Hiểu biết về khách hàng

Một phần của tài liệu vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính do công ty tnhh kiểm toán an phú thực hiện (Trang 41 - 47)

2.1. Chuẩn bị kiểm toán

2.1.5.Hiểu biết về khách hàng

Hiểu biết về khách hàng được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch của cuộc kiểm toán và bao gồm các thông tin chính sau:

- Thông tin chung về khách hàng: trụ sở, số điện thoại, số fax (thường xuyên liên lạc), địa chỉ trụ sở chính và các trụ sở có liên quan;

- Hình thức sở hữu: mô tả loại hình doanh nghiệp, năm thành lập, lịch sử hình thành, cơ cấu vốn, các chủ sở hữu chính.

- Cơ cấu tổ chức: cơ cấu của khách hàng, các phòng ban, đơn vị trực thuộc, các chi nhánh, địa điểm sản xuất kinh doanh.

- Hoạt động của khách hàng: mô tả các hoạt động chính hoặc theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Các bên liên quan: theo quy định của Chuẩn mực.

- Nhân sự chủ chốt: thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc và nhân sự phòng kế toán.

- Hiểu biết về hệ thống kế toán áp dụng bao gồm chế độ kế toán, quy trình lập báo cáo, các chính sách kế toán chủ yếu;

- Các ngân hàng giao dịch;

Những hiểu biết trên là những hiểu biết về nội tại của doanh nghiệp, chúng ta cần tìm hiểu về các yếu tố bên ngoài có tác động tới tình hình hoạt động của khách hàng trong năm bao gồm môi trường kinh doanh chung (ảnh hưởng của nền kinh tế, môi trường pháp lý…) và các vấn đề về ngành nghề kinh doanh của khách hàng như thị trường, thị phần, các đối thủ cạnh tranh, đặc điểm kinh doanh (mùa vụ) thay đổi công nghệ…

Hiểu biết về khách hàng nhằm thu thập được những thông tin cơ bản nhất về đơn vị được kiểm toán, giúp cho người soát xét hoặc các kiểm toán viên kế nhiệm hiểu

được về khách hàng của Công ty. Đồng thời, hiểu biết về khách hàng cũng giúp đánh giá rủi ro có thể phát sinh liên quan tới cuộc kiểm toán do các yếu tố về cơ cấu tổ chức, ngành nghề kinh doanh.

Người thực hiện lập mẫu này thông thường là trưởng nhóm kiểm toán. Các nội dung trong mẫu này có thể được cập nhật thường xuyên nếu có các thông tin liên quan tới khách hàng được thu thập.

2.1.5.1. Hiểu biết về khách hàng:

Trong đó, hiểu biết về hệ thống kế toán áp dụng là một công việc rất quan trọng trong kiểm toán chu trình Hàng tồn kho, qua đó biết được chính sách chủ yếu áp dụng trong việc tính giá hàng tồn kho.

1. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam. Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán máy.

Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ.

Báo cáo tài chính được trình bày bằng Đồng Việt Nam (VND), được lập theo hướng dẫn của Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam ban hành tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.

tục; Cơ sở dồn tích; Nhất quán; Trọng yếu và tập hợp; Bù trừ; Có thể so sánh.

Báo cáo tài chính kèm theo (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính) được lập dựa trên các nguyên tắc kế toán, thủ tục kế toán và các thông lệ báo cáo được chấp nhận rộng rãi tại Việt Nam.

2. Chính sách kế toán đối với các khoản mục trọng yếu Tiền

Tiền: phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của Công ty tại thời điểm 31/12/2010, bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.

Hàng tồn kho

Hàng tồn kho được trình bày theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Giá hàng xuất kho và hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền tháng.

Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Thuế

Thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại. Chi phí thuế thu nhập hiện hành phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm. Chi phí thuế thu nhập hoãn lại phản ánh số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm và số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm. Do có nhiều cách diễn giải việc áp dụng và tuân thủ theo các quy định hiện hành về thuế và những quy định này thay đổi theo từng thời kỳ, nên việc xác định

sau cùng liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp tuỳ thuộc vào kết quả kiểm tra của cơ quan thuế có thẩm quyền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.

Các loại thuế, phí và lệ phí khác theo các quy định hiện hành.

2.1.5.2. Hiểu biết về môi trường kinh doanh:

1. Môi trường kinh doanh chung

KTV cần tìm hiểu về các rủi ro liên quan đến môi trường kinh doanh chung của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp:

- Rủi ro về tỷ giá: đối với những nguyên vật liệu nhập khẩu và máy móc mua của nước ngoài.

