2. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài luận văn ở trong và ngoài nước
2.2.1. Nhận dạng và phân tích rủi ro tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế
giới Di động
2.2.1.1. Nhân dạng rủi ro
Với kinh nghiệm làm việc lâu năm trong hoạt động kinh doanh thương mại, các nhân viên liên quan đến quản trị rủi ro của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động đã có những đúc kết để xây dựng được bảng danh mục rủi ro. Để xây dựng được bảng danh mục, các nhân viên công ty đã tiến hành
nhận dạng các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, bằng cách nghiên cứu xác định nguồn rủi ro từ hoạt động kinh doanh và đối tượng gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó, lập ra bảng danh mục các rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
* Xác định nguồn rủi ro tài chính:
Việc nghiên cứu và xác định nguồn rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty đã được cán bộ công ty rất quan tâm và rút ra một số nguồn rủi ro chính. Từ đó có thể phòng ngừa và dự đoán tương đối các rủi ro sẽ xảy ra, qua đó giảm được chi phí cho công ty. Các rủi ro xảy ra trong hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu tín dụng, lãi suất, từ phía nhà chuyên chở, khách hàng và từ môi trường bên ngoài.
*Lập bảng danh mục rủi ro:
Các cán bộ của công ty thực chất là chưa đưa ra được bảng danh mục rủi ro đã xác định được các nguyên nhân và các biện pháp hạn chế rủi ro xảy ra đó, mà mới chỉ là bảng tổng kết số hợp đồng kinh doanh gặp phải rủi ro.
Bảng 2.1: Tỷ lệ rủi ro tính theo số lượng hợp đồng của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động giai đoạn 2014 - 2016
STT Chỉ tiêu
1 RR tín dụng, lãi suất
2 RR biến động lãi vay, tỷ
giá hối đoái
3 RR Thị trường
4 RR thanh khoản
Tổng
chuyên chở. Ta thấy, số hợp đồng xảy ra rủi ro qua các năm trong giai đoạn 2014 - 2016 tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động là nhiều. Bởi, công ty chưa đi sâu nghiên cứu nguồn rủi ro trong công tác mua hàng hóa của mình, do đó mà chưa có biện pháp nhằm ngăn chặn, khắc phục các rủi ro đó một cách hợp lý và hiệu quả.
Công việc xác định nguồn rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty là rất quan trọng, nó giúp thu thập, phát triển thông tin về rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, nguy cơ rủi ro một cách có hệ thống. Từ đó, nhà quản trị xác định được thiệt hại có khả năng xảy ra hoặc đã xảy ra đối với công ty. Vì vậy, công ty không nên bỏ qua bước này, mà nên nghiên cứu để đưa ra phương pháp nghiên cứu nguồn rủi ro hợp lý và chính xác nhất. Điều đó đòi hỏi các cán bộ quản trị của công ty phải phân công cụ thể cho một số cán bộ nghiệp vụ chuyên nghiên cứu về nguồn rủi ro. Từ đó, có thể xây dựng bảng danh mục rủi ro như sau:
Bảng 2.2: Bảng danh mục rủi ro, nguyên nhân và các biện pháp hạn chế rủi ro
TT RR người mua có thể
gặp
Rủi ro tài chính do rủi ro
1 kinh doanh: không cung
cấp hàng hóa…
2 RR biến động lãi vay, tỷ
giá hối đoái
3 RR Thị trường
2.2.2.2. Phân tích rủi ro tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động a.
Phân tích rủi ro tài chính thông qua độ biến thiên khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Cơ sở để phân tích rủi ro tài chính được đánh giá thông qua sự biến động của các chỉ tiêu tương ứng. Do đó, rủi ro tài chính sẽ được đánh giá thông qua mức độ biến động của hiệu quả tài chính, tức là khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). Sự biến động của ROE càng cao thì rủi ro tài chính càng lớn. Với ý nghĩa đó độ lệch
chuẩn và hệ số biến thiên được tiếp tục sử dụng để đánh giá rủi ro tài chính.
