Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung công tác quản trị rủi ro tại Công ty

Một phần của tài liệu QUảN TRị rủi RO tài CHÍNH của CÔNG TY cổ PHầN đầu tư THế GIớI DI ĐộNG (Trang 82 - 85)

2. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài luận văn ở trong và ngoài nước

3.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung công tác quản trị rủi ro tại Công ty

Di động

3.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung công tác quản trị rủi ro tại Công tyCổ phần Đầu tư Thế giới Di động Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động

Nhận dạng rủi ro một cách toàn diện

Phần lớn các rủi ro là do các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp tạo ra và không chắc chắn nên không một doanh nghiệp nào có thể nhận dạng được tất cả các rủi ro mà mình có thể gặp phải.

Tuy vậy để hoạt động nhận dạng rủi ro của doanh nghiệp hiệu quả hơn, doanh nghiệp nên thực hiện nhận dạng dựa trên các nguyên tắc quản trị rủi ro như: nguyên tắc hướng vào mục tiêu, nguyên tắc quản trị rủi ro gắn với trách nhiệm của nhà quản trị và nguyên tắc quản trị rủi ro, gắn với tổ chức.

Thực hiện nhận dạng rủi ro theo nguyên tắc hướng vào mục tiêu, nhà quản trị rủi ro tiến hành nhận dạng càng nhiều càng tốt, các rủi ro có thể xảy ra trước và trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh doanh của công ty đồng thời xác định các rủi ro có thể xảy ra sau quá trình thực hiện mục tiêu, khiến công ty không bảo quản được các thành quả của mình.

Doanh nghiệp cần xác định các bên liên quan đến doanh nghiệp của mình như: nhà cung cấp, đối tác, khách hàng, công chúng, cơ quan quản lí nhà nước…xác

định đặc điểm, vai trò và mức độ ảnh hưởng của các bên liên quan đến doanh nghiệp, từ đó nhận dạng các rủi ro có thể xảy ra liên quan đến các đối tượng này.

Nhà quản trị của doanh nghiệp cần chú trọng tới phương pháp nhận dạng dựa trên việc tổng hợp các rủi ro mà doanh nghiệp đã gặp phải trước đây để nhận dạng chính xác nhất các rủi ro có thể lặp lại trong quá trình kinh doanh hiện tại và tương lai.

Phân tích rủi ro căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng

Công ty nên tập trung vào việc trả lời các câu hỏi như: Điều kiện và nhân tố nào khiến rủi ro xảy ra? Nguyên nhân khiến các rủi ro xảy ra? Và hiện tại có tồn tại nguy cơ của các rủi ro này không?

Để trả lời các câu hỏi này nhà quản trị cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau dựa trên các cơ sở con người, phương tiện kĩ thuật.

Dựa trên cơ sở con người, nhà quản trị cần phân tích trình độ của nhân viên và người lao động, phân tích kĩ năng làm việc, có thể kiểm tra để đánh giá mức độ phạm lỗi trong các nghiệp vụ.

Dựa trên cơ sở kĩ thuật mà việc phân tích các kĩ thuật chế tạo sản phẩm, các kĩ thuật thực hiện của nhân viên nhằm xác định lỗi, mức độ vi phạm và nguyên nhân.

Công ty có thể thiết lập một bảng các chỉ tiêu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và mức độ ảnh hưởng của chúng trên cơ sở đó phân tích được nguyên nhân và nguy cơ xảy ra rủi ro cho công ty

Bảng 3.2. Các nhân tố chủ yếu và mức độ ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro của công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động

STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đo lường các rủi ro kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định và phân loại các rủi ro theo 2 tiêu thức chủ yếu là tần số và biên độ của rủi ro.

Việc xác định mức độ rủi ro cần áp dụng các phương pháp định lượng và định tính trên cơ sở xem xét cả quá trình nghiệp vụ chứ không đơn thuần trong phạm vi 1 quy trình hay 1 bước thực hiện.

Việc xác định tần số các rủi ro cần dựa vào các dữ liệu thống kê trong quá khứ của doanh nghiệp.

Nhà quản trị có thể đánh giá mức độ tổn thất do rủi ro gây nên bằng việc định lượng thiệt hại vật chất một cách chính xác qua việc thống kê các số liệu tổng hợp đã có trước đây và định tính thiệt hại về uy tín của doanh nghiệp qua vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Để làm được điều này nhà quản trị doanh nghiệp cần phải đào tạo một cách chuyên sâu về kiến thức quản trị rủi ro trong kinh doanh.

Ban lãnh đạo của công ty có thể áp dụng bảng đo lường rủi ro cho các nhân tố ảnh hưởng.

Ví dụ như bảng dưới đây là tần số xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của rủi ro đến từ nhà cung cấp

Bảng 3.3. Tần số xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của rủi ro từ nhà cung cấp

Rủi ro tài chính

Tăng cường kiểm soát và tài trợ rủi ro

Để kiểm soát các rủi ro, việc quan trọng là làm sao loại bỏ được các mối hiểm họa và mối nguy hiểm để rủi ro không xảy ra. Do đó nhà quản trị cần xác định mối nguy hiểm, mối hiểm họa và nguy cơ để có thể loại bỏ chúng và có biện pháp né tránh kịp thời. Đối với từng nhóm rủi ro thì sự kiểm soát là khác nhau. Để thuận lợi cho quá trình kiểm soát nhà quản trị có thể phân loại các nhóm rủi ro thành các nhóm như: nhóm rủi ro có thể loại bỏ, nhóm rủi ro né tránh, nhóm rủi ro có thể giảm thiểu, nhóm rủi ro có thể phân tán.

Từ việc phân loại các nhóm rủi ro trên, khi có rủi ro xảy ra, nhà quản trị có thể xác định các biện pháp tài trợ rủi ro một cách hiệu quả hơn. Dựa vào tình hình tài chính của công ty hiện nay, đối với những rủi ro gây tổn thất ít doanh nghiệp có thể áp dụng biện pháp tự tài trợ hoàn toàn. Tuy nhiên, công ty có thể gặp phải tình thế bị động đối với những tổn thất lớn do quỹ tài trợ rủi ro còn hạn chế. Vì thế doanh nghiệp cần chú trọng vào biện pháp phân tán và chuyển giao rủi ro. Đối với những hợp đồng nhập khẩu có giá trị lớn, doanh nghiệp phải mua bảo hiểm vận chuyển cho hàng hóa của mình. Khi đó rủi ro sẽ được chuyển giao cho công ty bảo hiểm.

Công ty nên lập quỹ dự trù tài trợ rủi ro từ năm 2017 đến năm 2020 với mức 8-10% doanh thu.

Một phần của tài liệu QUảN TRị rủi RO tài CHÍNH của CÔNG TY cổ PHầN đầu tư THế GIớI DI ĐộNG (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w