và ngƣời bán đã làm cho giá cả của tài sản trên thị trƣờng bị đánh giá thấp. Liên quan đến cấu trúc vốn của DN, thông tin bất cân xứng ảnh hƣởng đến việc phát hành cổ phiếu cũng nhƣ cân nhắc các nguồn vốn huy động của DN. Cụ thể, theo lý thuyết về thông tin bất cân xứng, nhà quản lý DN sẽ có nhiều thông tin về hoạt động, rủi ro, triển vọng phát triển hơn so với các nhà đầu tƣ bên ngoài. Chính vì thiếu thông tin nên các nhà đầu tƣ thƣờng sẽ định giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực tế của DN. Vì vậy, khi DN phát hành nhiều cổ phiếu sẽ có xu hƣớng làm giảm giá trị của các cổ phiếu đang lƣu hành bởi sự chuyển giao giá trị giữa cổ đông mới và cổ đông cũ. Điều này làm cho
các nhà quản lý DN có xu hƣớng tránh phát hành thêm cổ phiếu mới khi cần tăng vốn, thay vào đó ƣu tiên sử dụng lợi nhuận giữ lại hoặc vay vốn từ bên ngoài. Trong nghiên cứu của Ross Stephen A. (1977) đã cho thấy các DN “tốt” sẽ hoạt động đầu tƣ phần lớn dựa vào nợ vay khi có nhu cầu tăng vốn. Hay trong nghiên cứu của mình, Myers và Majluf (1984) cho rằng DN chỉ phát hành thêm cổ phiếu khi và chỉ khi làm tăng giá trị cho các cổ đông hiện hữu sau khi đã tính các lợi ích cho cổ đông mới.