Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu QUảN TRị rủi RO tài CHÍNH của CÔNG TY cổ PHầN đầu tư THế GIớI DI ĐộNG (Trang 99 - 107)

2. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài luận văn ở trong và ngoài nước

3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước cần tạo điều kiện để các ngân hàng cung ứng sản phẩm phái sinh cần nâng cao năng lực, trình độ, phát triển hệ thống thông tin quản lý của mình để cung cấp được các hợp đồng phái sinh tài chính tốt nhất cho doanh nghiệp.

Cần đa dạng hoá các công cụ tài chính phái sinh hơn nữa để phù hợp hơn nữa nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay. Ví dụ cụ thể như ngân hàng Vietcombank đối với hợp đồng quyền chọn lãi suất có 4 lựa chọn như sau:

+ Trần lãi suất: Trần lãi suất là hợp đồng trong đó bên mua (doanh nghiệp) sẽ nhận được một khoản tiền định kì từ bên bán (Vietcombank) nếu lãi suất thả nổi tham chiếu vượt trên một mức lãi suất được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.

Lợi ích: Giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tăng lãi suất bằng cách lựa chọn một mức lãi suất tối đa phải trả. Chi phí của doanh nghiệp chỉ giới hạn trong mức phí phải trả cho người bán. Ngoài ra, doanh nghiệp không bị ràng buộc bởi bất cứ cam kết nào.

+ Sàn lãi suất: Sàn lãi suất là hợp đồng trong đó bên mua (doanh nghiệp) sẽ nhận được một khoản tiền định kì từ bên bán (Vietcombank) nếu lãi suất thả nổi tham chiếu xuống dưới mức lãi suất được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.

Lợi ích: Giúp cho doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro giảm lãi suất bằng cách “mua bảo hiểm” nếu lãi suất giảm xuống dưới mức đó. Chi phí của doanh nghiệp chỉ giới hạn trong mức phí phải trả cho người bán. Ngoài ra, doanh nghiệp không bị ràng buộc bởi bất cứ cam kết nào.

+ Collars: Đây là hợp đồng trong đó doanh nghiệp thực hiện đồng thời hai giao dịch, bao gồm mua một trần lãi suất và bán một sàn lãi suất, với cùng lãi suất thả nổi tham chiếu, thời hạn và khoản tiền danh nghĩa.

Lợi ích: Việc mua trần lãi suất giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tăng lãi suất. Việc bán sàn lãi suất giúp doanh nghiệp có thêm thu nhập.

+ Reverse Collars: Đây là hợp đồng trong đó doanh nghiệp thực hiện đồng thời hai giao dịch, bao gồm mua một sàn lãi suất và bán một trần lãi suất, với cùng lãi suất thả nổi tham chiếu, thời hạn và khoản tiền danh nghĩa.

Lợi ích: Việc mua sàn lãi suất giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro giảm lãi suất. Việc bán trần lãi suất giúp doanh nghiệp có thêm thu nhập.

Các Ngân hàng cung ứng các sản phẩm phái sinh cần giảm chi phí giao dịch liên quan để mua/bán công cụ tài chính phái sinh nhằm tăng sức hấp dẫn đối với doanh nghiệp khi tham gia sử dụng công cụ tài chính phái sinh.

Kết luận chương 3

Hệ thống các giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính được thiết lập trên cơ sở thực trạng quản trị rủi ro tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động

Thứ nhất, nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung công tác quản trị rủi ro tài chính của Công ty;

Thứ hai, một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tài chính trong hoạt động của Công ty;

Thứ ba, một số giải pháp bổ trợ như: nâng cao nhận thức về rủi ro và quản tri rủi ro trong kinh doanh cho ban lãnh đạo và nhân viên, thiết lập bộ máy chuyên trách về quản trị rủi ro tại công ty,...

Cuối cùng là một số khuyến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.

KẾT LUẬN ---

.