- Rủi ro biến động giá nguyên vật liệu: nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (khoảng 65%-70%), vậy nên biến động giá nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành bánh kẹo là tính cạnh tranh cao nên Công ty không thể cùng lúc nâng giá bán sản phẩm. Giá bán sản phẩm chỉ có thể điều chỉnh khi cả thị trường bánh kẹo điều

chỉnh giá bán, chịu áp lực tăng giá nguyên vật liệu trong một thời gian dài. Các rủi ro tăng biến động giá nguyên liệu có thể xảy ra:

- 25% chi phí nguyên liệu là chi phí cho nguyên liệu đường kính, vậy nên sự biến động giá đường cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sự biến động giá đường nguyên nhân là do quy hoạch vùng nguyên liệu còn yếu, giống mía chưa cho năng suất và sản lượng tốt nhất. Tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển ngành nguyên liệu mía đường tới 2010 và định hướng năm 2020 của Chính phủ, nguồn nguyên liệu mía đường sẽ nhanh chóng phát triển về cả lượng và chất, đem lại sự bình ổn về giá cả và lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp bánh kẹo Việt Nam.

- Biến động giá nguyên liệu nhập khẩu: Có một số nguyên phụ liệu cho sản xuất bánh kẹo phải nhập khẩu, khi giá thế giới lên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá bán của các sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu.

2. Các vấn đề về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Công ty X tập trung phát triển 2 loại sản phẩm chính là Kẹo và Bánh, mỗi loại bao gồm các nhóm sản phẩm sau:

- Kẹo: Kẹo “Y”, Kẹo xốp mềm, Kẹo Jelly “Z”,…

- Bánh: Bánh quy, Bánh kem xốp, Bánh xốp cuộn MINIWAF, bánh Long-pie,…

- Thị trường bánh kẹo có tính chất mùa vụ, sản lượng tiêu thụ tăng mạnh vào thời

điểm sau tháng 9 Âm lịch đến Tết Nguyên Đán, trong đó các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt…được tiêu thụ mạnh. Về thị phần phân phối, trong các siêu thị, bánh kẹo Việt Nam luôn chiếm khoảng 70%, bánh kẹo của các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc chiếm khoảng 20% và bánh kẹo châu Âu chiếm khoảng 6 - 7%.

X là một trong năm nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các công ty như A, B với qui mô tương đương về thị phần, năng lực sản xuất và trình độ công nghệ.

X được đánh giá có thế mạnh về sản xuất kẹo và bánh xốp, Đức Phát mạnh bởi dòng bánh tươi, A mạnh về bánh qui, trong khi B lại mạnh về kẹo và bánh bông lan.

- Xét về dòng kẹo Chew, X giữ vị trí số 1 về công nghệ, uy tín và thương hiệu trên thị trường. Trong tương lai gần sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh như B, D sẽ chưa phải là thách thức lớn nhất đối với X. Sản phẩm kẹo Chew X có các hương vị: nhân dâu, nhân khoai môn, nhân sôcôla, nhân cam,…

- Bánh kem xốp: Sản phẩm của X vẫn có ưu thế về giá cả, chất lượng cũng không

thua kém các sản phẩm cạnh tranh khác từ các doanh nghiệp trong.

X sở hữu một trong những thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, sản phẩm Bánh kẹo X liên tục được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao" trong nhiều năm liền từ 1996 đến nay.

- Thương hiệu X đã được đăng ký sở hữu bảo hộ công nghiệp tại Việt Nam và

một số nước châu Á như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia, Nga, Singapore…..

- Nhiều sản phẩm của X chiếm lĩnh thị trường từ khi mới xuất hiện, có hương vị

thơm ngon đặc trưng như kẹo chew, kẹo mềm, kẹo jelly. Công ty đặc biệt chú trọng đến công nghệ và vấn đề bảo hộ độc quyền cho các dòng sản phẩm như ChewX, Xpop, Miniwaf, Long-pie, Hi-pie, Lolie...khiến lĩnh vực sản xuất bánh kẹo của X có ưu thế vượt trội.

- Sản phẩm của X rất đa dạng về kiểu dáng và phong phú về chủng loại đáp ứng

được yêu cầu của khách hàng. Có những sản phẩm mang hương vị hoa quả nhiệt đới như Nho đen, Dâu, Cam, Chanh..., có những sản phẩm mang hương vị sang trọng như Chew cà phê, Chew caramen, sôcôla....lại có những sản phẩm mang hương vị đồng quê như Chew Taro, Chew đậu đỏ, Cốm...Mặt khác các sản phẩm Bánh kẹo Công ty luôn luôn có chất lượng đồng đều, ổn định nên được người tiêu dùng đặc biệt là ở miền

Bắc rất ưa chuộng. Thị phần của X ở thị trường này rất lớn.

- Quan hệ liên kết với các nhà sản xuất nguyên liệu trong và ngoài nước đảm bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

để ổn định nguồn nguyên liệu và giảm chi phí tiêu hao nguyên liệu.

2.1.5.3. Các ngân hàng giao dịch:

Từ những sự hiểu biết ở trên không cho thấy rủi ro xác định cụ thể nào

Một phần của tài liệu vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính do công ty tnhh kiểm toán an phú thực hiện (Trang 41 - 47)