Đo lường rủi ro tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động

Một phần của tài liệu QUảN TRị rủi RO tài CHÍNH của CÔNG TY cổ PHầN đầu tư THế GIớI DI ĐộNG (Trang 61 - 66)

2. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài luận văn ở trong và ngoài nước

2.2.2. Đo lường rủi ro tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động

Để đo lường rủi ro trong hoạt động kinh doanh, công ty đã sử dụng cả phương pháp định lượng và phương pháp định tính để đánh giá rủi ro.

* Phương pháp định lượng mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh:

Công ty theo dõi và quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh theo tiêu chí các loại rủi ro xảy ra trong hoạt động kinh doanh, do đó có thể dựa vào các số liệu thống kê và số lần xảy ra các sự cố để xác định tần số rủi ro theo mỗi loại rủi ro.

Hàng quý và vào ngày 31/12, các cán bộ nhân viên công ty tổng kết phân loại các rủi ro xảy ra theo môi trường kinh doanh. Xác định số lần xảy ra rủi ro và tổn thất gây ra bằng cách xác định số tiền quy đổi đã bị mất đi và có khả năng đạt được nhưng không đạt được, từ đó tính ra tỷ lệ phần trăm rủi ro giữa các loại rủi ro đó để đưa ra phương pháp hạn chế rủi ro cho mỗi loại.

Từ nguồn báo cáo của công ty ta thấy, trong giai đoạn 2014 - 2016 tại công ty loại rủi ro xảy ra nhiều nhất trong hoạt động kinh doanh là: rủi ro tín dụng, lãi suất và rủi ro Thị trường. Sở dĩ, hai loại rủi ro này xảy ra với tỷ lệ % khá cao là bởi công ty chưa tìm hiểu kỹ về nhà cung cấp, chưa nghiên cứu kỹ hợp đồng dẫn đến bị hớ về giá cả hay bị thiệt trong điều khoản phải chịu chi phí vận chuyển hàng hóa… Còn rủi ro Thị trường là do công ty không giành quyền chủ động chọn nhà chuyên chở hay chọn nhà chuyên chở chưa có uy tín … Do vậy, các cán bộ công ty cần bồi dưỡng nghiệp vụ nhiều hơn nữa để phục vụ cho công việc nghiên cứu hợp đồng, có kinh nghiệm trong việc tìm hiểu rõ về nhà cung cấp và nhà chuyên chở.

Bảng 2.13: Cơ cấu rủi ro của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động giai đoạn 2014 - 2016

TT Chỉ tiêu

1 RR tín dụng, lãi suất

2 RR biến động lãi vay, tỷ giá hối đoái

3 RR Thị trường

4 RR thanh khoản

Cộng

(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động) *Phương pháp định tính xác định mức độ rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động kinh doanh

Công ty sử dụng phương pháp định tính để xác định mức độ rủi ro xảy ra trong hoạt động kinh doanh trong trường hợp là các rủi ro khó đo lường hay khi môi trường kinh doanh thay đổi, vì trong các trường hợp này sử dụng phương pháp định tính sẽ cho kết quả nhanh hơn phương pháp định lượng.

Các cán bộ nhân viên phòng kinh doanh sử dụng phương pháp định tính đều phải thực hiện lần lượt các bước sau: liệt kê và đánh giá định kỳ các rủi ro, chấm điểm các rủi ro dựa trên các tiêu chí: mức độ nghiêm trọng, tần số phát sinh, thời điểm có khả năng phát sinh…

Công ty thực hiện chấm điểm thông qua việc xác định mức độ nghiêm trọng của hợp đồng mua hàng đó, phụ thuộc vào giá trị hợp đồng kinh doanh, được phân ra 3 mức như sau:

Nếu giá trị hợp đồng dưới 100 triệu đồng mà có nguy cơ xảy ra rủi ro thì xếp vào mức độ nghiêm trọng thấp.

xếp vào mức độ nghiêm trọng trung bình.

Nếu giá trị hợp đồng trên 500 triệu đồng mà có nguy cơ xảy ra rủi ro thì xếp vào mức độ cao.

