Xác định mức trọng yếu

Một phần của tài liệu vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính do công ty tnhh kiểm toán an phú thực hiện (Trang 53 - 57)

2.1. Chuẩn bị kiểm toán

2.1.8.Xác định mức trọng yếu

Theo yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán”, KTV phải xác định mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. Người thực hiện mẫu này thông thường là trưởng nhóm kiểm toán và người soát xét là chủ nhiệm kiểm toán/giám đốc kiểm toán.

- Xác định tiêu chí được sử dụng để tính mức trọng yếu từ các tiêu chí đã được gợi ý trong Mẫu A260 và giải thích lý do lựa chọn tiêu chí này vào trong ô tương ứng. Các tiêu chí thông thường được lựa chọn có thể là: Lợi nhuận trước thuế, Doanh thu, Tài sản lưu động; Vốn chủ sở hữu hoặc tiêu chí Khác phù hợp với đặc điểm của đơn vị được kiểm toán.

Việc xác định tiêu chí phụ thuộc vào nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng thông tin tài chính (nhà đầu tư, ngân hàng, các cơ quan nhà nước…). Ngoài ra, việc xác định tiêu chí còn ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Các yếu tố của FS (ví dụ: tài sản, các khoản nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí) và các thước đo hoạt động theo các quy định chung về lập và trình bày FS (ví dụ: tình hình tài chính, kết quả hoạt động, dòng tiền); Các khoản mục trên FS mà người sử dụng có xu hướng quan tâm; Đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm ngành nghề của đơn vị được kiểm toán; Cơ cấu vốn chủ sở hữu của đơn vị được kiểm toán và cách thức đơn vị huy động vốn; Khả năng thay đổi tương đối của tiêu chí đã được xác định: Thông thường chúng ta nên lựa chọn những tiêu chí mang tính tương đối ổn định qua các năm.

- Xác định số tiền được lựa chọn ghi vào ô tương ứng.

Số tiền thường dựa trên số liệu trước kiểm toán. Trong trường hợp kiểm toán giữa kỳ để phục vụ cho kiểm toán cuối năm, chúng ta có thể sử dụng số liệu kế hoạch cho cả năm dựa để tạm tính mức trọng yếu. Mức trọng yếu sẽ được sửa đổi đến cuối năm khi có số liệu thực tế.

- Lựa chọn tỷ lệ tương ứng của biểu để xác định mức trọng yếu kế hoạch. 10% lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh thường xuyên;

3% của tổng tài sản lưu động hoặc vốn chủ sở hữu 0.8% đến 5% tổng doanh thu.

- Xác định mức trọng yếu kế hoạch PM PM = Số tiền của chỉ tiêu lựa chọn x tỷ lệ %

Mức trọng yếu kiểm toán (MP) là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do trưởng nhóm kiểm toán xác định nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể FS.

Mức trọng yếu kiểm toán thông thường nằm trong khoảng từ 25% - 50% so với mức trọng yếu kế hoạch đã xác định ở trên (nguồn tỷ lệ tham khảo VACPA). Việc chọn tỷ lệ nào áp dụng cho từng cuộc kiểm toán cụ thể là tùy thuộc vào xét đoán của trưởng nhóm kiểm toán.

Mức trọng yếu kiểm toán cũng áp dụng cho một phần hành, số dư tài khoản để giảm thiểu khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với một phần hành, số dư tài khoản hoặc thuyết minh. Mức trọng yếu thực hiện sẽ quyết định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần phải thực hiện.

- Xác định mức chênh lệch có thể chấp nhận được/bỏ qua:

Mức tối đa là 4% của mức trọng yếu kiểm toán. Đây sẽ là ngưỡng để tập hợp các chênh lệch do kiểm toán phát hiện, được tập hợp vào Mẫu B110 – Các bút toán điều chỉnh và phân loại lại (nếu khách hàng đồng ý điều chỉnh) Các chênh lệch nhỏ hơn ngưỡng sai sót này không cần phải tập hợp lại.

- Lựa chọn mức trọng yếu áp dụng đối với cuộc kiểm toán, thông thường lấy số làm tròn. Nếu có mức trọng yếu có biến động lớn so với năm trước (thấp hơn đáng kể), trưởng nhóm kiểm toán cần trao đổi với Chủ nhiệm/Giám đốc kiểm toán phụ trách khách hàng cân nhắc xem mức trọng yếu năm nay có hợp lý không so với tình hình hoạt động kinh doanh năm nay của khách hàng hay không.

Đánh giá lại mức trọng yếu.

Việc đánh giá lại mức trọng yếu chủ yếu là được áp dụng đối với một hoặc một số tài khoản mà kiểm toán viên cho rằng, cần phải giảm bớt mức trọng yếu để tăng số lượng mẫu cần kiểm tra.

Khi kết thúc quá trình kiểm toán, nếu tiêu chí được lựa chọn để xác định mức trọng yếu biến động quá lớn, cần phải xác định lại mức trọng yếu, giải thích lý do và cân nhắc xem có cần thực hiện bổ sung thêm thủ tục kiểm toán hay không.

XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU

Khách hàng có phải là công ty đại chúng, công ty cổ phần niêm yết không?

Đối với hợp đồng kiểm toán cho các công ty thông thường, chúng ta xác định "Mức trọng yếu kế hoạch" sử dụng các chỉ dẫn sau đây:

- 3% của tổng tài sản lưu động hoặc vốn chủ sở hữu. - 10% thu nhập trước thuế từ hoạt động thường xuyên

- 0.8% đến 5% của doanh thu dựa trên độ lớn của doanh thu (liên kết với số liệu của sheet kế tiếp).

Chỉ tiêu lựa chọn Doanh thu

Số tiền 530.850.690.472Nhập số tiền VND

Tỷ lệ 0,988%

Mức trọng yếu kế hoạch 5.242.998.463

Mức trọng yếu kế hoạch được lựa chọn

5.200.000.000Thông thường lựa chọn thấp hơn mức đã tính để đảm bảo nguyên tắc thận trọng

Tỷ lệ sai sót dự tính 25%Tỷ lệ áp dụng từ 25%-50% mức trọng yếu kế hoạch

Mức trọng yếu kiểm toán 3.900.000.000Số tiền này được sử dụng để tính toán số mẫu kiểm tra chi tiết hoặc ước tính

Chỉ tiêu Năm nay Năm trước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức trọng yếu kế hoạch 5.200.000.000

Mức trọng yếu kiểm toán 3.900.000.000

Mức chênh lệch có thể chấp nhận được 156.000.000

-

Lý do để lựa chọn chỉ tiêu để tính "Mức trọng yếu" (Mô tả lý do lựa chọn chỉ tiêu để tính mức trọng yếu) CẤC YẾU TỐ ĐỊNH TÍNH

Để đảm bảo nguyên tắc thận trọng, đối với một số tài khoản cần thiết phải tăng số lượng mẫu kiểm tra, chúng ta cần giảm bớt mức trọng yếu cho phù hợp. Vấn đề này cần trao đổi với Giám đốc phụ trách khách hàng trước khi quyết định tỷ lệ giảm.

Chúng ta có điều chỉnh Mức trọng yếu kiểm toán hay không Tài khoản Tỷ lệ điều chỉnh Mức trọng yếu kiểm toán

Ghi chú

- -

Một phần của tài liệu vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính do công ty tnhh kiểm toán an phú thực hiện (Trang 53 - 57)