Bảng 2.3: Hệ số biến thiên ROE của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động giai đoạn 2013 – 2016
Chỉ tiêu
1. Lợi nhuận sau thuế
2. VCSH bình quân
3. ROE
4. ROE bình quân
5. Độ lệch chuẩn của ROE
6. Hệ số biến thiên (= (5)/(4))
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 – 2016) Qua bảng
trên, ta có thể thấy ROE của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động giai đoạn 2013 – 2016 giảm mạnh qua từng năm. Cụ thể, ROE năm 2013 là 18,95% nhưng tới năm 2015, chỉ tiêu này chỉ còn 0,52%. Nguyên nhân là trong giai đoạn trên, mặc dù được bổ sung vốn chủ sở hữu thông qua việc tăng vốn điều lệ, dẫn tới doanh thu tăng nhưng chi phí cũng tăng theo và với tốc độ nhanh hơn, do đó, tất yếu lợi nhuận sau thuế giảm xuống, từ 551 triệu đồng năm 2013 chỉ còn 62 triệu năm 2015 cũng như 86 triệu năm 2016, lợi nhuận khá thấp.
Như đã phân tích ở trên, để phân tích rủi ro tài chính, ta cần xét tới mức độ biến động của ROE. Tuy nhiên, chỉ với độ lệch chuẩn của ROE và hệ số biến thiên ROE của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động thì ta vẫn chưa thể kết luận mức độ rủi ro tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động trên khía cạnh này. Do đó, chúng ta sẽ so sánh chỉ tiêu này của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động với 02 công ty khác cùng Ngành điện tử là Công ty Trần Anh và Công ty Cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT. Lý do lựa chọn 02 công ty trên để tiến hành so sánh là vì chúng cùng sản xuất kinh doanh trong một lĩnh vực là Ngành điện tử, có cùng địa bàn hoạt động chính là khu vực Hà nội, mà chủ yếu là ở Khu vực Hà Nội. Ngoài ra, cả 03 công ty này đều có trụ sở đặt tại Khu vực Hà Nội.
Tương tự như Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động, ta cũng có được hệ số biến thiên ROE của 2 công ty Trần Anh và FPT Shop như sau:
Bảng 2.4: So sánh hệ số biến thiên giữa các công ty
Công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động
Trần Anh FPT Shop
(Nguồn: BCTC các công ty và tính toán của tác giả) Qua bảng trên, ta thấy hệ số
biên thiên ROE của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động là cao nhất 1,29; sau đó đến Công ty Cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT 0,46 và Công ty Trần Anh là thấp nhất, chỉ 0,29. Do đó, rủi ro tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động là cao nhất. Và ROE bình quân của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động cũng thấp nhất trong 03 công ty đang xét.
Để có thể nhìn một cách tổng quát hơn cũng như có thể thấy được sự biến động ROE của 3 công ty, ta có biểu đồ sau:
Dựa vào biểu đồ 2.1, có thể thấy, mặc dù có ROE cao nhất năm 2013, nhưng sang các năm sau, do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, cho nên ROE của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động sụt giảm nghiêm trọng, trong khi Trần Anh cũng giảm về ROE nhưng với một tốc độ chậm hơn. Trong giai đoạn 2013 – 2015, chỉ có FPT Shop là có ROE tăng lên, nhưng sang năm 2016, ROE của FPT Shop cũng giảm như 2 công ty còn lại. Nhìn vào biểu đồ, ta thấy cả 3 công ty trên đều không có sự ổn định của ROE, sự biến động của yếu tố này qua các năm đều rất lớn, trong đó, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động là có sự biến động lớn nhất. Đến năm 2016, ROE của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động có tăng lên so với năm 2015 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với Trần Anh và FPT Shop. Đây là dấu hiệu không tốt, đòi hỏi công ty cần phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục nhằm đưa ROE tăng lên trong tương lai, nếu không muốn công ty gặp vấn đề.
Lý do ROE giảm liên tục trong giai đoạn 2013 – 2015 là do lợi nhuận sau thuế giảm mạnh, còn vốn chủ sở hữu bình quân lại tăng. Đến năm 2016, ROE có tăng lên là do lợi nhuận sau thuế bắt đầu tăng trở lại, trong khi vốn chủ sở hữu lại giảm.