Thông qua việc chấm điểm, tập hợp và đưa ra các chỉ tiêu để theo dõi sự biến đổi của rủi ro.

Bảng 2.14: Kết quả đánh giá các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động giai đoạn 2014 - 2016

TT Chỉ tiêu

1 RR tín dụng, lãi suất

2 RR biến động lãi vay, tỷ

giá hối đoái

3 RR Thị trường

4 RR thanh khoản

(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động)

Để đưa ra được báo cáo như bảng trên, công ty đã kết hợp đồng thời cả phương pháp định lượng và phương pháp định tính. Từ bảng phân tích mức độ

nghiêm trọng và tần số đo lường rủi ro này, các cán bộ nhân viên sẽ phân tích tổng hợp, dựa vào một số kinh nghiệm và những cảm quan của người thực hiện hoạt động kinh doanh để dự đoán, dự báo rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Phương pháp này thường áp dụng đối với loại rủi ro tín dụng, lãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro Thị trường.

2.2.3. Kiểm soát rủi ro trong Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động

Kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh là việc lựa chọn các biện pháp thích hợp để phòng ngừa rủi ro. Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động đã sử dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:

a.Né tránh rủi ro

tránh rủi ro một cách tuyệt đối. Trong hoạt động kinh doanh tại công ty, các cán bộ đã thực hiện biện pháp né tránh rủi ro trong các trường hợp như: không ký kết hợp đồng với những đối tác đang có vấn đề về tài chính...Phương pháp này được các cán bộ công ty áp dụng trong những tháng cuối năm 2015 và năm 2016, khi tình hình tài chính toàn cầu trở nên nghiêm trọng

b.Chấp nhận rủi ro

Chấp nhận rủi ro là việc sẵn sàng đương đầu khi rủi ro xảy ra. Trước đây, công ty hầu như không chọn phương pháp chấp nhận rủi ro để khắc phục rủi ro. Nhưng đến năm 2014, công ty cũng đã phải chọn phương pháp chấp nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình để phục vụ kế hoạch kinh doanh. Bởi các công ty kinh doanh điện tử - điện lạnh đã mọc lên rất nhiều, giá cả trở nên hết sức cạnh tranh.

Phương pháp này cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng của cán bộ công ty, sẽ nhập lô hàng hóa với khối lượng lớn để dự trữ hay tính chi phí rủi ro do dự trữ hàng hóa ngay từ khi tham gia ký kết hợp đồng.

c.Chuyển giao hoặc chia sẻ rủi ro:

Chuyển giao hoặc chia sẻ rủi ro là việc nhằm giảm bớt phần rủi ro mình không muốn gánh chịu sang những chủ thể khác sẵn sàng nhận thêm rủi ro để đổi lấy một khoản thu nhập.

Để tránh rủi ro do giá cả biến động, công ty đã ký hợp đồng dài hạn với giá cố định. Như vậy, công ty sẽ hạn chế được rủi ro do giả cả hàng hóa tăng, giá tăng thì công ty sẽ không phải chịu rủi ro lớn, như thế rủi ro đã được chia sẻ giữa công ty và bên bán.

Phương pháp này cần sự linh hoạt, sáng tạo của các cán bộ nhân viên công ty và sự thông suốt của các cấp lãnh đạo. Do đó, đòi hỏi trình độ của các cán bộ nhân viên phải ngày càng cao hơn nữa.

d.Giảm thiểu rủi ro

Giảm thiểu rủi ro là biện pháp nhằm kiểm soát, giảm thiểu thiệt hại một khi rủi ro xảy ra.

Trong những năm qua, tại công ty thường sử dụng nhiều phương pháp giảm thiểu rủi ro để không làm ảnh hưởng đến uy tín của mình. Trong trường hợp rủi ro xảy ra, công ty sẽ tiến hành thương lượng với các đối tác nhằm làm giảm tổn thất mà lại không mất đi các khách hàng tiềm năng. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất tại công ty trong giai đoạn 2014 - 2016.

Một phần của tài liệu QUảN TRị rủi RO tài CHÍNH của CÔNG TY cổ PHầN đầu tư THế GIớI DI ĐộNG (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w