2. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài luận văn ở trong và ngoài nước
2.2.5. Kết quả khảo sát quan điểm, nhận thức và mong muốn của nhà quản trị về
quản trị rủi ro của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động
*Về thực hiện các nguyên tắc quản trị rủi ro
Biểu đồ 2.2: Đánh giá thực hiện nguyên tắc quản trị rủi ro hướng vào mục tiêu phòng ngừa và khắc phục hậu quả rủi ro
Kết quả từ phiếu điều tra thực trạng thực hiện nguyên tắc quản trị rủi ro hướng vào mục tiêu phòng ngừa và khắc phục hậu quả rủi ro như sau: 52% cho rằng công ty thực hiện tốt nguyên tắc này, 23% cho rằng công ty thực hiện nguyên tắc này bình thường, 25% cho rằng công ty thực hiện chưa tốt nguyên tắc này. Bất kỳ rủi ro nào xảy ra đều gây ra những tổn thất nhất định về cả tài sản và nhân lực của công ty
chỉ khác nhau ở mức độ ảnh hưởng. Hiểu được tầm quan trọng của việc phòng ngừa và khắc phục hậu quả rủi ro, công ty đã tiến hành thực hiện các chương trình quản trị rủi ro trên mọi phương diện: Nhân lực, tài sản, máy móc, tài chính,... Đồng thời có các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát và tài trợ rủi ro, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Biểu đồ 2.3: Đánh giá thực hiện nguyên tắc quản trị rủi ro gắn với trách nhiệm của nhà quản trị
Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện nguyên tắc quản trị rủi ro gắn với trách nhiệm của nhà quản trị tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động như sau: 16% cho rằng công ty thực hiện tốt nguyên tắc này, 52% cho rằng công ty thực hiện nguyên tắc này bình thường, 32% cho rằng công ty thực hiện chưa tốt nguyên tắc này. Tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động, nhà quản trị đã có những chính sách thực hiện công tác quản trị rủi ro song còn mang tính chất hời hợt, thiếu chặt chẽ. Tức là việc quản trị được thực hiện ở tất cả các cấp quản trị trong công ty, từ cao tới thấp, nhưng lại mang tính thủ tục, chủ yếu thông qua tài liệu, báo cáo mà không thông qua những nhìn nhận thực tế. Qua kết quả này, các nhà quản trị cần nhận thức được việc thể hiện trách nhiệm và vai trò của mình trong công tác quản trị rủi ro. Việc thực hiện tốt công việc trong quản trị rủi ro của bộ phận chuyên trách và sự hỗ trợ của nhà quản trị sẽ giúp công ty giảm thiểu, hạn chế và phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra.
Biểu đồ 2.4: Đánh giá thực hiện quản trị rủi ro gắn với tổ chức
Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện nguyên tắc quản trị rủi ro gắn với tổ chức tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động như sau: 16% cho rằng công ty thực hiện tốt nguyên tắc này, 28% cho rằng công ty thực hiện nguyên tắc này bình thường, 56% cho rằng công ty thực hiện chưa tốt nguyên tắc này. Những rủi ro mà công ty có thể gặp khi bán hàng như: Rủi ro trong khâu tổ chức bán hàng, rủi ro trong khâu kiểm tra giám sát, rủi ro trong thủ tục hành chính pháp lý,... Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động được tổ chức theo hình thức chức năng, nguồn nhân lực không lớn và có nhiều hạn chế về trình độ, do vậy, công ty gặp phải những vấn đề trong khâu tổ chức như chồng chéo nhiệm vụ và sự hạn chế về mặt hiệu quả sử dụng khoa học công nghệ. Do đó, qua điều tra đánh giá công ty thực hiện quản trị rủi ro gắn với tổ chức thực hiện chưa thực sự tốt, công ty cần có sự nhìn nhận, đánh giá tầm quan trọng của quản trị rủi ro đối với công ty.
Bảng 2.15. Đánh giá quy trình quản trị rủi ro Nội dung Nhận dạng rủi ro Phân tích rủi ro Đánh giá và đo lường rủi ro Kiểm soát và tài trợ rủi ro
(Nguồn: Học viên tự điều tra) Nhận dạng rủi ro: Công ty đã có những phương pháp để nhận dạng rủi ro
song kết quả chưa cao. Qua điều tra cho thấy hiệu quả nhận dạng rủi ro ở mức bình thường chiếm tỷ lệ cao hơn. Công ty không có bộ phận chuyên trách cụ thể để thực hiện việc nhận dạng rủi ro chặt chẽ, cụ thể hơn. Phương pháp nhận dạng rủi ro của công ty:
+ Công ty thường xuyên phân tích báo cáo của các phòng ban về hoạt động kinh doanh, tình hình tài sản, các tổn thất mà công ty gặp phải.
+ Tiến hành nghiên cứu những rủi ro đã xảy ra, phân tích nguyên nhân và tổn thất để có những phương pháp đề phòng và khắc phục rủi ro trong tương lai.
+ Công ty tiến hành lập bảng điều tra về các rủi ro như: loại rủi ro, tần xuất xuất hiện, mức độ tổn thất…Sau đó đưa ra kết luận về những vấn đề về rủi ro mà công ty gặp phải, nguyên nhân và cách khắc phục.
Do chưa có bộ phận chuyên trách nên việc nhận dạng rủi ro của công ty được thực hiện với nhiều phương pháp nhưng vẫn không mang lại kết quả cao.
Phân tích và đo lường rủi ro: Việc phân tích rủi ro được công ty chú trọng thực
hiện hơn nên kết quả khá khả quan. Công ty phân tích những rủi ro chính, thường gặp và có mức độ thiệt hại lớn để từ đó tìm hiểu được các nguyên nhân xuất phát từ người quản trị hay lao động, từ quá trình làm việc không được giám sát chặt chẽ hay
lao động không tuân thủ quy định, dự án không phù hợp với nhà thầu hay chưa được đầu tư đúng mức... Công ty tiếp tục đo lường, đánh giá rủi ro để có những phương án quản trị rủi ro kịp thời.
Kiểm soát và tài trợ rủi ro: Công ty khá chú trọng việc đối phó với nhiều loại
rủi ro trong công tác lập kế hoạch, dự tính chi phí, dự đoán sự thay đổi công nghệ, sự thay đổi cơ cấu tổ chức ... Tuy nhiên việc kiểm soát rủi ro còn mang tính thủ tục, chưa thực sự được chú trọng, chưa có các kế hoạch xây dựng, triển khai thường xuyên các biện pháp phòng và chống rủi ro. Quỹ phòng chống rủi ro không được lập thường xuyên. Trong khi hầu hết các dự án trên đều đòi hỏi lượng tiền vốn, vật tư và lao động lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.