Bảng 2.5: Tốc độ tăng các chỉ tiêu phản ánh ROE của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động giai đoạn 2013 – 2016
Chỉ tiêu
Tốc độ tăng của LNST Tốc độ tăng của VCSH Tốc độ tăng của ROE
(Nguồn: tính toán của tác giả)
Qua đó, có thể thấy tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân cũng đã giảm, từ 172,63% giai đoạn 2013 – 2014 xuống chỉ còn 49,56% giai đoạn 2014 – 2015. Thậm chí, sang năm 2016, vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động cũng đã giảm so với năm 2015 là 8,71%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của
công ty thì lại giảm khá mạnh, giảm tới 87,98% giai đoạn 2014 – 2015, chính điều này đã làm cho ROE giảm sâu theo. Bên cạnh việc tăng vốn chủ sở hữu bằng cách tăng vốn điều lệ, công ty cũng sử dụng nợ vay để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguốn vốn vay chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguốn vốn. Do đó, tác động chính đến hiệu quả tài chính chính là chỉ tiêu lợi nhuận, lợi nhuận tăng sẽ cải thiện ROE và ngược lại.
Các nhân tố ảnh hưởng đến độ biến thiên của hiệu quả tài chính (ROE)
Theo phương pháp phân tích Dupont, ta có công thức sau: 1
ROE = DLDT x HSSDTS x
Theo công thức trên cho thấy, khả năng sinh lời VCSH phụ thuộc vào khả năng sinh lời tổng tài sản và hệ số nợ. Biến động của ROA biểu hiện rủi ro kinh doanh của công ty. Do đó, rủi ro tài chính phụ thuộc vào rủi ro kinh doanh và hệ số nợ.
Nhân tố rủi ro kinh doanh (gắn liền với hiệu quả kinh doanh)
Rủi ro kinh doanh là nhân tố quan trọng tác động đến rủi ro tài chính. Thường thì rủi ro kinh doanh càng cao thì rủi ro tài chính càng lớn.
Bảng 2.6: ROA của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động Giai đoạn 2013 – 2016
Chỉ tiêu
1. Lợi nhuận sau thuế
2. Doanh thu thuần
3. Tổng TS bình quân 4. DLDT 5. HSSDTS 6. ROA 7. ROA bình quân 8. Độ lệch chuẩn 9. Hệ số biến thiên
Để xác định nguồn gốc làm biến động ROA của doanh nghiệp, chúng ta cần phân tích các yếu tố tác động đến ROA là doanh lợi doanh thu và hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản.
Thông qua số liệu tính toán cũng như phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh, ta có thể thấy doanh lợi doanh thu giảm mạnh giai đoạn 2013 – 2015, sau đó tăng nhẹ trở lại khi sang năm 2016. Cụ thể, Doanh lợi doanh thu năm 2014 giảm tới 7,75% so với năm 2013, chỉ còn 4,11%. Sang năm 2015, Doanh lợi doanh thu tiếp tục giảm thêm 4,03%, điều đó có nghĩa là năm 2015, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì chỉ tạo ra có 0,08 đồng lợi nhuận sau thuế. Kết quả năm 2016 cũng không khả quan hơn khi 100 đồng doanh thu thuần thì thu về được 0,14 đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là điều đáng báo động về việc quản lý doanh thu và chi phí của công ty.
Xét yếu tố Hệ số sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động giai đoạn 2013 – 2016, ta thấy công ty đã sử dụng hiệu quả hơn tài sản của công ty qua từng năm. Năm 2013, cứ 1 đồng tài sản thì tạo ra 0,534 đồng doanh thu. Sang năm 2014, con số này tăng lên thành 0,769 và tiếp tục tăng mạnh khi bước sang năm 2015, đó là 2,598. Đến năm 2016, Hệ số sử dụng tài sản của công ty đã giảm xuống, chỉ còn 1,445 nhưng vẫn còn cao hơn năm 2013 và 2014. Tuy nhiên, nhìn tổng quan, con số này vẫn là khá thấp khi trung bình cứ 1 đồng tài sản chỉ tạo ra khoảng 1,34 đồng doanh thu, thấp hơn nhiều khi so sánh với các công ty khác cùng ngành. Điều này cho thấy công ty vẫn chưa sử dụng hiệu quả tài sản hiện có, do đó, cần đẩy mạnh nâng cao năng suất để nâng cao doanh thu, tăng vòng quay tài sản.