---

Mặc dù không ai muốn nhưng thực tế rủi ro vẫn cứ luôn song hành trong cuộc sống nói chung và trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói riêng, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn, bất ổn như hiện nay. Công ty luôn mong muốn sao cho với chi phí bỏ ra thấp nhất trong thời gian cho phép nhưng đạt được doanh thu cao nhất và lợi nhuận thu được ở mức tối đa, tức là đồng nghĩa với việc hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

Qua việc phân tích rủi ro tài chính tại công ty, có thể nhận thấy rằng, rủi ro tài chính của công ty đang ở mức cao nhưng vẫn đang nằm ở mức khống chế được. Nguyên nhân chính của rủi ro tài chính của công ty là sử dụng nợ quá nhiều trong cơ cấu vốn, khiến cho hoạt động của công ty phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn này. Đề tài cũng đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tài chính tại công ty. Công ty cần nhanh chóng giải quyết các vấn đề trên để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn.

Trong thời gian thực hiện luận văn thạc sỹ này, em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được để thực hiện tốt đề tài. Tuy nhiên, do trình độ kiến thức và khả năng trình bày còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy Cô trong khoa để em có thể hoàn thiện kiến thức bản thân và có được những kinh nghiệm quý giá trong công việc sau này.

Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Tuấn Anh và em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty cùng các cô, chú, anh, chị tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động đã giúp em hoàn thành đề tài này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập,

đọc, kiểm tra, phân tích Báo cáo tài chính, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

2. Đặng Thị Việt Đức (2015), “Phân tích tính linh hoạt tài chính doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính, (số tháng 6).

3. Đinh Văn Đức (2009), Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp

nhỏ và vừa ở Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Lê Văn Luyện, Vũ Thị Hậu (2011), “Rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ - Nguy cơ tiềm tàng của khủng hoảng tài chính”,

Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, (số 115)

5. Vũ Minh (2013), “Rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, tập 29, (số 3), 53-60.

Tiếng Anh

1. C. Arthur Wiliams. JR, Michael L. Smith, Peter C. Young (1998), Risk Management and Insurance, Irwin Mc Graw – Hill.

2. Hasnah Haron; Saniza Binti Said; K. Jayaraman (2013), Factors

Influencing Small Medium Enterprises (SMES) in Obtaining Loan, International

Journal of Business and Social Science, Vol. 4 No. 15

3. Joanna Błach (2010), Financial Risk Identification based on the Balance

Sheet Information, mezinárodní konference Řízení a modelování finančních rizik

VŠB-TU Ostrava, Ekonomická fakulta, katedra Financí

4. Wahlen J.M., Baginski S.P., Bradshaw M.T. (2011), Financial

Reporting, Financial Statement Analysis and Valuation: A Strategic Perspective,

ro tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động để làm cơ sở cho bài khóa luận tốt nghiệp. Kính mong nhận được sự giúp đỡ từ ông/bà tại quý công ty, những thông tin mà ông/bà cung cấp là nguồn tài liệu quan trọng và hữu ích cho bài khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn!

I. Thông tin cá nhân

1. Họ và tên:

2. Chức vụ:

II. Thực trạng các rủi ro kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động

Câu 1: Theo ông/bà, hoạt động kinh doanh của công ty hiện nay có gặp phải

những rủi ro không?

A. Rất nhiều rủi ro C. Ít rủi ro

B. Nhiều rủi ro D. Không gặp rủi ro nào

Câu 2: Theo ông/bà công tác thu thập thông tin của khách hàng của công ty

hiện nay như thế nào?

A. Rất cần thiết C. Không cần thiết

B. Cần thiết

Câu 3: Theo ông/bà công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh của công ty hiện

nay như thế nào?

A. Rất tốt C. Bình thường

B. Tốt D. Kém

Câu 4: Theo ông/bà công tác quản trị rủi ro có thật sự cần thiết trong công ty

không?

