2. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài luận văn ở trong và ngoài nước
3.2.3. Quan điểm3: Áp dụng các giải pháp quản trị rủi ro thích hợp
Để quản trị được tốt các rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải sử dụng những giải pháp khác nhau nhằm né tránh, giảm thiểu và ngăn ngừa các rủi ro đó. Tuy nhiên, những giải pháp được áp dụng phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
+ Không làm mất đi cơ hội kinh doanh
Mặc dù các rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh là rất nhiều. Nhưng không phải rủi ro nào cũng cần thiết phải né tránh, phải loại bỏ những hoạt động là nguồn gốc gây ra rủi ro. Ngoài ra, rủi ro mang tính bất định và không thể đoán biết được chúng có xảy ra hay không, xảy ra vào lúc nào nên ta hoàn toàn có thể chấp nhận chúng và lựa chọn các giải pháp né tránh rủi ro có thể làm mất đi cơ hội kinh doanh.
+ Không gây khó khăn trở ngại cho hoạt động kinh doanh
Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra các rủi ro cũng như mức độ tổn thất do rủi ro gây ra. Nhưng nếu các giải pháp quản trị
rủi ro được áp dụng bao gồm nhiều yêu cầu, quy định quá rắc rối, phức tạp, nguyên tắc, mất thời gian….thì sẽ làm mất đi tính chủ động, sáng tạo của cán bộ, nhân viên bán hàng. Hơn nữa, các giải pháp này lại trở thành những khó khăn, trở ngại, gây khó chịu cho nhân viên, cán bộ bán hàng khiến họ không muốn thực hiện, làm giảm đi tính hữu ích của các giải pháp quản trị rủi ro. Do vậy, các yêu cầu, quy định thuộc các giải pháp quản trị rủi ro phải xuất phát từ các đòi hỏi thực tế và sự cần thiết cho công tác quản trị. Không nên đề ra các quy định, yêu cầu quá sâu, quá rắc rối, gây cản trở, làm mất đi tính chủ động, sáng tạo của người thực hiện.
Theo xu thế chung của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động xác định quản trị rủi ro là vấn đề cấp thiết của Công ty, là hoạt động đan xen với hoạt động quản trị chiến lược và quản trị tác nghiệp. Do đó không thể xem nhẹ quản trị rủi ro trong kinh doanh, muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả Công ty phải giảm tới mức thấp nhất các rủi ro thiệt hại từ hoạt động kinh doanh qua đó tăng lợi nhuận và nâng cao uy tín của Công ty.
Ban lãnh đạo công ty xác định quản trị rủi ro là yêu cầu bức thiết của hoạt động kinh doanh trong thời kỳ hiện nay và xác định đây là nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới. Trong thời gian tới Công ty sẽ tiếp tục thực hiện và hoàn thiện công tác quản trị rủi ro nhất là việc nhận dạng, phân tích và đánh giá lại các rủi ro tổn thất, từ đó thực hiện kiểm soát và tài trợ rủi ro chính xác hơn. Công ty sẽ đầu tư nhiều hơn cho công tác phòng ngừa rủi ro thông qua việc huy động vốn để mua phương tiện vận chuyển và nâng cấp kho bãi và đào tạo nhân lực, tham khảo ý kiến các chuyên gia về hoạt động quản trị rủi ro.
+ Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro đòi hỏi phải có biện pháp đồng bộ, toàn diện.
Rủi ro luôn rình rập bất ngờ ở mọi lúc mọi nơi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cho dù biện pháp đó có hoàn thiện đến đâu thì cũng không thể nào tránh được hoàn toàn mọi rủi ro, tổn thất xảy ra. Vì vậy cần có biện pháp mang tính đồng bộ, toàn diện để hỗ trợ nhau, bổ sung những mặt mạnh, hạn chế những yếu kém giữa các biện pháp với nhau. Theo quan điểm này nhà quản trị cần xem xét
một cách toàn diện các nguyên nhân của rủi ro để đi đến xây dựng giải pháp đồng bộ, triệt để trong công tác hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh của công ty.
+ Thực hiện phương châm phòng ngừa rủi ro là chính.
Tập trung chú trọng đến công tác ngăn ngừa rủi ro hơn là việc giải quyết hậu quả khi rủi ro xảy ra. Như chúng ta đã biết, việc ngăn ngừa rủi ro dễ dàng hơn và mang lại hiệu quả cao hơn đối với công tác giải quyết hậu quả khi rủi ro xảy ra. Đối với những rủi ro bất khả kháng không có khả năng ngăn ngừa hay các biện pháp ngăn ngừa thường mang lại hiệu quả không cao thì có thể dùng các biện pháp nhằm chủ động hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất mà rủi ro mang lại hoặc sử dụng các biện pháp nhằm chuyển đổi rủi ro, chuyển giao rủi ro cho các đối tượng khác.