Tóm lại, dựa vào bảng trên, có thể thấy ROA của công ty giảm mạnh qua từng năm, điều đó phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty đang giảm sút. ROA năm 2013 của công ty là 6,34%, qua năm 2014 chỉ còn 3,16%, tới năm 2015 thì chỉ là 0,21%. Điều này có nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản tạo ra lợi nhuận sau thuế đã giảm, và đây là điều mà không công ty nào muốn xảy ra khi kinh doanh.
Hệ số biến thiên ROA của công ty là 1,904, tương tự như hệ số biến thiên ROE, đây là một con số khá lớn, điều này cho thấy nguy cơ gặp rủi ro kinh doanh
của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động là không nhỏ, nên dẫn tới rủi ro tài chính của công ty cũng cao theo.
Nhân tố hệ số nợ
Việc vay nợ sẽ làm phát sinh đòn cân nợ của công ty, nó làm thay đổi tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do đó, sử dụng nợ càng nhiều thì độ biến thiên ROE càng lớn, rủi ro tài chính càng cao.
Để xem xét ảnh hưởng của việc sử dụng nợ trong công ty, ta có bảng tính sau:
Bảng 2.7: Cơ cấu nợ của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động giai đoạn 2013 – 2016 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Hệ số nợ Hệ số tự tài trợ (Hệ số VCSH) Tỷ số Nợ/VCSH Tỷ trọng Nợ ngắn hạn/Tổng nợ
(Nguồn: tính toán của tác giả)
Bảng 2.7 cho thấy cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động mang nhiều rủi ro tiềm ẩn với hệ số nợ là khá cao trong cả giai đoạn, trung bình khoảng 65%. Hệ số nợ của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động chỉ biến động mạnh ở năm 2014, do công ty tăng vốn điều lệ, dẫn tới tổng nguồn vốn tăng, còn ở các năm còn lại, hệ số nợ khá cao. Trong đó, nợ ngắn hạn là chủ yếu. Năm 2014, tỷ trọng nợ ngắn hạn cao hơn tổng nợ là do công ty tăng vốn điều lệ, nợ vay dài hạn là một khoản tiền ẩn, tức công ty tạm trả trước phần nợ vay dài hạn, dẫn tới dư nợ vay dài hạn, làm cho tổng nợ nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Trong cơ cấu tổng nợ của công ty, ngoài các khoản phải trả người lao động, các khoản nợ ngắn hạn khác thì khoản nợ chủ yếu của công ty nằm trong vay ngắn hạn, nợ nhà cung cấp và phần ứng trước của khách hàng. Như vậy, tài trợ hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là các khoản nợ vay ngân hàng có thời hạn dưới một năm, có rủi ro thanh toán
cao. Công ty phải thường xuyên duy trì các khoản nợ vay để đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục. Theo lý thuyết, nợ càng nhiều thì biến thiên ROE càng lớn. Do đó, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến rủi ro tài chính của công ty cao.
Nguyên nhân của các vấn đề được nói ở trên là do chi phí sử dụng vốn giữa vốn vay và vốn cổ đông là rất khác biệt. Chi phí sử dụng vốn vay gắn liền với yếu tố lãi suất vay ngân hàng, mức độ lạm pháp, tỷ giá ngoại tệ. Tuy nhiên khả năng sử dụng vốn vay hiệu quả hay không lại còn tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh của từng công ty. Trong trường hợp của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động, do ảnh hưởng chung của nền kinh tế, lãi suất biến động thất thường, chủ yếu ở năm 2013 và 2014, đã làm cho kết quả kinh doanh không được ổn định. Từ đó việc sử