A. Rất cần thiết

B. Cần thiết

C. Bình thường

nên áp dụng những biện pháp nào sau đây?

A. Giảm thiểu rủi ro

B. Né tránh rủi ro

C. Ngăn ngừa rủi ro

D. Cả 3 biện pháp trên

Câu 6: Theo ông/bà việc giải quyết những rủi ro trong hoạt động kinh doanh

của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động xảy ra như thế nào?

A. Giải quyết nhanh chóng, kịp thời

B. Giải quyết chậm

C. Bị động, lung túng không có sẵn phương án giải quyết

Câu 7. Nhận định của ông/bà về tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong hoạt

động kinh doanh của công ty?

A. Rất quan trọng

B. Khá quan trọng

C. Không quan trọng

III.Thực trạng thực hiện các nguyên tắc quản trị rủi ro tại công ty

1. Theo ông/bà thực trạng thực hiện nguyên tắc quản trị rủi ro phải hướng vào mục tiêu phòng ngừa và khắc phục hậu quả rủi ro của công ty như thế nào?

A. Tốt

B. Bình thường

C. Chưa tốt

2. Theo ông/bà thực trạng thực hiện nguyên tắc quản trị rủi ro gắn với trách nhiệm của nhà quản trị của công ty như thế nào?

A. Tốt

B. Bình thường

C. Chưa tốt

3. Theo ông/bà thực trạng thực hiện nguyên tắc quản trị rủi ro gắn với tổ chức của công ty như thế nào?

IV.Thực trạng thực hiện các quy trình quản trị rủi ro tại công ty

1. Theo ông/bà công ty thực hiện nhận dạng rủi ro như thế nào?

A. Tốt

B. Bình thường

C. Chưa tốt

2. Theo ông/bà công ty thực hiên phân tích và đo lường rủi ro như thế nào?

A. Tốt

B. Bình thường

C. Chưa tốt

3. Theo ông/bà công ty thực hiện kiểm soát và tài trợ rủi ro như thế nào?

A. Tốt

B. Bình thường

C. Chưa tốt

V.Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động

Mức độ ảnh hưởng đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5 1 là không ảnh hưởng

2 là ít ảnh hưởng

3 là ảnh hưởng bình thường 4 là ảnh hưởng khá nhiều 5 là ảnh hưởng rất nhiều

1 Nhân tố kinh tế

2 Nhân tố pháp luật

3 Nhân tố thiên nhiên

4 Nhân tố khoa học công nghệ

2. Theo ông/bà mức độ ảnh hưởng của các nhân tố môi trường vi mô đến công tác quản trị rủi ro tại công ty như thế nào?

STT Các nhân tố

1 Nhân tố khách hàng

2 Nhân tố nhà cung cấp

3 Nhân tố đối thủ cạnh tranh

Để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty ông/bà có những ý kiến đóng góp gì? ……… ……… ……… ……… ……… ……… Những thông tin ông/bà cung cấp rất hữu ích cho khóa luận của tôi, một lần nữa xin chân thành cảm ơn !

doanh?

2. Xin ông/bà hãy cho biết Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động đã có bộ phận chuyên trách thực hiện công tác quản trị rủi ro hay chưa?

3. Xin ông/bà hãy cho biết tình hình thực hiện công tác quản trị rủi ro tại công ty?

4. Xin ông/bà hãy cho biết những thành công và hạn chế mà công ty đã, đang gặp phải trong công tác quản trị rủi ro?

5. Xin ông/bà hãy cho biết trước những thách thức mà công ty đang đối mặt công ty đã có những chính sách quản trị rủi ro như thế nào?

6. Ông/bà có kiến nghị hay đề xuất gì để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty?

Một phần của tài liệu QUảN TRị rủi RO tài CHÍNH của CÔNG TY cổ PHầN đầu tư THế GIớI DI ĐộNG (Trang 99 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w