Một số giải pháp bổ trợ khác

Một phần của tài liệu QUảN TRị rủi RO tài CHÍNH của CÔNG TY cổ PHầN đầu tư THế GIớI DI ĐộNG (Trang 94 - 97)

2. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài luận văn ở trong và ngoài nước

3.3.3. Một số giải pháp bổ trợ khác

Nâng cao nhận thức về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh cho ban

lãnh đạo và nhân viên của công ty

Do doanh nghiệp chưa có ban quản trị riêng về công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh, nên trước tiên muốn thực hiện quản trị rủi ro chuyên nghiệp và hệ thống thì đội ngũ nhà quản trị và các nhân viên của doanh nghiệp cần được đào tạo chuyên nghiệp về rủi ro và quản trị rủi ro kinh doanh.

Khả thi nhất là doanh nghiệp tiến hành mời những chuyên gia về quản trị rủi ro về để bồi dưỡng kiến thức cho nhà quản trị và nhân viên hoặc doanh nghiệp có thể đăng ký một số khóa học về quản trị rủi ro do các trường đại học hoặc các tổ chức trong và ngoài nước tổ chức.

Thiết lập bộ máy chuyên trách về quản trị rủi ro tại công ty

Để có thể phát huy tối đa hiệu quả của công tác quản trị rủi ro thì doanh nghiệp cần lập ra một đội ngũ chuyên trách về công tác quản trị rủi ro. Tuy nhiên,

công ty chưa thiết lập bộ máy này gặp nhiều hạn chế. Công ty có thể đào tạo chuyên sâu cho một cán bộ của doanh nghiệp về công tác quản trị rủi ro, đồng thời bồi dưỡng kiến thức về công tác này cho tất cả nhân viên trong doanh nghiệp, để tất cả các thành viên trong doanh nghiệp có thể hợp tác với người cán bộ đó trong quá trình triển khai công tác quản trị rủi ro tại doanh nghiệp mình

Áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 31000 về quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Gồm 3 tiêu chuẩn:

ISO 31000:2009 – nguyên tắc và hướng dẫn thực hiện ISO 31010:2009 – Quản lí rủi ro, kĩ thuật đánh giá

ISO/IEC 73 – quản lí rủi ro, từ vựng

Bộ tiêu chuẩn hóa này được tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành vào ngày 18 tháng 11 năm 2009. Bộ tiêu chuẩn hóa này ra đời với mục đích giúp tất cả các doanh nghiệp về những nguyên tắc và hướng dẫn cụ thể trong quá trình quản trị rủi ro một cách hiệu quả. Và thể hiện cụ thể ở những điểm sau:

Tăng khả năng đạt được mục tiêu của doanh nghiệp

Khuyến khích nhà quản trị chủ động quản lí

Nhận thức được sự cần thiết để xác định và xử lí rủi ro trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Cải thiện quá trình xác định những cơ hội và thách thức đe dọa đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tuân thủ các yêu cầu pháp lí, các quy định và tiêu chuẩn quốc tế có liên quan. Cải thiện báo cáo tài chính

Cải thiện quá trình quản trị hệ thống

Năng cao sự tin tưởng của các bên liên quan như khách hàng, nhà cung cấp, đối tác…

Cải thiện phương pháp quản lí có hiệu quả

Phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để xử lí các rủi ro khi chúng xảy ra Cải thiện công tác phòng chống mất mát và quản lí sự cố

Cải thiện quá trình tổ chức và rút ra bài học kinh nghiệm

Cải thiện khả năng phục hồi của tổ chức

Bộ tiêu chuẩn trên có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, hiệp hội cộng đồng, nhóm, hoặc cá nhân và được áp dụng cho tất cả các loại rủi ro cho dù bản chất của nó là tích cực hay tiêu cực. Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động có thể tham khảo bộ tiêu chuẩn này để áp dụng trong công tác quản trị rủi ro của mình.

Áp dụng công cụ quản trị rủi ro hiện đại ERM (quản trị rủi ro doanh nghiệp –Enterprise Risk Management)

ERM là một hệ thống quản lí rủi ro doanh nghiệp, là khả năng của doanh nghiệp trong việc quản lí tình trạng không chắc chắn trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp giảm thiểu nguy cơ và rủi ro một cách hiệu quả hơn, đồng thời tối đa hóa cơ hội cho doanh nghiệp.

ERM được sử dụng để xác định những rủi ro, lợi hóa các tác động, điều tra nguyên nhân và quản lí những tác động do rủi ro mang lại. ERM có thể ứng dụng trong nhiều ứng dụng từ phân tích chỉ số tín dụng, thị trường chứng khoán tới những tác động đến doanh nghiệp khi danh tiếng bị đe dọa.

Quy trình này gồm những bước sau:

Bước 1: Xác định rủi ro Bước 2: Lượng hóa rủi ro. Bước 3: Điều tra nguyên nhân.

Bước 4: Đưa ra phương pháp giải quyết rủi ro. Bước 5: Quản lý và giám sát.

ERM là một tập hợp quy trình và thủ tục chịu sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị, bị chi phối bởi bộ phận quản lý điều hành và nhân sự khác trong doanh nghiệp.

Áp dụng ERM trong quản tri rủi ro kinh doanh lĩnh vực máy tính, điện tử tin học, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động sẽ có thể đạt được những mục đích sau:

- Cải thiện sự hiểu biết của ban quản trị đối với rủi ro trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

- Doanh nghiệp có thể đa dạng hóa lợi ích một cách hiệu quả để tối đa hóa lợi nhuận thu được từ vốn đầu tư, tức là nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn và nhân lực.

- Doanh nghiệp được chuẩn bị trước để có biện pháp quản lý, đáp ứng với trường hợp tích tụ yếu tố tiềm tàng để xảy ra rủi ro.

- Doanh nghiệp được phép tập trung vào hoạt động làm ra lợi nhuận và từ bỏ hoạt động làm ăn không có lãi.

- Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm vốn và tiến tới không cần bổ sung vốn đối với hoạt động hiện tại.

- Doanh nghiệp sẽ thấy hiệu quả mang lại nhờ vào ERM mà không cần chờ vào kết luận kiểm tra của các cơ quan điều tiết hay kiểm toán.

- Cho phép doanh nghiệp phân loại khách hàng của mình căn cứ vào độ rủi ro của khách hàng từ hồ sơ đánh giá rủi ro và sử dụng các công cụ tính toán để phản ánh mức độ rủi ro cho từng khách hàng.

Trong điều kiện kinh doanh ngày càng phức tạp và khó dự đoán, sự không chắc chắn hay rủi ro luôn tồn tại và luôn đe dọa đến hoạt động kinh doanh máy tính, điện tử tin học của doanh nghiệp, thêm vào đó là phương hướng mục tiêu của doanh nghiệp là mở rộng thị trường và trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu

ở nước ta về lĩnh vực máy tính, linh kiện điện tử, server. Do đó về dài hạn, doanh nghiệp nên nghiên cứu và áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 31000 và hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp. Với những lợi ích mà hai công cụ này có thể mang lại, chắc chắn hoạt động quản trị rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp sẽ chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu QUảN TRị rủi RO tài CHÍNH của CÔNG TY cổ PHầN đầu tư THế GIớI DI ĐộNG (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w